00:38 EDT Thứ sáu, 19/04/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 130

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 128


Hôm nayHôm nay : 13785

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 974960

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 24193483

Biểu mẫu

Cổng thông tin HSSV

Quản lý đào tạo

Thư viện điện tử

Thư viện điện tử

Đánh giá KNN quốc gia

Đánh giá kỹ năng nghề quốc gia

Lịch thi kết thúc MH, MĐ

Lịch thi
Tuyển sinh Daikin

Phần mềm QLVB

Phần mềm QLVB

Sổ tay HSSV

Sổ tay HSSV

Cổng thông tin giảng viên

Cổng thông tin giảng viên

BCEC E-Learning

BCEC E - Learning

Hỗ trợ học sinh sinh viên

Ban cố vấn HSSV

Phần mềm điểm danh

Phần mềm điểm danh

Trang nhất » Tin Tức » Tin trong nước và quốc tế

Bằng đại học có thể không phân biệt chính quy và tại chức

Chủ nhật - 26/11/2017 21:44

    Ngày 24/11, Vụ trưởng Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Nguyễn Thị Kim Phụng cho biết, 36/73 điều của Luật Giáo dục đại học năm 2012 đã được Bộ đề xuất sửa đổi. Sau 5 năm thực hiện, luật đã bộc lộ những bất cập.

    Một thay đổi lớn trong dự thảo sửa đổi bổ sung Luật Giáo dục đại học là "không phân biệt bằng đại học chính quy hay tại chức". Theo đó, tên loại hình đào tạo sẽ không được ghi trên bằng tốt nghiệp đại học như hiện nay. Ở điều 6 dự thảo luật, cách gọi hình thức đào tạo chính quy và tại chức (hệ vừa học vừa làm, giáo dục thường xuyên) được chuyển thành tập trung và không tập trung.

    "Hai loại hình này chỉ khác nhau phương thức đào tạo, còn chuẩn về chương trình, giáo viên, chuẩn đầu ra và văn bằng tốt nghiệp sẽ giống nhau", bà Phụng nói. Lãnh đạo Bộ Giáo dục cho biết, nhiều nước phát triển không phân biệt các loại văn bằng mà chú trọng vào quản lý để đảm bảo chất lượng.


Học phí đại học có thể sẽ được tính theo giá dịch vụ, do cơ sở đào tạo tự quyết định.

    Nhiều ý kiến lo ngại xảy ra tiêu cực khi cấp chung một bằng cho hệ chính quy và tại chức. Bằng đại học tại chức hiện nay không được xã hội coi trọng do chất lượng đào tạo ở nhiều trường chưa cao, có hiện tượng học giả thi giả vẫn được cấp bằng…

    Giải đáp vấn đề này, Vụ trưởng Giáo dục đại học cho rằng, nếu xảy ra bất công trong việc cấp bằng, trước tiên nhà trường sẽ bị chính sinh viên phản ứng, đấu tranh. Về phía mình, Bộ Giáo dục tháng 4 vừa qua đã ban hành Quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học, trong đó quy định rõ ràng điều kiện được tổ chức đào tạo loại hình này, quy định về thi, cấp bằng tốt nghiệp… nhằm nâng cao chất lượng.

    "Sắp tới nhà nước sẽ đẩy mạnh kiểm định chương trình đào tạo gắn với kiểm định quá trình tổ chức, quản lý đào tạo từng chương trình và việc cấp bằng cho chương trình đó. Nhưng trước tiên chúng tôi hy vọng các cơ sở giáo dục đại học sẽ cẩn trọng khi cấp bằng bởi đây là lời khẳng định về chất lượng đào tạo của nhà trường với xã hội", bà Phụng nói.

    Học phí đại học sẽ xác định theo giá dịch vụ giáo dục

    Theo Luật Giáo dục đại học 2012, học phí các cơ sở giáo dục đại học công lập bị áp trần. Trong dự thảo sửa đổi, học phí được xác định theo cơ chế giá dịch vụ đào tạo. Mức giá này do các đại học tự chủ quyết định trên cơ sở đúng pháp luật, tương xứng với chất lượng đào tạo. Nhà trường phải công khai giá dịch vụ đào tạo từng năm học, khóa học cùng với thông báo tuyển sinh để thí sinh biết trước.

Vụ trưởng Giáo dục Đại học Nguyễn Thị Kim Phụng.

    Vụ trưởng Nguyễn Thị Kim Phụng cho biết, dù được quyền tự quyết nhưng đại học không thể đưa ra mức học phí vô lý. Chính phủ sẽ có cơ chế, quy định về phương pháp, cách tính học phí, quy trình để các trường xác định mức thu này. Khi đưa ra giá học phí, trường phải có đề án và giải trình thuyết phục những con số đó tương xứng như thế nào với chất lượng đào tạo.

Doanh nghiệp được phép mở trong trường đại học

    Dự thảo Luật Giáo dục đại học bổ sung điều 14 cơ cấu tổ chức trường đại học, học viện. Theo đó, doanh nghiệp sẽ là một trong các thành tố của tổ chức này, với mục tiêu thương mại hóa nghiên cứu khoa học.

    "Để nhà khoa học tự thương mại hóa sản phẩm của mình sẽ rất khó khăn bởi họ không có kiến thức kinh doanh. Do đó, cần sự giúp sức của doanh nghiệp để quảng bá, bán sản phẩm ra thị trường. Doanh nghiệp đồng thời có thể đặt hàng nhà khoa học nghiên cứu đưa ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường. Hai hướng làm này đều giúp thúc đẩy việc nghiên cứu khoa học trong các đại học và gắn nghiên cứu với nhu cầu thực tiễn", Vụ trưởng Kim Phụng nói. Việc đưa doanh nghiệp vào trường đại học, cũng là cách thể chế hoá chủ trương thành lập doanh nghiệp đa sở hữu trong trường đại học của Nghị quyết 19.

    Luật giáo dục của nhiều quốc gia như Pháp, Nhật cũng cho phép thành lập doanh nghiệp trong trường đại học. Ở dự thảo luật, doanh nghiệp, nhà trường và các nhà khoa học sẽ làm việc theo cơ chế hợp đồng trong phân chia lợi nhuận.

Hội đồng trường có thẩm quyền cao nhất trong đại học

    Thay đổi rõ nét nhất trong dự thảo sửa đổi Luật Giáo dục đại học nằm ở điều 16 quy định cơ cấu tổ chức, quyền hạn, trách nhiệm… của hội đồng trường.

    Theo đó, hội đồng trường là tổ chức quản trị, đại diện các bên có lợi ích liên quan và đại diện quyền sở hữu nhà nước đối với cơ sở giáo dục đại học. Hội đồng này có nhiệm vụ và quyền hạn: quyết định đường lối phát triển, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học; quyết nghị chủ trương thu chi tài chính của nhà trường; được tổ chức bầu hiệu trưởng, hiệu phó và lấy phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ đột xuất nếu cần thiết...

    Hội đồng trường phải có ít nhất 17 người và là số lẻ. Thành viên trong đó ngoài hiệu trưởng, một hiệu phó, chủ tịch công đoàn, đại diện hội sinh viên... phải có ít nhất 25% là giảng viên khoa/bộ môn, tối thiểu 30% thành viên bên ngoài trường.

    Những yêu cầu về chủ tịch hội đồng trường, nhiệm kỳ và nguyên tắc làm việc... của tổ chức này cũng được quy định rõ ràng.

    Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học được Bộ Giáo dục xin ý kiến dư luận đến hết ngày 16/1/2018.


Nguồn tin: vnexpress.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tuyển dụng

Tuyển dụng

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Tổng cục GDNN

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

Bộ NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BCEC - Nơi niềm tin tỏa sáng

Nơi niềm tin tỏa sáng

Ban liên lạc cựu HSSV

Ban liên lạc cựu HSSV 2021

Đăng ký thi chứng chỉ tin học

Đăng ký thi chứng chỉ UDCNTT

Tuyển sinh đào tạo sơ cấp

Tuyển sinh đào tạo sơ cấp

50 Năm xây dựng và PT

50 năm xây dựng và phát triển
CSDL Quốc gia

CLB tiếng Anh BCEC

CLB tiếng Anh BCEC
Đăng ký tuyển sinh năm 2023
Tuyển sinh năm 2024

CLB sáng tạo, khởi nghiệp

Câu lạc bộ sáng tạo, khởi nghiệp BCEC

CLB bóng đá HSSV

CLB bóng đá HSSV