09:52 EDT Thứ ba, 16/04/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 59

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 55


Hôm nayHôm nay : 35925

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 906664

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 24125187

Biểu mẫu

Cổng thông tin HSSV

Quản lý đào tạo

Thư viện điện tử

Thư viện điện tử

Đánh giá KNN quốc gia

Đánh giá kỹ năng nghề quốc gia

Lịch thi kết thúc MH, MĐ

Lịch thi
Tuyển sinh Daikin

Phần mềm QLVB

Phần mềm QLVB

Sổ tay HSSV

Sổ tay HSSV

Cổng thông tin giảng viên

Cổng thông tin giảng viên

BCEC E-Learning

BCEC E - Learning

Hỗ trợ học sinh sinh viên

Ban cố vấn HSSV

Phần mềm điểm danh

Phần mềm điểm danh

Trang nhất » Tin Tức » Tin tức đào tạo nghề

Bắc Ninh phấn đấu đến 2030 giáo dục nghề nghiệp tiếp cận trình độ ASEAN

Thứ ba - 18/08/2020 21:53

Tỉnh Bắc Ninh đề ra kế hoạch tiếp tục triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp, phát triển nhân lực có kỹ năng nghề. Phấn đấu đến năm 2030 giáo dục nghề nghiệp tỉnh tiếp cận trình độ các nước ASEAN.

Mới đây, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 24 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới. 

Theo đó, Kế hoạch đề ra yêu cầu củng cố mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh, đa dạng về loại hình và trình độ đào tạo, tăng quy mô các nghề đào tạo phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động; nâng cao chất lượng đào tạo, đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 

Tạo chuyển biến mạnh mẽ về quy mô, chất lượng và hiệu quả

Để thực hiện mục tiêu đề ra, bản Kế hoạch đưa ra một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu.

Thứ nhất, đẩy mạnh hoạt động thông tin, tuyên truyền, tạo sự chuyển biến về nhận thức, đồng thuận của xã hội về phát triển giáo dục nghề nghiệp, vị trí, vai trò của nhân lực có kỹ năng nghề, nhằm huy động sự tham gia và nguồn lực của toàn xã hội, nhất là sự đồng hành của doanh nghiệp trong việc xây dựng phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng nghề phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Thứ 2, tiếp tục triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp, phát triển nhân lực có kỹ năng nghề; tăng cường chuyển đổi số và đào tạo trực tuyến, chú trọng đào tạo lại và đào tạo thường xuyên lực lượng lao động để tạo chuyển biến mạnh mẽ về quy mô, chất lượng và hiệu quả của giáo dục nghề nghiệp.

Thực hiện kết hợp đào tạo các kỹ năng chuyên môn, kỹ năng số, kỹ năng mềm, kỹ năng khởi nghiệp và ngoại ngữ… thích ứng với yêu cầu của thị trường lao động. Phấn đấu đến năm 2030 giáo dục nghề nghiệp tỉnh Bắc Ninh tiếp cận trình độ các nước ASEAN.  

Thứ 3, làm tốt công tác dự báo nhu cầu xây dựng và cập nhật xây dựng dữ liệu mở về lao động có kỹ năng nghề theo từng lĩnh vực, ngành nghề, trình độ đào tạo, nhất là những ngành, nghề, kỹ năng mới và cập nhật dữ liệu theo định kỳ; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc kết nối cung - cầu để nâng cao hiệu quả đào tạo và sử dụng lao động, bao gồm cả lao động đã đi làm việc ở nước ngoài trở về nước để phát huy các thế mạnh của họ trong lao động, sản xuất và nâng cao thu nhập gắn với việc làm bền vững.

Thứ 4, rà soát, tổ chức, sắp xếp lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh theo hướng tinh gọn, hiệu quả; ổn định tổ chức, đa dạng hóa nguồn lực đầu tư, bảo đảm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sau khi được tổ chức, sắp xếp lại; thúc đẩy phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp có năng lực tự chủ và hoạt động hiệu quả.

Thứ 5, tăng cường gắn kết chặt chẽ 3 “Nhà”: Nhà nước - Nhà trường - Doanh nghiệp trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp; khuyến khích các doanh nghiệp công nhận, tuyển dụng, sử dụng, trả tiền lương, tiền công cho người lao động dựa trên kỹ năng và năng lực hành nghề; tuyển dụng, sử dụng lao động đã qua đào tạo hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của pháp luật.

Thứ 6, tăng cường hợp tác quốc tế đa phương, song phương trong giáo dục nghề nghiệp như: liên kết đào tạo; nghiên cứu khoa học; trao đổi học thuật; đào  tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý; quản trị nhà trường. Tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để các nhà đầu tư nước ngoài mở cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao tại Bắc Ninh.

Thứ 7, chú trọng nội dung phát triển giáo dục nghề nghiệp, phát triển nhân lực có kỹ năng nghề trong các kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển ngành, địa phương; ưu tiên phân bổ ngân sách cho giáo dục nghề nghiệp trong tổng chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh dành cho giáo dục, đào tạo và trong các chương trình, dự án của ngành, địa phương; chủ động thu hút và ưu tiên sử dụng vốn ODA theo quy định của pháp luật để đầu tư cho các cơ sở giáo dục  nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh, nhất là các trường chất lượng cao theo quy hoạch và các trường được đầu tư ngành, nghề trọng điểm, trường trọng điểm đã được phê duyệt.

Thứ 8, rà soát, đẩy mạnh triển khai, quản lý hiệu quả các chương trình, dự án,  liên quan đến giáo dục nghề nghiệp. Tăng cường chỉ đạo, hướng  dẫn, thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. 

Một giờ học tại Trường Cao đẳng Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh

Khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp 

Cũng theo bản Kế hoạch này, Bắc Ninh khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh:

- Thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc mở lớp đào tạo tại nơi làm việc để nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động; phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo các trình độ giáo dục nghề nghiệp và chương trình đào tạo khác theo quy định của pháp luật.

- Tham gia đào tạo, xây dựng danh mục ngành, nghề; tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia; chuẩn đầu ra; chương trình đào tạo, giáo trình; định mức kinh tế - kỹ thuật trong giáo dục nghề nghiệp; tham gia hội đồng trường, hội đồng quản trị và hội đồng kỹ năng ngành hoặc nghề phù hợp.

- Tổ chức thi kỹ năng nghề cho người lao động, đánh giá và công nhận kỹ năng nghề, phát triển năng lực nghề nghiệp cho người lao động.

- Thông tin, báo cáo chính xác, kịp thời về nhu cầu đào tạo, sử dụng lao động theo ngành nghề và nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp; chỉ sử dụng lao động đã qua đào tạo nghề nghiệp hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia ở một số ngành nghề theo quy định của pháp luật.

Đối với các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh, bản Kế hoạch đặt ra yêu cầu:

- Tăng cường gắn kết chặt chẽ 3 “Nhà”: Nhà nước - Nhà trường - Doanh nghiệp trong các hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp trong công tác tuyển sinh - đào tạo - việc làm sau tốt nghiệp.  

- Triển khai các hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo hướng hiện đại, tiếp cận nền giáo dục nghề nghiệp tiên tiến trong khu vực và thế giới; từng bước thực hiện liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo nước ngoài.

- Thực hiện tốt công tác tự kiểm định chất lượng đào tạo nghề nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng, kỹ năng nghề để xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu thị trường lao động.  

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tuyển dụng

Tuyển dụng

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Tổng cục GDNN

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

Bộ NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BCEC - Nơi niềm tin tỏa sáng

Nơi niềm tin tỏa sáng

Ban liên lạc cựu HSSV

Ban liên lạc cựu HSSV 2021

Đăng ký thi chứng chỉ tin học

Đăng ký thi chứng chỉ UDCNTT

Tuyển sinh đào tạo sơ cấp

Tuyển sinh đào tạo sơ cấp

50 Năm xây dựng và PT

50 năm xây dựng và phát triển
CSDL Quốc gia

CLB tiếng Anh BCEC

CLB tiếng Anh BCEC
Đăng ký tuyển sinh năm 2023
Tuyển sinh năm 2024

CLB sáng tạo, khởi nghiệp

Câu lạc bộ sáng tạo, khởi nghiệp BCEC

CLB bóng đá HSSV

CLB bóng đá HSSV