04:58 ICT Thứ sáu, 29/03/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 277

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 274


Hôm nayHôm nay : 10319

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1950178

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23081230

Biểu mẫu

Cổng thông tin HSSV

Quản lý đào tạo

Thư viện điện tử

Thư viện điện tử

Đánh giá KNN quốc gia

Đánh giá kỹ năng nghề quốc gia

Lịch thi kết thúc MH, MĐ

Lịch thi
Tuyển sinh Daikin

Phần mềm QLVB

Phần mềm QLVB

Sổ tay HSSV

Sổ tay HSSV

Cổng thông tin giảng viên

Cổng thông tin giảng viên

BCEC E-Learning

BCEC E - Learning

Hỗ trợ học sinh sinh viên

Ban cố vấn HSSV

Phần mềm điểm danh

Phần mềm điểm danh

Trang nhất » Tin Tức » Tin trong nước và quốc tế

Đến 2030, mỗi năm đào tạo nghề cho 2,3 triệu người

Thứ sáu - 07/07/2017 07:39

    Mục tiêu chung của quy hoạch là hình thành mạng lưới có đủ năng lực đào tạo nhân lực các cấp trình độ trong giáo dục nghề nghiệp với quy mô, cơ cấu hợp lý về ngành, nghề, trình độ đào tạo đáp ứng nhu cầu của người học và yêu cầu của thị trường lao động góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.

    Mục tiêu cụ thể, đến năm 2020, mạng lưới đủ năng lực đào tạo bình quân khoảng 2,25 triệu người/năm, trong đó: trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng chiếm khoảng 70% và 10% người học trình độ trung cấp trở lên thuộc các ngành, nghề trọng điểm; phát triển 70 trường chất lượng cao và 150 ngành, nghề trọng điểm (trong đó: có 3 trường đạt đẳng cấp quốc tế; 40 trường và 54 ngành, nghề tiếp cận với trình độ của các nước ASEAN-4 hoặc các nước tiên tiến trên thế giới); 100% các cơ sở đào tạo được chuẩn hóa theo các điều kiện quy định về đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; mạng lưới có khoảng 35% cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.


Công nhân Nhà máy Ô tô thương mại SAMCO trong giờ làm việc

    Đến năm 2030, mạng lưới đủ năng lực đào tạo bình quân khoảng 2,3 triệu người/năm, trong đó: trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng khoảng 60% và 20% người học trình độ trung cấp trở lên thuộc các ngành, nghề trọng điểm; phát triển 120 trường chất lượng cao và 200 ngành, nghề trọng điểm (trong đó: có từ 10 đến 15 trường đạt đẳng cấp quốc tế; 70 trường và 90 ngành, nghề tiếp cận với trình độ của các nước ASEAN-4 hoặc các nước tiên tiến trên thế giới); 100% các cơ sở đào tạo được chuẩn hóa theo chuẩn quốc gia trong đó một số tiêu chí tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4; mạng lưới có khoảng 45% cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

    Về cơ cấu mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, dự thảo phân cấp như sau:

    Theo cấp trình độ đào tạo gồm: Trường cao đẳng (đào tạo trình độ: sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, cao đẳng nâng cao), trường trung cấp (đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp) và trung tâm giáo dục nghề nghiệp (đào tạo trình độ sơ cấp).

    Theo hình thức sở hữu gồm: Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

    Theo phân tầng chất lượng: Trường đạt đẳng cấp quốc tế, trường chất lượng cao, trường được chuẩn hóa theo chuẩn quốc gia.

    Theo đối tượng đào tạo gồm: Cơ sở đào tạo đối tượng đặc thù (người dân tộc thiểu số, người khuyết tật và các đối tượng đặc thù khác), cơ sở đào tạo ngành, nghề đặc thù (chính trị, an ninh, quốc phòng, văn hóa, nghệ thuật, thể thao, y tế và các ngành, nghề đặc thù khác).

    Theo lĩnh vực đào tạo: Cơ sở giáo dục nghề nghiệp chuyên ngành và cơ sở giáo dục nghề nghiệp đa ngành.

    Về ngành, nghề đào tạo, theo dự thảo, đến năm 2020, học sinh, sinh viên học các ngành, nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 40%, lĩnh vực dịch vụ chiếm khoảng 32% và lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm khoảng 28%. Đến năm 2030 học sinh, sinh viên học các ngành, nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 42%, lĩnh vực dịch vụ chiếm khoảng 38% và lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm khoảng 20%.

    Về nguồn lực thực hiện quy hoạch, theo dự thảo, ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó ưu tiên đầu tư theo nghề trọng điểm, trường chất lượng cao, trường đạt đẳng cấp quốc tế và các cơ sở đào tạo đặc thù. Đẩy mạnh thu hút các nguồn vốn xã hội hoá, ODA, FDI, nguồn lực đầu tư trong nước để phát triển giáo dục nghề nghiệp.

Nguồn tin: nld.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tuyển dụng

Tuyển dụng

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Tổng cục GDNN

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

Bộ NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BCEC - Nơi niềm tin tỏa sáng

Nơi niềm tin tỏa sáng

Ban liên lạc cựu HSSV

Ban liên lạc cựu HSSV 2021

Đăng ký thi chứng chỉ tin học

Đăng ký thi chứng chỉ UDCNTT

Tuyển sinh đào tạo sơ cấp

Tuyển sinh đào tạo sơ cấp

50 Năm xây dựng và PT

50 năm xây dựng và phát triển
CSDL Quốc gia

CLB tiếng Anh BCEC

CLB tiếng Anh BCEC
Đăng ký tuyển sinh năm 2023
Tuyển sinh năm 2024