12:43 ICT Thứ sáu, 29/03/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 122

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 121


Hôm nayHôm nay : 25519

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1965378

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23096430

Biểu mẫu

Cổng thông tin HSSV

Quản lý đào tạo

Thư viện điện tử

Thư viện điện tử

Đánh giá KNN quốc gia

Đánh giá kỹ năng nghề quốc gia

Lịch thi kết thúc MH, MĐ

Lịch thi
Tuyển sinh Daikin

Phần mềm QLVB

Phần mềm QLVB

Sổ tay HSSV

Sổ tay HSSV

Cổng thông tin giảng viên

Cổng thông tin giảng viên

BCEC E-Learning

BCEC E - Learning

Hỗ trợ học sinh sinh viên

Ban cố vấn HSSV

Phần mềm điểm danh

Phần mềm điểm danh

Trang nhất » Tin Tức » Tin tức đào tạo nghề

Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc: Phải biến doanh nghiệp thành người đặt hàng đào tạo nghề!

Thứ sáu - 28/08/2020 07:33
Một trong những rào cản lớn nhất khi Việt Nam hội nhập và vươn lên các khâu cao hơn của các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu, đó chính là chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam còn thấp. Phần lớn nguồn nhân lực này chuyển từ khu vực nông nghiệp, nông thôn sang khu vực công nghiệp mà chưa được đào tạo về tay nghề.



Hiện, Việt Nam có chưa đến 1/3 tổng số lao động đang hoạt động trong nền kinh tế là lao động được đào tạo, có tay nghề, có chứng chỉ tay nghề. Đây là một tỷ lệ quá thấp, trong khi đó, tỷ lệ này ở các nước phát triển là chiếm ít nhất 2/3 tổng số lao động. Tôi cho rằng, điểm nghẽn này có cả trách nhiệm từ phía cộng đồng doanh nghiệp và từ chính hệ thống đào tạo nghề. Vì vậy, đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động phải là việc ưu tiên. Đây là trách nhiệm đặt ra đối với cả Chính phủ cũng như cộng đồng doanh nghiệp. 

Muốn vậy, Chính phủ phải tạo cơ chế cho lĩnh vực này hoạt động; các cơ sở GDNN phải tăng cường hợp tác và đầu tư quốc tế, đồng thời áp dụng những tiêu chuẩn đào tạo nghề nghiệp ở trình độ quốc tế. Cùng với đó là sự nỗ lực vận động, thu hút khu vực tư nhân và cả xã hội tham gia vào công tác GDNN. Đặc biệt, phải chú trọng việc kéo doanh nghiệp tham gia vào cả hành trình đào tạo nghề. Doanh nghiệp phải là người đặt hàng cho đào tạo nghề, đồng thời là nhà đầu tư, là người xây dựng các giáo trình, đưa ra các tiêu chuẩn nghề nghiệp và cuối cùng cũng là người thẩm định chất lượng và tuyển dụng lực lượng được đào tạo. Có như vậy mới có thể tạo động lực thúc đẩy công tác GDNN phát triển.

Phụ huynh Nguyễn Thị Hồng Anh, Ngõ Giếng, Đống Đa, Hà Nội:
Hiểu rõ năng lực của con mới giúp con đi đúng hướng

Vào dịp này 3 năm trước, vợ chồng tôi cùng cậu con trai lớn đã vượt qua ngưỡng cửa đầu tiên: Chọn nghề và chọn trường! Năm nay, lại một lần nữa, chúng tôi phải làm nhiệm vụ mang tính bước ngoặt của cuộc đời với cậu con trai thứ hai. Bởi lẽ, nếu chọn đúng hướng, con sẽ phát triển và mau chóng trưởng thành; còn chúng tôi, sẽ thoải mái đầu óc… cho đến lúc già.  

Tuy nhiên, sau lần thứ nhất, chúng tôi đã rút ra khá nhiều bài học; trong đó, quan trọng nhất là phải hiểu rõ con mình, hiểu rõ năng lực và sở thích của con để định hướng, khơi gợi sự đam mê trong trẻ. Đơn giản như cậu út nhà tôi, cháu không hoạt ngôn, cũng không có khả năng tư duy logic, khả năng ghi nhớ không thực sự tốt… nhưng bù lại, cháu chịu khó và làm gì cũng tỉ mỉ, mày mò cho bằng được. Bởi vậy, ngay khi học lớp 7, chúng tôi đã định hướng cho con theo học nghề. Sau nhiều lựa chọn của cả con và bố mẹ, hiện cháu đã đăng ký theo học ngành công nghệ thông tin của Trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội. Chúng tôi tin, với sở thích làm bạn với máy tính, cộng thêm tính tỉ mỉ, chịu khó, cháu sẽ thành công với con đường của mình.

Một yếu tố nữa mà cha mẹ không thể không tính đến, đó là việc làm sau khi tốt nghiệp. Tôi nghĩ, đã đi học là phải có nghề và phải làm được, sống được bằng nghề. Nếu không xác định rõ với con như vậy, chúng sẽ chỉ là những cái máy, làm theo những gì cha mẹ mong muốn. Đến lúc đó, chúng ta sẽ vừa mất thời gian, tốn kém tiền bạc; con của chúng ta sẽ hoang mang, mất định hướng và rất có thể mất đi cơ hội việc làm.

 

Sinh viên Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II Bùi Quốc Cường:
Cháu sẽ tiếp tục học cao đẳng khi tự mình kiếm được tiền!

Cháu hiện 16 tuổi và đang sống tại TP Hồ Chí Minh. Dù hoàn cảnh gia đình cháu khó khăn nhưng bố mẹ vẫn luôn động viên và tạo điều kiện để cháu được học hành như bao bạn cùng trang lứa. Tuy nhiên cháu nghĩ, học có nhiều cách; đâu phải tuần tự từ cấp một - hai - ba rồi mới đến đại học; vậy thì lâu quá và tốn kém của bố mẹ lắm! Hơn nữa, cháu biết có rất nhiều anh chị sinh viên tốt nghiệp đại học không có việc làm. Do gia đình họ có điều kiện nên sẽ không phải lo nghĩ nhiều đến chuyện lãng phí thời gian và tiền bạc, nhưng gia đình cháu thì khác! Vì vậy, cháu cũng phải chọn con đường khác, phù hợp với mình và cơ bản là đáp ứng được nhu cầu có việc làm của bản thân.

 

Chính vì vậy, cháu chọn học tại Khoa Thiết kế đồ họa, Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II. Một năm học qua, cháu nghĩ mình đã chọn đúng. Chương trình học phù hợp; được thực hành nhiều; máy móc hiện đại; thầy cô giáo tận tình, cháu thu nạp được nhiều kiến thức. Hai năm nữa, cháu sẽ cùng lúc có hai bằng: Một là trung cấp nghề; hai là Chứng nhận tốt nghiệp THPT. Lúc đó, cháu sẽ có thể vừa làm việc vừa tiếp tục học lên cao đẳng mà không phải nhờ bố mẹ chu cấp.

Nguồn tin: Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tuyển dụng

Tuyển dụng

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Tổng cục GDNN

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

Bộ NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BCEC - Nơi niềm tin tỏa sáng

Nơi niềm tin tỏa sáng

Ban liên lạc cựu HSSV

Ban liên lạc cựu HSSV 2021

Đăng ký thi chứng chỉ tin học

Đăng ký thi chứng chỉ UDCNTT

Tuyển sinh đào tạo sơ cấp

Tuyển sinh đào tạo sơ cấp

50 Năm xây dựng và PT

50 năm xây dựng và phát triển
CSDL Quốc gia

CLB tiếng Anh BCEC

CLB tiếng Anh BCEC
Đăng ký tuyển sinh năm 2023
Tuyển sinh năm 2024