11:53 EDT Thứ sáu, 19/04/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 67


Hôm nayHôm nay : 34486

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 995661

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 24214184

Biểu mẫu

Cổng thông tin HSSV

Quản lý đào tạo

Thư viện điện tử

Thư viện điện tử

Đánh giá KNN quốc gia

Đánh giá kỹ năng nghề quốc gia

Lịch thi kết thúc MH, MĐ

Lịch thi
Tuyển sinh Daikin

Phần mềm QLVB

Phần mềm QLVB

Sổ tay HSSV

Sổ tay HSSV

Cổng thông tin giảng viên

Cổng thông tin giảng viên

BCEC E-Learning

BCEC E - Learning

Hỗ trợ học sinh sinh viên

Ban cố vấn HSSV

Phần mềm điểm danh

Phần mềm điểm danh

Trang nhất » Tin Tức » Tin tức đào tạo nghề

Bài tham luận tại Hội nghị “Phát triển nhân lực qua đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu xã hội”

Thứ hai - 22/12/2014 01:46
ĐỔI MỚI CƠ CHẾ TÀI CHÍNH DẠY NGHỀ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐÀO TẠO NGHỀ CHẤT LƯỢNG CAO GIAI ĐOẠN 2015-2020 
 
Th.s Nguyễn Quốc Huy – Chủ tịch Hội đồng trường, Phó hiệu trưởng
Trường Cao đẳng nghề Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh
Trong xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng, nguồn lao động có tay nghề cao là một yếu tố quan trọng của lực lượng sản xuất hay rộng hơn là của phương thức sản xuất. Đối với nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, chuyển dịch sản xuất theo hướng hiện đại thì nhân lực có tay nghề cao đóng một vai trò then chốt.
Đổi mới cơ chế tài chính trong đào tạo nghề là một nội dung quan trọng, cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực có tay nghề cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
            Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, đổi mới cơ chế tài chính dạy nghề là phù hợp với yêu cầu của Nghị quyết  Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29 NQ/TW) với nội dung Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế nhằm thực hiện mục tiêu : “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân”, “Đối với giáo dục nghề nghiệp, tập trung đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp. Hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp với nhiều phương thức và trình độ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật công nghệ của thị trường lao động trong nước và quốc tế”.
            Trong thời gian qua, cơ chế tài chính cho dạy nghề nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, các cơ quan quản lý đào tạo nghề, các cơ quan quản lý tài chính và lãnh đạo các trường, trung tâm dạy nghề trong cả nước. Đã có nhiều quan điểm, ý kiến, tham luận tại các hội thảo khoa học các cấp đối với vấn đề này.
            Một trong những giải pháp về đổi mới chính sách, cơ chế tài chính được đề cập trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29 NQ/TW) là: “Thực hiện cơ chế đặt hàng trên cơ sở hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng của một số loại hình dịch vụ đào tạo (không phân biệt loại hình cơ sở đào tạo), bảo đảm chi trả tương ứng với chất lượng, phù hợp với ngành nghề và trình độ đào tạo”.
            Trong báo cáo này chúng tôi đề xuất phương thức triển khai áp dụng cơ chế tài chính cấp trên cơ sở kết quả đào tạo theo chuẩn đầu ra đối với đào tạo nghề chất lượng cao.
            1-Một số vấn đề đối với đào tạo nghề chất lượng cao hiện nay:
            1-1. Đầu vào thấp và khó tuyển sinh:
            Trong những năm trở lại đây, do tác động của tâm lý xã hội, sự phát triển về số lượng và quy mô của các trường đại học nên dạy nghề không thu hút được sự quan tâm và không phải là lựa chọn ưu tiên của đa số học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông. Vì vậy, khẳ năng lựa chọn nguồn đầu vào từ học sinh giỏi, có năng lực, thực sự tâm huyết với nghề không nhiều. Theo báo cáo của Tổng cục dạy nghề, kết quả tuyển sinh năm 2013 trong tổng số 1.732.016 người chỉ có 87.887 người vào học cao đẳng nghề (chiếm 5,07%).
            1-2. Cơ sở vật chất chưa đáp ứng cho đào tạo nghề:
            Trong những năm qua, Nhà nước đã rất quan tâm hỗ trợ kinh phí để đầu tư phát triển cơ sở vật chất như nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị phục vụ đào tạo nghề từ chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề. Tuy nhiên do kinh phí có hạn nên chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra dẫn đến thiếu thiết bị học tập; một số trang thiết bị cũ, lạc hậu; kỹ thuật công nghệ mới không cập nhật kịp thời. Theo số liệu thống kê, trung bình các cơ sở đào tạo nghề được hỗ trợ từ (4-10)% kinh phí cho đầu tư phát triển so với nhu cầu.
            1-3. Cơ chế tài chính còn bất cập:
            Hiện nay, ngân sách cấp cho hoạt động dạy nghề chưa gắn chặt chẽ với số lượng, quy mô tuyển sinh hàng năm mà phân bổ bình quân theo khẳ năng ngân sách. Kinh phí ngân sách cấp chi thường xuyên cho các cơ sở dạy nghề được giao ổn định dựa trên mức ngân sách của năm trước để tính ngân sách của năm sau.
Mặt khác sự phân bổ ngân sách cho các cơ sở đào tạo nghề chưa có sự phân biệt đối với các nghề đào tạo khác nhau. Học sinh học nghề phải thực hành, thực tập rất nhiều (70% thời lượng của chương trình đào tạo) nên chi phí cho đào tạo nghề thường cao hơn so với chi phí đào tạo hàn lâm. Việc thu hút các nguồn lực xã hội hóa cho công tác dạy nghề rất khó khăn, thu học phí học nghề rất thấp, trong khi đó các chi phí đào tạo lại tăng do trượt giá dẫn đến kinh phí thực tế dành cho đào tạo ngày càng có xu hướng giảm. Vì vậy các cơ sở đào tạo nghề gặp rất nhiều khó khăn để đảm bảo nguồn tài chính cho đào tạo nghề chất lượng cao.
Từ những khó khăn, bất cập mà công tác đào tạo nghề phải đối mặt nêu trên cho thấy yêu cầu về đổi mới cơ chế tài chính để phát triển đào tạo nghề chất lượng cao là hết sức cấp thiết. Đổi mới cơ chế tài chính theo hướng Nhà nước cấp kinh phí trên cơ sở kết quả đào tạo theo chuẩn đầu ra là phù hợp với điều kiện hiện nay đối với đào tạo nghề chất lượng cao.
2. Giải pháp thực hiện cơ chế tài chính Nhà nước cấp kinh phí trên cơ sở kết quả đào tạo theo chuẩn đầu ra đối với đào tạo nghề chất lượng cao.
2-1. Xác định nhu cầu đào tạo nghề chất lượng cao.
Theo Quyết định số 630/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lược phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011 - 2020 theo đó đến năm 2020 dạy nghề đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng lẫn chất lượng, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo; chất lượng đào tạo của một số nghề đạt trình độ các nước phát triền trong khu vực ASEAN và trên thế giới; hình thành đội ngữ lao động lành nghề, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; phổ cập nghề cho người lao động, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo vững chắc, đảm bảo an sinh xã hội. Mục tiêu cụ thể là:
- Thực hiện đào tạo nghề để nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 40%, tương đương 23,5 triệu người vào năm 2015 (trong đó trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề chiếm tỷ lệ là 20%) và 55% vào năm 2020, tương đương 34,4 triệu người (trong đó trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề chiếm tỷ lệ là 23%).
- Giai đoạn 2011 - 2015 đào tạo mới trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề khoảng 2,1 triệu người, sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng khoảng 7,5% triệu người, trong đó có 4,7 triệu người được hỗ trợ đào tạo nghề theo "Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" (Đề án 1956).
- Giai đoạn 2016 - 2020 đào tạo mới trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề khoảng 2,9 triệu người (trong đó 10% đạt cấp độ quốc gia, khu vực ASEAN và quốc tế), sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng khoảng 10 triệu người, trong đó có 5,5 triệu người được hỗ trợ đào tạo nghề theo Đề án 1956.
            Tuy nhiên các chỉ tiêu trên còn rất chung chung, chưa phải là chỉ tiêu nhân lực cụ thể của từng ngành, từng địa phương, từng doanh nghiệp lớn, tập đoàn. Để có cơ sở cho việc thực hiện đào tạo nghề chất lượng cao phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu của doanh nghiệp; các cơ quan chức năng cần điều tra, khảo sát và xác định nhu cầu nguồn lao động có tay nghề cao, các yêu cầu cụ thể về số lượng và chất lượng đối với từng nghề đào tạo, nhu cầu của từng ngành, từng địa phương, từng doanh nghiệp lớn, tập đoàn và theo từng giai đoạn cụ thể. Việc xác định nhu cầu về số lượng, chất lượng cụ thể, chính xác sẽ tránh được việc đào tạo dàn trải, không đáp ứng yêu cầu chất lượng hoặc thừa gây lãng phí nguồn lực của xã hội. Các nhu cầu này cần được thể chế hóa bằng các văn bản pháp lý của nhà nước và phổ biến công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để các cơ sở đào tạo nghề có đủ điều kiện tham gia đăng ký, đấu thầu nhận đào tạo nghề chất lượng cao theo  yêu cầu của Nhà nước.
            2-2. Xây dựng các định mức kinh tế - kỹ thuật:
            Khi nhận nhận đào tạo nghề chất lượng cao, các cơ sở đào tạo nghề cần tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo. Để có căn cứ thực hiện, cần có các định mức kinh tế kỹ thuật gắn với các yêu cầu chất lượng làm căn cứ tính toán các chi phí đào tạo cũng như giám sát đánh giá chất lượng.
            Hiện nay, các định mức kinh tế - kỹ thuật cho đào tạo nghề còn thiếu hoặc có nhưng lạc hậu và thấp hơn nhiều so với thế giới. Vì vậy Bộ lao động – Thương binh và Xã hội cần chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu ban hành các định mức kinh tế - kỹ thuật của từng nghề hoặc nhóm nghề gắn với yêu cầu chất lượng, các yếu tố cấu thành chi phí đào tạo để làm căn cứ pháp lý cho việc tính toán chi phí tương xứng với chất lượng đào tạo theo chuẩn đầu ra.
            2-3. Xây dựng đề án để thực hiện:
            Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội lựa chọn các cơ sở đào tạo nghề có đủ điều kiện về chương trình, đội ngũ giáo viên và các điều kiện đảm bảo chất lượng khác thực hiện đề án nhận đào tạo nghề chất lượng cao. Các chương trình đào tạo cần được đánh giá, kiểm định khách quan bởi các tổ chức kiểm định độc lập khu vực hoặc quốc tế. Trên cơ sở đó Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì cùng các bộ ngành liên quan thẩm định đề án và cho phép thực hiện.
            Khi xây dựng đề án, việc tính toán chi phí đào tạo nghề chất lượng cao cần dựa trên các luận cứ, phương pháp khoa học. Chi phí thực tế  được tính trên cơ sở đảm bảo các hoạt động cần thiết nhằm đạt được các chuẩn đầu ra theo yêu cầu. Chi phí đào tạo được tính đúng, tính đủ không chỉ bao gồm các khoản chi phí thường xuyên theo quy định hiện nay mà phải bao gồm cả chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí sử dụng đất …
            Nhà nước sẽ tạm ứng kinh phí cho việc tổ chức đào tạo của các cơ sở dạy nghề được phép thực hiện. Trong quá trình đào tạo có tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Sau khi kết thúc khóa học, người học sẽ được đánh giá thông qua các trung tâm đánh giá kỹ năng nghề quốc gia theo chuẩn đầu ra tương ứng với tiêu chuẩn bậc kỹ năng của từng nghề. Kinh phí ngân sách Nhà nước sẽ được cấp chính thức và quyết toán theo số lượng, chất lượng thực tế đạt được.

Tác giả bài viết: bavuit

Nguồn tin: Th.s Nguyễn Quốc Huy

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tuyển dụng

Tuyển dụng

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Tổng cục GDNN

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

Bộ NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BCEC - Nơi niềm tin tỏa sáng

Nơi niềm tin tỏa sáng

Ban liên lạc cựu HSSV

Ban liên lạc cựu HSSV 2021

Đăng ký thi chứng chỉ tin học

Đăng ký thi chứng chỉ UDCNTT

Tuyển sinh đào tạo sơ cấp

Tuyển sinh đào tạo sơ cấp

50 Năm xây dựng và PT

50 năm xây dựng và phát triển
CSDL Quốc gia

CLB tiếng Anh BCEC

CLB tiếng Anh BCEC
Đăng ký tuyển sinh năm 2023
Tuyển sinh năm 2024

CLB sáng tạo, khởi nghiệp

Câu lạc bộ sáng tạo, khởi nghiệp BCEC

CLB bóng đá HSSV

CLB bóng đá HSSV