07:54 ICT Thứ sáu, 29/03/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 239

Máy chủ tìm kiếm : 8

Khách viếng thăm : 231


Hôm nayHôm nay : 15934

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1955793

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23086845

Biểu mẫu

Cổng thông tin HSSV

Quản lý đào tạo

Thư viện điện tử

Thư viện điện tử

Đánh giá KNN quốc gia

Đánh giá kỹ năng nghề quốc gia

Lịch thi kết thúc MH, MĐ

Lịch thi
Tuyển sinh Daikin

Phần mềm QLVB

Phần mềm QLVB

Sổ tay HSSV

Sổ tay HSSV

Cổng thông tin giảng viên

Cổng thông tin giảng viên

BCEC E-Learning

BCEC E - Learning

Hỗ trợ học sinh sinh viên

Ban cố vấn HSSV

Phần mềm điểm danh

Phần mềm điểm danh

Trang nhất » Tin Tức » Tin tức đào tạo nghề

Giảm tải tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”

Thứ hai - 14/09/2020 07:14
PV Báo NTNN/Dân Việt đã có trao đổi với ông Vũ Xuân Hùng (ảnh) - Vụ trưởng Vụ Đào tạo Chính quy (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐTBXH) xung quanh xu hướng đào tạo nghề 9+.

Thưa ông hiện nay các trường CĐ đang tổ chức đào tạo nghề CĐ 9+, vậy cụ thể mô hình này đào tạo như thế nào?

    - Chương trình 9+ CĐ là hình thức học văn hoá rút gọn 7 môn song song với học CĐ chính quy. Học sinh tốt nghiệp THCS theo học chương trình 9+ CĐ qua đó rút ngắn thời gian đào tạo bằng việc học song song học văn hóa và chuyên ngành.

    Điểm cộng của chương trình này là người học vừa hoàn thành chương trình THPT vừa lấy được bằng CĐ-đại học trong thời gian ngắn và sớm gia nhập thị trường lao động. Bình thường, một học sinh có thể mất 3 năm học THPT và 3 năm học hệ CĐ, thế nhưng nếu học nghề 9+ hệ CĐ thì lao động chỉ mất có 3,5 năm là có được cả hai bằng. Nếu muốn học lên đại học thì học sinh chỉ mất thêm 1,5 năm nữa là kết thúc chương trình.

Một tiết thực hành của học viênTrường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội.
 

So với đào tạo nghề trung cấp, hoặc đào tạo nghề 9+ bình thường, đào tạo nghề CĐ 9+ có gì khác biệt?

- Bản chất của CĐ nghề 9+ là học liên thông từ trung cấp lên CĐ. Người học phải có bằng trung cấp và có bằng tốt nghiệp THPT và giấy chứng nhận hoàn thành văn hóa THPT thì mới liên thông lên cao đẳng được. Đào tạo nghề 9+ CĐ được Bộ LĐTBXH thí điểm từ 2 năm nay nằm trong chương trình đào tạo nghề trọng điểm quốc gia, đào tạo nghề chất lượng cao. Sức hút của mô hình này đã và đang mang đến sự "lột xác" rất lớn trong công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng thị trường lao động.

So với chương trình đào tạo nghề khác, chương trình 9+ CĐ giúp giải quyết khó khăn trong khâu phân luồng, giảm tải tình trạng thừa thầy thiếu thợ, thất nghiệp sau khi tốt nghiệp vì thiếu kỹ năng, không đáp ứng được công việc thực tế…

Cơ hội tìm kiếm việc làm, tiếp tục học tập của các học sinh học nghề CĐ 9+ sẽ thế nào thưa ông?

- Đào tạo nghề 9+ CĐ không chỉ giúp "cởi trói" trong tuyển sinh, đào tạo cho các trường mà còn mang lại những cơ hội rộng mở trong việc tìm kiếm việc làm cho người học. Sau học nghề học sinh có việc làm ngay vì nhu cầu của thị trường là rất lớn. Nhiều ngành nghề giáo dục nghề nghiệp có nhưng giáo dục chuyên nghiệp không đào tạo được, chính bởi vậy nguồn cầu luôn rộng mở, doanh nghiệp thậm chí còn cạnh tranh mới có thể tuyển được lao động chất lượng.

Hiện nay, có một số luồng ý kiến cho rằng học sinh tốt nghiệp THCS không đủ năng lực học CĐ. Bởi vậy, một số trường ĐH cũng có ý kiến không tiếp nhận đối tượng này học liên thông lên. Ông có phân tích gì về vấn đề này?

- Tôi cho rằng liên thông hay không là phụ thuộc vào khả năng, năng lực của người học. Nếu người học đủ năng lực thì các trường sẽ chấp thuận. Không có quy định cấm liên thông từ bộ, ngành nào cả, vấn đề này do hiệu trưởng các trường đại học họ quyết định, căn cứ vào chương trình học đã có để quyết định.

Đúng là có ý kiến trái chiều, cho rằng học sinh học CĐ nghề từ THCS lên thì không đủ năng lực nhưng khách quan mà nói, học sinh học đủ chương trình phổ thông, thì đương nhiên người ta có quyền dự thi THPT. Thi THPT đỗ thì ai dám bảo học sinh đó kém.

Tuy vậy, thực tế hiện nay hầu hết học sinh học nghề, học xong đều tham gia thị trường lao động. Chỉ số ít là có nhu cầu liên thông lên đại học. Tôi cho rằng, việc tiếp nhận hay không tiếp nhận đúng là phụ thuộc vào các trường đại học, tuy nhiên vấn đề này vẫn phải được dựa trên việc đánh giá năng lực đầu vào. Không có lý gì một học sinh học nghề có năng lực lại không thể liên thông lên đại học.

Xin cảm ơn ông!


Nguồn tin: Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tuyển dụng

Tuyển dụng

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Tổng cục GDNN

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

Bộ NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BCEC - Nơi niềm tin tỏa sáng

Nơi niềm tin tỏa sáng

Ban liên lạc cựu HSSV

Ban liên lạc cựu HSSV 2021

Đăng ký thi chứng chỉ tin học

Đăng ký thi chứng chỉ UDCNTT

Tuyển sinh đào tạo sơ cấp

Tuyển sinh đào tạo sơ cấp

50 Năm xây dựng và PT

50 năm xây dựng và phát triển
CSDL Quốc gia

CLB tiếng Anh BCEC

CLB tiếng Anh BCEC
Đăng ký tuyển sinh năm 2023
Tuyển sinh năm 2024