15:20 EDT Thứ năm, 25/04/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 404

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 399


Hôm nayHôm nay : 96592

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1557702

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 24776225

Biểu mẫu

Cổng thông tin HSSV

Quản lý đào tạo

Thư viện điện tử

Thư viện điện tử

Đánh giá KNN quốc gia

Đánh giá kỹ năng nghề quốc gia

Lịch thi kết thúc MH, MĐ

Lịch thi
Tuyển sinh Daikin

Phần mềm QLVB

Phần mềm QLVB

Sổ tay HSSV

Sổ tay HSSV

Cổng thông tin giảng viên

Cổng thông tin giảng viên

BCEC E-Learning

BCEC E - Learning

Hỗ trợ học sinh sinh viên

Ban cố vấn HSSV

Phần mềm điểm danh

Phần mềm điểm danh

Trang nhất » Tin Tức » Tin tức đào tạo nghề

Đẩy mạnh triển khai VQF, AQRF trong giáo dục nghề nghiệp góp phần dịch chuyển lao động trong Cộng đồng ASEAN.

Thứ sáu - 22/05/2020 04:51
Sáng ngày 21/05/2020, tại Hà Nội, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tổ chức cuộc họp tổ công tác thực hiện các Thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRAs), công nhận lẫn nhau về kỹ năng (MRS), triển khai khung trình độ quốc gia (VQF) trong giáo dục nghề nghiệp và thực hiện tham chiếu khung tham chiếu trình độ ASEAN (AQRF). Tham dự và chủ trì cuộc họp có TS Trương Anh Dũng, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, lãnh đạo các Vụ, đơn vị thuộc Tổng cục; đại diện Cục việc làm, Cục quản lý lao động ngoài nước, Hiệp hội GDNN và Nghề công tác xã hội Việt Nam, Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Ban Nghiên cứu và phân tích chính sách, Hiệp hội các trường đại học và các thành viên tổ công tác.


Các đại biểu tham dự cuộc họp
 
    Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập vào ngày 31/12/2015 đem lại nhiều thuận lợi và thách thức cho các quốc gia thành viên ASEAN. Trong đó tự do dịch chuyển lao động có kỹ năng là một trong nhiều thuận lợi dễ nhận thấy và là mục tiêu của Công đồng kinh tế ASEAN. Tuy nhiên, sự khác biệt về văn hóa, thể chế, kinh tế, trình độ khoa học công nghệ, trình độ ngoại ngữ, tính chất rõ ràng về các tiêu chuẩn trong đào tạo, giấy phép hành nghề, minh chứng trình độ, minh chứng về năng lực và kinh nghiệm của lao động ở các quốc gia thành viên là những yếu tố tạo nên thách thức, rào cản đối với sự dịch chuyển lao động. Để khắc phục điều đó, Cộng  đồng kinh tế ASEAN đã thống nhất ký kết các thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRAs) về lao động  kỹ năng ở trình độ cao trong 8 nhóm ngành nghề lĩnh vực gồm các dịch vụ kỹ sư, kiến trúc sư, khảo sát đo đạc bản đồ, bác sĩ, điều dưỡng, kế toán và du lịch. Đối với lao động có trình độ trung bình và thấp để tạo thuận lợi cho việc dịch chuyển lao động, Cộng  đồng kinh tế ASEAN có thỏa thuận công nhận lẫn nhau về kỹ năng (MRS).
    Nhìn chung, các thọa thuận công nhận lẫn nhau MRAs, MRS tạo ra sự công nhận một cách công bằng về trình độ đào tạo,  kỹ năng của lao động khi di cư tới các quốc gia khác trong nội khối ASEAN trong đó có lao động Việt Nam ở một số ngành nghề, lĩnh vực được lựa chọn thông qua tiến trình tham chiếu Khung tham chiếu trình độ ASEAN (AQRF) của các quốc gia thành viên ASEAN. Cùng với sự công nhận về trình độ và kỹ năng, người lao động Việt Nam sẽ được hưởng mức lương và thu nhập tương xứng khi tham gia thị trường lao động khu vực, có cơ hội thăng tiến trong công việc và nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề.
    Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt và ban hành Khung trình độ quốc gia Việt Nam tại Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18/10/2016, bao gồm 8 bậc trình độ (VQF), trong đó giáo dục nghề nghiệp bao gồm các trình độ từ bậc 1 đến bậc 5. Bên cạnh khung trình độ quốc gia, khung trình độ kỹ năng nghề gồm 5 bậc theo Luật việc làm cũng đã được ban hành. Việc triển khai VQF và tham chiếu theo Khung tham chiếu trình độ ASEAN có một số thuận lợi và mang lại nhiều lợi ích lớn cho lao động Việt Nam. VQF được xây dựng 8 bậc tương thích và phù hợp với khung trình độ châu Âu (EQF) và Khung tham chiếu trình độ ASEAN. Với những mục tiêu rõ ràng ở mỗi bậc trình độ, người lao động có cơ hội hội được học liên thông các trình độ cao hơn, có cơ hội học tập suốt đời, được công nhận trình độ và hưởng chế độ đãi ngộ phù hợp; làm căn cứ để các doanh nghiệp tuyển dụng và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phát triển chương trình đào tạo.
    Tuy nhiên, việc triển khai VQF và AQRF còn gặp một số khó khăn, bất cập như: Hiện nay vẫn chưa có một kế hoạch cụ thể để triển khai VQF đối với các trình độ thuộc giáo dục nghề nghiệp; chưa thành lập ủy ban quốc gia với nhiệm vụ thực hiện tham chiếu đến Khung tham chiếu trình độ ASEAN; hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp cần được hoàn thiện; sự tham gia chặt chẽ của doanh nghiệp, nhà tuyển dụng và các bên liên quan; các cơ quan phối hợp thực hiện có liên quan chưa hiểu đầy đủ về AQRF và việc triển khai VQF có ý nghĩa như thế nào với việc thực hiện AQRF.
    Tại cuộc họp, các đại biểu đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm và dự kiến về triển khai các thỏa thuận của cộng đồng ASEAN, triển khai VQF và AQRF như: Chia sẻ thông tin khu vực và kinh nghiệm các nước cũng như sáng kiến thực hiện vào năm 2020; xây dựng kế hoạch thực hiện các thỏa thuận, khung trình độ quốc gia, khung tham chiếu trình độ ASEAN; Cung cấp thông tin liên quan đến lao động ngoài nước, vấn đề dịch chuyển lao động, xây dựng kế hoạch, báo cáo tham chiếu; Cung cấp thông tin liên quan đến quản lý văn bằng, trình độ, chương trình đào tạo giáo dục nghề nghiệp; Cung cấp thông tin liên quan đến tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia;..
    Một số ý kiến các đại biểu cho rằng, hiện nay đã có căn cứ rất tốt là khung trình độ quốc gia Việt Nam và khung trình độ kỹ năng nghề để tiến hành công nhận lẫn nhau về văn trình độ và kỹ năng; Cần hiểu rõ những lợi ích thì khi tham gia các thỏa thuận; Nền tảng giáo dục và đào tạo, cơ sở hạ tầng khác biệt giữa các quốc gia, trình độ ngoại ngữ, năng lực, kỹ năng  nghề của lao động là những khó khăn trong chuyển dịch lao động; để triển khai tốt VQF và AQRF cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành liên quan, sự tham gia của doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, cơ sở đào tạo; xây dựng các quan hệ thỏa thuận, công nhận xong phương trước,…
    Phát biểu tại cuộc họp, TS Trương Anh Dũng, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cảm ơn sự đóng góp và chia sẻ ý kiến của các đại biểu, chuyên gia tại cuộc họp. Phó Tổng Cục trưởng cho biết, năm 2020 là năm Việt Nam đảm nhiệm vai trò chủ tịch ASEAN, vì vậy những nội dung liên quan tới thực hiện các thỏa thuận chung trong khối ASEAN trên đây cần đưa vào nội dung, chương trình chung của ASEAN. Cộng đồng ASEAN đã có tuyên bố về đào tạo nhân lực phục vụ dịch chuyển tự do, cần thành lập hội đồng các quốc gia thành viên để triển khai tích cực khung tham chiếu trình độ ASEAN. Đây là nội dung quan trọng đòi hỏi cần thực hiện và triển khai khung trình độ quốc gia Việt Nam. Trước mắt cần đẩy mạnh triển khai khung trình độ quốc gia trong giáo dục nghề nghiệp; triển khai việc công nhận trình độ lẫn nhau và tham chiếu Khung tham chiếu ASEAN. Trong thời gian tới rất cần sự tham gia của các chuyên gia trong các lĩnh vực chuyên sâu như Y tế, Du lịch,…để thực hiện những nội dung cụ thể trong công tác triển khai khung trình độ quốc gia và khung tham chiếu trình độ ASEAN.
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tuyển dụng

Tuyển dụng

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Tổng cục GDNN

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

Bộ NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BCEC - Nơi niềm tin tỏa sáng

Nơi niềm tin tỏa sáng

Ban liên lạc cựu HSSV

Ban liên lạc cựu HSSV 2021

Đăng ký thi chứng chỉ tin học

Đăng ký thi chứng chỉ UDCNTT

Tuyển sinh đào tạo sơ cấp

Tuyển sinh đào tạo sơ cấp

50 Năm xây dựng và PT

50 năm xây dựng và phát triển
CSDL Quốc gia

CLB tiếng Anh BCEC

CLB tiếng Anh BCEC
Đăng ký tuyển sinh năm 2023
Tuyển sinh năm 2024

CLB sáng tạo, khởi nghiệp

Câu lạc bộ sáng tạo, khởi nghiệp BCEC

CLB bóng đá HSSV

CLB bóng đá HSSV