02:54 EDT Thứ năm, 25/04/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 423

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 420


Hôm nayHôm nay : 63711

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1516685

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 24735208

Biểu mẫu

Cổng thông tin HSSV

Quản lý đào tạo

Thư viện điện tử

Thư viện điện tử

Đánh giá KNN quốc gia

Đánh giá kỹ năng nghề quốc gia

Lịch thi kết thúc MH, MĐ

Lịch thi
Tuyển sinh Daikin

Phần mềm QLVB

Phần mềm QLVB

Sổ tay HSSV

Sổ tay HSSV

Cổng thông tin giảng viên

Cổng thông tin giảng viên

BCEC E-Learning

BCEC E - Learning

Hỗ trợ học sinh sinh viên

Ban cố vấn HSSV

Phần mềm điểm danh

Phần mềm điểm danh

Trang nhất » Tin Tức » Tin trong nước và quốc tế

Năm 2018: Bộ GD&ĐT giải quyết khó khăn cùng Hội Khuyến học

Thứ năm - 28/12/2017 03:46

    Quan điểm trên là ý kiến của TS Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo đã trao đổi cùng đại biểu khuyến học các tỉnh tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam lần thứ 3, khóa V diễn ra sáng nay 28/12.

Tháo gỡ khó khăn cho Trung tâm học tập cộng đồng

    Mở đầu vấn đề thảo luận, ông Hoàng Văn Việt, Hội Khuyến học Thanh Hóa nêu: "Nhiệm vụ trọng tâm của Hội Khuyến học trong việc tổ chức các trung tâm học tập cộng đồng còn khó khăn, khó tháo gỡ như “một mớ hỗn độn”.

    Đơn cử như xây dựng mô hình Trung tâm học tập Cộng đồng mỗi nơi mỗi khác, hoạt động rất mờ nhạt. Ví dụ: toàn tỉnh Thanh Hóa có 11.000 trung tâm học tập nhưng lại có tới 4.000 đơn vị trong đó là trung tâm văn hóa, đó là sự nhầm lẫn ở các địa phương về các chức năng của 2 trung tâm này".


Ông Hoàng Văn Việt, Hội Khuyến học Thanh Hóa

    Ông Việt dẫn chứng, đặc biệt, khi nhiều vùng điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa nghèo; vùng núi; biên giới, trung tâm học tập xa dân cư, người dân chủ yếu hoạt động các nhà văn hóa, qua các buổi tuyên truyền. Nhưng chất lượng không được đánh giá, kiểm tra và rút kinh nghiệm nên chỉ như “khua chiêng gõ trống giữa rừng”, không đạt được hiệu quả.

    Trung tâm học tập cộng đồng cũng gặp khó khăn về mặt nhân lực, giáo viên biệt phái không có, cán bộ trung tâm không thể lo hết việc theo các chương trình hoạt động của hội khuyến học, hội nông dân, văn hóa, văn nghệ…

    Trong khi đó, cán bộ Khuyến học không có nhiều quyền lực về mặt cơ chế và “tiếng nói”chưa đủ mạnh để vận động người dân tham gia học tập. Nhưng nghịch lí, Chủ tịch Hội Khuyến học các xã lại kiêm nhiệm thêm gánh nặng này là không hợp lí và bất cập ở địa phương.

    Ông Việt cho hay, theo đề án “xây dựng xã hội học tập, cộng đồng học tập” có15 tiêu chí và 50 nội dung, tất cả số đều dồn lên vai ông Chủ tịch Hội. Trong khi cán bộ Hội Khuyến học đa số là cán bộ đã nghỉ hưu, công nghệ thông tin thua kém, tài liệu hạn chế, sức lực còn ít nên việc hoàn thành chỉ tiêu này quá nặng. Cần kiểm chứng và đánh giá lại các chỉ tiêu này, nếu không tới năm 2020 việc xây dựng xã hội học tập không thể hoàn thành 1 cách thực chất được.

    "Xây dựng xã hội học tập là mục tiêu toàn Đảng, toàn Dân, nhưng việc công nhận các cơ sở học tập từ cấp xã tới cấp TƯ so với việc công nhận nông thôn gia đình văn hóa, đời sống văn hóa thì chúng ta quá mờ nhạt" - ông Việt nhấn mạnh.

    Đại diện Hội Khuyến học các tỉnh miền Đông, ông Nam Thành chỉ ra rằng, không nên đưa chỉ tiêu Học tập cộng đồng vào chỉ tiêu thi đua của Hội. Trong trung tâm học tập cộng đồng, Hội Khuyến học đang giữ vị trí chính, như vậy là nhầm lẫn về mặt chức năng. Nhiệm vụ của Hội là là liên kết với Bộ GD&ĐT cùng thực hiện.


Nhà giáo Ngọc Thành, Hội Khuyến học Đắc Lắc, Tây Nguyên

    Bổ sung thêm các ý kiến, Nhà Giáo Ngọc Thành, Hội Khuyến học tỉnh Đắc Lắc, Tây Nguyên đưa ra câu chuyện thực tế địa phương.

    Theo khảo sát của Cụm Miền Trung – Tây Nguyên năm 2017, các trung tâm học tập cộng đồng ở địa phương đều đạt Khá - Giỏi theo xếp loại. Nhưng chất lượng thực sự của trung tâm chưa đạt.

    Nhiều đơn vị có tâm sự: nhiều hoạt động chỉ mang tính phong trào vì nguồn lực không đủ, cơ chế còn nhùng nhằng giữa các bên liên quan. Nhiều đơn vị lại đưa các cán bộ văn hóa, hay hiệu trưởng các trường vào làm quản lí trung tâm, cán bộ khuyến học bị bỏ lơ vai trò quản lí thì làm sao có tiếng nói để hô hào huy động người dân tham gia thực sự.

    Theo ông Thành, cho tới nay, việc sát nhập hay tách ra giữa Trung tâm học tập cộng đồng và Trung tâm văn hóa ở cở sở còn nhiều điểm chưa hợp lí. Nhiều địa phương dù thành công những cũng không tránh khỏi muôn vài điểm khó trong chính sách và hoạt động bị chồng chéo giữa hai đơn vị.

Bộ Giáo dục & Đào tạo vào cuộc cùng Khuyến học

    Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, đại diện lãnh đạo Bộ GD&ĐT giải đáp nguyện vọng của các đại biểu dưới góc nhìn của Bộ về các điểm còn hạn chế trong công tác khuyến học, khuyến tài năm vừa qua.


TS Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo

    Hiện nay, Bộ GD&ĐT đã có quy chế phối hợp với Hội Khuyến học đánh giá các tiêu chí Trung tâm học tập cộng đồng, sẽ sớm được phổ biến rộng rãi tới các địa phương.

    Thứ trưởng Độ nhấn mạnh, cơ chế là một chuyện, nhưng để chính sách thực sự đi vào quần chúng, vận động người dân ra lớp, tổ chức dạy học, cung cấp dịch vụ trong học tập tất cả là nhờ vào sự sâu sát của các cán bộ cơ sở, nhất là Hội khuyến học đóng vai trò quan trong.

    Bộ Giáo dục &Đào tạo phụ trách việc tổ chức, cung cấp thông tin tài liệu học tập và Hội Khuyến học sẽ vận động người dân và duy trì các lớp học tại các Trung tâm học tập cộng đồng. Nhất là vùng cao, điểm xa trường lớp thì vai trò các trung tâm, các lớp tuyên truyền, bồi dưỡng càng quan trọng.

    Thứ trưởng Độ cho biết, về vấn đề cơ chế chính sách và chế độ đãi ngộ đối với các cán bộ như các giám đốc, quản lí trung tâm, trong đề án xây dựng xã hội học tập theo đề án 89 của Thủ tướng Chính phủ. Bộ Tài Chính đang xem xét và sẽ thông qua trong năm 2018.

    Thí điểm ở 1 số nơi như hiện nay, nhiều trung tâm học tập cộng đồng, cán bộ đã được hưởng chế độ lương theo quy định Nhà nước và hỗ trợ 20 triệu đồng cho hoạt động mỗi năm. Tuy số tiền còn nhỏ những cũng là nguồn động viên khích lệ để Bộ Tài Chính nhân rộng và thông qua đề xuất.

    Thứ trưởng Độ chia sẻ, cách đây 5 năm Bộ đã từng thí điểm xát nhập 2 trung tâm văn hóa và trung tâm học tập cộng đồng, bước đầu đạt được 1 số kết quả khả quan. Nhưng theo đề xuất của Hội Khuyến học cho rằng dự án không phù hợp về mặt chức năng, như vậy Bộ sẽ xem xét, bàn lại với TƯ Hội Khuyến học để có hướng đi tích cực hơn, vừa tiết kiệm vừa hiệu quả.

    "Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp với Hội Khuyến học theo cơ chế đặt hàng, các đề tài phối hợp tham gia để nâng cao hơn công tác học tập. Trong năm tới Bộ GD &ĐT sẽ nghiệm thu đề tài xây dựng Bộ tiêu chí thành phố học tập.

    Hoặc Hội Khuyến học có thể đề xuất thêm các đề tài như: mô hình trung tâm học tập cộng đồng thay đổi theo yêu cầu hiện tại sẽ ra sao?; đề án sát nhập 2 trung tâm học tập và văn hóa... Hội Khuyến học hãy xem xét các vấn đề này, nếu cần có thể đề xuất đề án, đề tài với Bộ để Bộ đặt hàng hỗ trợ với hội tốt hơn" - Thứ trưởng Độ bày tỏ.

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tuyển dụng

Tuyển dụng

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Tổng cục GDNN

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

Bộ NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BCEC - Nơi niềm tin tỏa sáng

Nơi niềm tin tỏa sáng

Ban liên lạc cựu HSSV

Ban liên lạc cựu HSSV 2021

Đăng ký thi chứng chỉ tin học

Đăng ký thi chứng chỉ UDCNTT

Tuyển sinh đào tạo sơ cấp

Tuyển sinh đào tạo sơ cấp

50 Năm xây dựng và PT

50 năm xây dựng và phát triển
CSDL Quốc gia

CLB tiếng Anh BCEC

CLB tiếng Anh BCEC
Đăng ký tuyển sinh năm 2023
Tuyển sinh năm 2024

CLB sáng tạo, khởi nghiệp

Câu lạc bộ sáng tạo, khởi nghiệp BCEC

CLB bóng đá HSSV

CLB bóng đá HSSV