11:13 EDT Thứ ba, 16/04/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 63

Máy chủ tìm kiếm : 7

Khách viếng thăm : 56


Hôm nayHôm nay : 37835

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 908574

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 24127097

Biểu mẫu

Cổng thông tin HSSV

Quản lý đào tạo

Thư viện điện tử

Thư viện điện tử

Đánh giá KNN quốc gia

Đánh giá kỹ năng nghề quốc gia

Lịch thi kết thúc MH, MĐ

Lịch thi
Tuyển sinh Daikin

Phần mềm QLVB

Phần mềm QLVB

Sổ tay HSSV

Sổ tay HSSV

Cổng thông tin giảng viên

Cổng thông tin giảng viên

BCEC E-Learning

BCEC E - Learning

Hỗ trợ học sinh sinh viên

Ban cố vấn HSSV

Phần mềm điểm danh

Phần mềm điểm danh

Trang nhất » Tin Tức » Tài nguyên

Câu chuyện "thầy" và "thày"

Thứ tư - 09/03/2016 21:36

Trong xưng hô tại trường, trong văn bản của trường (lịch giảng dạy/thời khóa biểu), sách báo gần đây nhiều người gọi , "thầy" nhiều hơn là gọi "thày".
Trong tiếng Việt, "thầy" và "thày" đều được sử dụng, tùy theo vùng miền, theo thời gian. Với tôi, tiếng Việt phía bắc trước nay sử dụng chữ "thày" phổ cập, từ rất lâu đời.
Ca dao.
"Không thày, đố mày làm nên." Chữ “thày” ở đây vần với chữ “mày”.
Chữ "mày" cũng vậy, phổ cập phía bắc từ cổ xưa. Phía miền trung và nam, gọi "mầy", và cũng gọi “thầy”.
Ca dao.
"Học thày, không tày học bạn". Chữ “thày” ở đây vần với chữ “tày”.
Chữ "tày" cũng vậy, phổ cập phía bắc từ cổ xưa. Phía miền trung và nam, gọi "tầy".
Chữ "tày" nghĩa là "bằng với". Nói “tội tày trời", nghĩa là tội lớn như trời. Không thấy người Việt nói “tài tày trời”, “công tày trời”, “đức tày trời”... Nghĩa là bảng chân lý văn hóa cho chê, ghét tha hồ, bằng cả trời, cho bõ lòng căm tức, nhưng khen bằng trời thì không được, phạm húy trời. Chê ghét được cổ súy hơn khen mến.
Tôi xưa nay vẫn dùng chữ "thày", "mày", "tày" của phía bắc. Rất tiếc là nhiều tờ báo cứ thấy chữ “thày” thì đương nhiên xóa đi, thay nó bằng chữ “thầy”.
Về lịch sử, tiếng Việt vốn lớn lên (cả) từ vùng đồng bằng sông Hồng, chữ “thày” còn được dùng gọi người sinh ra mình mà hiện nay giới trẻ gọi là “bố” còn các thế hệ xưa kia gọi “cha”.
Tôi nghĩ nên sử dụng cả hai cách phát âm, cả "thày", "mày", "tày" và cả "thầy", "mầy", "tầy". Quan trọng hơn hết, là không độc đoán xóa đi chữ "thày" của cả ngàn năm.
Tại sao vậy? Vấn đề không đơn thuần là “thói quen”, hay là “gu” trong trường hợp này: bởi lẽ ngôn ngữ là kí ức của một cộng đồng, kí ức đó không chỉ đơn giản là “kỉ niệm”, nó còn là chìa khóa để giúp con người lần lại các kí ức khác, giúp giải mã các kí ức khác.
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin cũ hơn

 

Tuyển dụng

Tuyển dụng

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Tổng cục GDNN

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

Bộ NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BCEC - Nơi niềm tin tỏa sáng

Nơi niềm tin tỏa sáng

Ban liên lạc cựu HSSV

Ban liên lạc cựu HSSV 2021

Đăng ký thi chứng chỉ tin học

Đăng ký thi chứng chỉ UDCNTT

Tuyển sinh đào tạo sơ cấp

Tuyển sinh đào tạo sơ cấp

50 Năm xây dựng và PT

50 năm xây dựng và phát triển
CSDL Quốc gia

CLB tiếng Anh BCEC

CLB tiếng Anh BCEC
Đăng ký tuyển sinh năm 2023
Tuyển sinh năm 2024

CLB sáng tạo, khởi nghiệp

Câu lạc bộ sáng tạo, khởi nghiệp BCEC

CLB bóng đá HSSV

CLB bóng đá HSSV