09:43 EDT Thứ sáu, 29/03/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 91

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 89


Hôm nayHôm nay : 42135

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1981994

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23113046

Biểu mẫu

Cổng thông tin HSSV

Quản lý đào tạo

Thư viện điện tử

Thư viện điện tử

Đánh giá KNN quốc gia

Đánh giá kỹ năng nghề quốc gia

Lịch thi kết thúc MH, MĐ

Lịch thi
Tuyển sinh Daikin

Phần mềm QLVB

Phần mềm QLVB

Sổ tay HSSV

Sổ tay HSSV

Cổng thông tin giảng viên

Cổng thông tin giảng viên

BCEC E-Learning

BCEC E - Learning

Hỗ trợ học sinh sinh viên

Ban cố vấn HSSV

Phần mềm điểm danh

Phần mềm điểm danh

Trang nhất » Tin Tức » Tin trong nước và quốc tế

Ngoại ngữ vẫn là điểm yếu của học sinh Việt Nam

Thứ ba - 19/09/2017 20:20

Đó là một trong những kết luận của Báo cáo phân tích ngành giáo dục (giáo dục phổ thông) vừa được công bố sáng qua, 19/9 tại Diễn đàn giáo dục 2017 do Viện Khoa học Giáo dục và Văn phòng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) tại Việt Nam tổ chức.

Cụ thể, theo báo cáo, năm học 2012-2013, đánh giá trên 63 tỉnh/thành phố với 18.881 học sinh, 629 trường THCS theo chuẩn kiến thức, kỹ năng cho thấy, tỉ lệ học sinh đạt chuẩn môn tiếng Anh chỉ là 52,75%.

Trong khi đó, kết quả khảo sát với 10.060 học sinh lớp 11 năm học 2011-2012 cho thấy, tỉ lệ đạt chuẩn môn tiếng Anh chỉ là 24,21%, chỉ chiếm chưa tới 1/4 học sinh.

Nhiều khu vực có tỉ lệ thấp hơn rất nhiều. Chẳng hạn Đồng bằng Sông Cửu long chỉ có 13,55% học sinh đạt chuẩn. Tương tự, khu vực Tây Nguyên, tỷ lệ này cũng chỉ là 17,31%.


Ngoại ngữ vẫn là điểm yếu của học sinh Việt Nam.

Kể cả những nơi có điều kiện học tập thuận lượi hơn như Đồng Bằng Sông Hồng thì tỉ lệ học sinh đạt chuẩn môn tiếng Anh cũng chưa tới 1/3.

Khu vực Đông Nam Bộ có tỉ lệ học sinh đạt chuẩn tiếng Anh cao nhất cũng là 36%.

Đến năm học 2014-2015, kết quả khảo sát với 10.366 học sinh cũng cho thấy, tỉ lệ đạt chuẩn môn tiếng Anh tăng lên là 40,43%.

So sánh kết quả giữa các môn học thì ngoại ngữ vẫn là một điểm yếu đối với học sinh Việt Nam” – báo cáo khẳng định. “Đây chính là rào cản đối với học sinh Việt Nam khi tiếp tục học lên hoặc tham gia thị trường lao động trong bối cảnh Việt Nam hội nhập mạnh mẽ về mặt kinh tế và thương mại

Đối với các môn học khác được đưa vào đánh giá thì tỉ lệ học sinh đạt chuẩn kiến thức kỹ năng cả ở cấp THCS và cấp THPT đều chỉ đạt ngưỡng 50% (ngoại trừ môn Ngữ văn trong đợt khảo sát năm 2014-2015 đạt tỉ lệ hơn 70%). Tuy nhiên, điều này có nghĩa rằng, còn một số lượng đáng kể học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức – kỹ năng.

Báo cáo cũng cho rằng, kết quả học tập của học sinh chưa đồng đều giữa các vùng. Khu vực miền núi có tỷ lệ học sinh đạt chuẩn thấp hơn so với khu vực nông thôn và thành thị. Tỷ lệ học sinh dân tộc thường đạt chuẩn ở các môn học thấp hơn học sinh dân tộc Kinh.

Điều đáng nói là trong khi 90% học sinh sau khi tốt nghiệp THCS sẽ vào học THPT thì có tới hơn 10% học sinh không hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông. Theo đánh giá của báo cáo, điều này sẽ ảnh hưởng lớn tới chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai.

Đồng bằng Sông Cửu Long là vùng trũng giáo dục

Báo cáo cũng khẳng định, tỉ lệ học sinh học sinh nhập học đúng độ tuổi có xu hướng gia tăng ở cả 3 cấp học. Số liệu thực tế cho thấy, năm học 2014-2015, tỉ lệ học sinh nhập học đúng độ tuổi ở cấp TH là 98,69%, cấp THCS là 90,89% còn cấp THPT đật 60,97%.

Báo cáo đánh giá, tỉ lệ nhập học đúng độ tuổi của cấp TH có thể đạt được trong giai đoạn tiếp theo 2016-2020. Tuy nhiên, đối với cấp THCS thì còn khoảng cách là 4,11 điểm phần trăm.

Tỷ lệ nhập học đúng độ tuổi có sự khác biệt rất lớn giữa các vùng miền. Vùng Đồng bằng Sông Hồng có tỉ lệ cao nhất ở tất cả các cấp học còn Đồng bằng Sông Cửu Long có tỉ lệ thấp nhất ở hầu hết các cấp.

Chẳng hạn, ở cấp THPT, Đồng bằng Sông Hồng có tỉ lệ học sinh nhập học đúng độ tuổi cao nhất là 65,76% năm học 2010-2011, tăng lên 74% năm học 2014-2015. Trong khi đó, ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, các con số này lần lượt chỉ là 38% và 47,64%.

Tỷ lệ học sinh bỏ học và lưu ban giảm dần ở các cấp học. Tuy nhiên, cũng có sự khác biệt lớn giữa các vùng miền.

Ở cả 3 cấp học, vùng có tỉ lệ học sinh bỏ học thấp nhất là Đồng bằng Sông Hồng. Trong khi đó, Đồng bằng Sông Cửu Long có tỉ lệ học sinh bỏ học cao nhất, gấp 2-3 lần tỉ lệ chung của cả nước ở cả 3 cấp học.

Trong phần trình bày báo cáo của mình, PGS. TS Trần Thị Thái Hà, Giám đốc Trung tâm Phân tích và Dự báo nhu cầu đào tạo nhân lực, Viện KHGD Việt Nam cho rằng, có thể gọi Đồng bằng Sông Cửu Long là “vùng trũng” của giáo dục Việt Nam.

Đời sống giáo viên còn nhiều khó khăn

Báo cáo cũng khẳng định, đời sống vật chất của giáo viên các cấp học ở nhiều địa phương còn nhiều khó khăn là một trong những yếu tố hạn chế động lực làm việc của giáo viên.

Qua tìm hiểu đời sống giáo viên của 3 tỉnh điển hình là Hà Nội, Long An và Gia Lai cho thấy, nhiều giáo viên cho rằng thu nhập của họ còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu cuộc sống, hất là nơi giáo viên không có điều kiện tham gia các hoạt động kinh tế khác.


Đời sống vật chất của giáo viên còn nhiều khó khăn.

Ý kiến của các giáo viên cũng cho thấy, khối lượng công việc của giáo viên phổ thông đặc biệt là giáo viên tiểu học khi tiến hành thực hiện theo Thông tư số 30 của Bộ GD-ĐT khá nặng, lại do giáo viên chưa quen với cong việc nên chịu nhiều áp lực.

Bên cạnh đó, một số áp lực khác đối với giáo viên như: Có nhiều hoạt động giáo dục lồng ghép, thanh tra, kiểm tra, dạy chuyên đề, tập huấn, tham giá các cuộc thi, kiêm nhiệm các công việc khác trong trường… khiến giáo viên cảm thấy quá tải, mệt mỏi.

Nhiều giáo viên khi được hỏi đã bày tỏ mong muốn có thời gian nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe, có thời gian nghỉ hè, không phải tham gia tập huấn quá nhiều.

Nhiều khuyến nghị với giáo dục phổ thông

Từ các kết quả nghiên cứu, báo cáo cũng đưa ra nhiều khuyến nghị trong đó đáng chú ý là tăng cường các biện pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công và xem xét điều chỉnh lại mục tiêu chiến lược giáo dục 2011-2020.

Cụ thể, báo cáo cho rằng, tỉ trọng chi cho GD-ĐT trong những năm qua luôn duy trì ở mức 20%. Với mức chi cao như vậy, trong những năm tới khó hy vọng có thể tiếp tục tăng tỉ trọng ngân sách nhà nước hơn nữa cho giáo dục. Do đó cần phải tính đến các biệp pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công cho GD-ĐT.

Một trong những biện pháp được báo cáo đưa ra chính là tái cơ cấu đầu tư công cho giáo dục, đảm bảo ưu tiên phát triển giáo dục phổ thông đặc biệt là vùng khó và đối tượng trẻ em bị thiệt thòi. Đồng thời có biện pháp tăng cường quản lý hiệu quả đầu tư công cho giáo dục.

Báo cáo cũng đề nghị điều chỉnh lại một số mục tiêu của chiến lược giáo dục trong giai đoạn 2016-2020 như các mục tiêu về tiếp cận giáo dục và đội ngũ nhà giáo.

Theo đó, báo cáo cho rằng, nếu không đảm bảo được yêu cầu, điều kiện chuẩn hóa thì nên xem xét việc điều chỉnh mục tiêu về giáo viên trên chuẩn ở các cấp học. Thay vào đó, cần xem xét việc nâng chuẩn đào tạo thay vì tăng tỉ lệ trên chuẩn của giáo viên.

Nguồn tin: Vietnamnet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tuyển dụng

Tuyển dụng

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Tổng cục GDNN

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

Bộ NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BCEC - Nơi niềm tin tỏa sáng

Nơi niềm tin tỏa sáng

Ban liên lạc cựu HSSV

Ban liên lạc cựu HSSV 2021

Đăng ký thi chứng chỉ tin học

Đăng ký thi chứng chỉ UDCNTT

Tuyển sinh đào tạo sơ cấp

Tuyển sinh đào tạo sơ cấp

50 Năm xây dựng và PT

50 năm xây dựng và phát triển
CSDL Quốc gia

CLB tiếng Anh BCEC

CLB tiếng Anh BCEC
Đăng ký tuyển sinh năm 2023
Tuyển sinh năm 2024