03:42 EDT Thứ sáu, 29/03/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 334

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 333


Hôm nayHôm nay : 30344

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1970203

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23101255

Biểu mẫu

Cổng thông tin HSSV

Quản lý đào tạo

Thư viện điện tử

Thư viện điện tử

Đánh giá KNN quốc gia

Đánh giá kỹ năng nghề quốc gia

Lịch thi kết thúc MH, MĐ

Lịch thi
Tuyển sinh Daikin

Phần mềm QLVB

Phần mềm QLVB

Sổ tay HSSV

Sổ tay HSSV

Cổng thông tin giảng viên

Cổng thông tin giảng viên

BCEC E-Learning

BCEC E - Learning

Hỗ trợ học sinh sinh viên

Ban cố vấn HSSV

Phần mềm điểm danh

Phần mềm điểm danh

Trang nhất » Tin Tức » Tin tức đào tạo nghề

Hình thành cộng đồng ASEAN - Cơ hội và thách thức đối với giáo dục nghề nghiệp Việt Nam

Thứ hai - 11/05/2015 06:33

Một số nét về cộng đồng ASEAN

Mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN

Mục tiêu chung của Cộng đồng ASEAN là xây dựng Hiệp hội thành một tổ chức hợp tác liên Chính phủ liên kết sâu rộng hơn và ràng buộc hơn trên cơ sở pháp lý là Hiến chương ASEAN; nhưng ASEAN không phải là một tổ chức khép kín mà vẫn mở rộng hợp tác với bên ngoài.
 
Trụ cột của cộng đồng ASEAN
 
Cộng đồng ASEAN được hình thành dựa trên 3 trụ cột là:
 
a) Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC) nhằm mục tiêu tạo dựng môi trường hòa bình và an ninh cho phát triển ở khu vực thông qua hợp tác sâu rộng về chính trị - an ninh, với sự tham gia và đóng góp xây dựng của các đối tác bên ngoài; không nhằm tạo ra một khối phòng thủ chung. 
 
b) Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) nhằm mục tiêu tạo ra một thị trường chung duy nhất và cơ sở sản xuất thống nhất, trong đó có sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có kỹ năng nghề; từ đó nâng cao tính cạnh tranh và thúc đẩy sự thịnh vượng chung cho cả khu vực; tạo sự hấp dẫn với đầu tư - kinh doanh từ bên ngoài. Trên cơ sở cơ bản hoàn thành Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), ASEAN đã nhất trí thông qua Kế hoạch tổng thể đến năm 2015, ASEAN sẽ trở thành:  (I) Một thị trường duy nhất và một cơ sở sản xuất thống nhất, trong đó có sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có kỹ năng  nghề; (II)  Một khu vực kinh tế có sức cạnh tranh cao; (III) Một khu vực phát triển kinh tế đồng đều, nhất là thực hiện có hiệu quả Sáng kiến liên kết ASEAN (IAI); (IV) Một khu vực ASEAN hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu. Đồng thời, ASEAN nhất trí đề ra Cơ chế thực hiện và Lộ trình chiến lược thực hiện Kế hoạch tổng thể. ASEAN cũng nhất trí xác định 12 lĩnh vực ưu tiên đẩy nhanh liên kết với lộ trình hoàn thành  là: Hàng nông sản; Ô tô; Điện tử; Nghề cá; Các sản phẩm từ cao su; Dệt may; Các sản phẩm từ gỗ; Vận tải hàng không; Thương mại điện tử ASEAN; Chăm sóc sức khoẻ; Du lịch; và Logistics.
 
c)  Cộng đồng Văn hóa - Xã hội (ASCC) nhằm mục tiêu phục vụ và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ASEAN, sẽ tập trung xử lý các vấn đề liên quan đến bình đẳng và công bằng xã hội, bản sắc văn hóa, môi trường, tác động của toàn cầu hóa và cách mạng khoa học công nghệ.
 
Chủ trương của Đảng, Nhà nước về hợp tác khu vực và quốc tế trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
 
 Về hợp tác khu vực và quốc tế
 
- Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển năm 2011) xác định: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; nâng cao vị thế đất nước; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh”.
 
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011- 2020 nêu định hướng: “Mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế”.
 
Về hợp tác khu vực và quốc tế trong lĩnh vực Giáo dục và GDNN
 
- Nghị quyết số  22-NQ/TW của Bộ chính trị ngày 10/4/2013 về hội nhập quốc tế, trong đó về lĩnh vực giáo dục đào tạo nêu định hướng: “tập trung vào phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao ”. Thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 31/NĐ-CP ngày 13/5/2014, trong đó về lĩnh vực giáo dục đào tạo nêu nhiệm vụ: “Triển khai đề án Hội nhập quốc tế về giáo dục và dạy nghề đến năm 2020”.
 
- Quyết định số 2448/QĐ-TTg ngày 16/12/2013 của Thủ tướng của Chính phủ phê duyệt Đề án Hội nhập quốc tế về giáo dục và đào tạo đến năm 2020 xác định mục tiêu: “Đến năm 2020 phát triển một số cơ sở giáo dục đại học, dạy nghề đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và thế giới, tiến tới công nhận văn bằng, chuyển đổi tín chỉ và kỹ năng nghề giữa Việt Nam với các nước khác trên thế giới..” 
 
- Luật giáo dục nghề nghiệp (có hiệu lực từ ngày 01/7/2015) quy định riêng Mục 3 - Chương III với 5 điều (Từ điều 46 đến điều 50) về hợp tác quốc tế trong GDNN. Mục tiêu hợp tác quốc tế về giáo dục nghề nghiệp được xác định là: 
 
“1. Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo hướng hiện đại, tiếp cận nền giáo dục nghề nghiệp tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
 
2. Tạo điều kiện để cơ sở giáo dục nghề nghiệp phát triển bền vững, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
 
 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP  
 
Cơ hội
 
Cơ hội việc làm cho người lao động sẽ nhiều hơn  
 
ASEAN sẽ đảm bảo rằng lực lượng lao động của mình sẽ được chuẩn bị tốt, và được hưởng lợi từ hội nhập kinh tế thông qua việc đầu tư nhiều hơn nữa các nguồn lực cho giáo dục cơ bản và nâng cao, đào tạo nghề, phát triển khoa học và công nghệ, tạo công ăn việc làm, và bảo vệ xã hội. 
 
Sự phát triển và tăng cường các nguồn nhân lực là một chiến lược then chốt cho tầng lớp lao động, xoá nghèo đói và những chênh lệch kinh tế - xã hội, và đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế công bằng, hợp lý.
 
Bằng cấp được công nhận trong Cộng đồng ASEAN 2015
 
ASEAN sẽ tiếp tục những nỗ lực của mình để thúc đẩy sự linh hoạt khu vực và công nhận lần nhau về chất lượng nghề nghiệp, nhân tài, và phát triển các kỹ năng. Trong Cộng đồng ASEAN, việc thực hiện công nhận lẫn nhau và chuyển đổi về kỹ năng nghề trong một số các lĩnh vực và một số nghề sẽ tạo điều kiện cho công dân các nước ASEAN tìm được việc làm ngoài phạm vi nước mình với mức lương hợp lý, hấp dẫn hơn.
 
Cơ hội hội nhập sâu rộng
 
Hội nhập khu vực và quốc tế về GDNN là xu thế tất yếu và sẽ tạo ra thị trường lao động khu vực, toàn cầu với lực lượng lao động là công dân khu vực và công dân toàn cầu. Để lao động Việt Nam tự tin hội nhập khu vực và quốc tế, bên cạnh các hoạt động hỗ trợ từ cơ sở đào tạo, từng cá nhân học sinh - sinh viên phải không ngừng tự học, rèn luyện, tự chịu trách nhiệm để trang bị cho mình kỹ năng, kỹ luật, có tác phong của lao động chất lượng cao. Nếu như họ thiếu và yếu các kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng kinh doanh và kỹ năng sống …sẽ khó khăn trong cơ hội tìm việc làm trong quá trình hội nhập ASEAN.
 
Thách thức
 
Chất lượng nhân lực thấp và năng suất lao động thấp
 
Chất lượng lao động là yếu tố quyết định sự thành bại trong hợp tác và cạnh tranh khu vực và quốc tế nói chung. Việt Nam gặp nhiều bất lợi trong cạnh tranh vì  lao động Việt Nam có chất lượng thấp,việc nâng cao kỹ năng nghề cho lao động là đòi hỏi cấp thiết. Theo điều tra của WB (năm 2010) tỷ lệ lao động kỹ năng nghề cao trong tổng số lao động đang làm việc của Malaysia chiếm 25% của Singapore là 49% (trong khi của Việt Nam hiện nay chỉ chiếm khoảng 15%). Khi kỹ năng nghề thấp tất yếu dẫn đến năng suất lao động thấp. Trong Báo cáo của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) “Con đường Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015 - Những thách thức và cơ hội với các doanh nghiệp” đã đưa ra cảnh báo năng suất lao động của Việt Nam vào loại thấp khu vực ASEAN (chỉ bằng 2/5 Thái Lan, 1/5 Malaysia và 1/15 Singapore). 
 
Thách thức đầu tiên và lớn nhất với Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn do sự không đồng đều về chất lượng nhân lực trong nước và so với các nước trong khu vực trong điều kiện yêu cầu cao về kỹ năng nghề và  đổi mới nhanh chóng về sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Ông Gyorgy Sziraczki Giám đốc ILO Việt Nam cho biết Việt Nam đã sẵn sàng đáp ứng nhu cầu về lao động có trình độ kỹ năng thấp, nhưng cần nỗ lực nhiều hơn để có thể chuẩn bị nguồn lao động kỹ năng trung bình và nhất là khắc phục sự thiếu hụt lao động có kỹ năng cao.
 
Nghị quyết số 29/NQ-TW về đổi mới cơ bản toàn diện giáo dục đào tạo nêu quan điểm: “Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng”.
 
Tự do di chuyển lao động trong nội khối và tạo môi trường hợp tác và cạnh tranh
   
Xu hướng xâm nhập thị trường cao, sự mất cân bằng cung - cầu về việc làm và các dòng chảy thương mại đòi hỏi tự do di chuyển lao động trong khối ASEAN là một thách thức gay gắt.  Phải chú trọng đến các luồng tự do di chuyển lao động, bảo đảm sự cam kết và thỏa thuận về thương mại quốc tế, khuyến khích trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin giữa các đối tác và thiết lập cơ chế cho sự tự do dịch chuyển lao động (nhất là lao động có kỹ năng nghề cao) trong toàn khu vực ASEAN. Di chuyển lao động sẽ tạo nên môi trường hợp tác, cạnh tranh lành mạnh và gay gắt.
 
Thách thức lớn nhất là tính cạnh tranh trong thị trường nhân lực sẽ rất cao, trong khi mức độ sẵn sàng của GDNN Việt Nam còn chậm. So sánh ở khu vực thì tăng trưởng của Việt Nam kém cạnh tranh so với một số nước, do chủ yếu dựa vào tài nguyên và lao động rẻ, tăng trưởng chưa có sự góp phần của năng suất từ lao động có kỹ năng nghề cao, đóng góp của hàng hóa trong nước có giá trị gia tăng còn hạn chế
 
Đầu tư cho giáo dục nghề nghiệp thấp và sức cạnh tranh hạn chế
 
Theo báo cáo Dạy nghề Việt Nam 2011 (Viện nghiên cứu khoa học dạy nghề - NIVT): “tỷ trọng đầu tư cho dạy nghề vẫn còn thấp, chỉ chiếm 0,45 GDP và 1,63% tổng chi ngân sách nhà nước năm 2011). Với tỷ trọng đầu tư như vậy thì hậu quả tất yếu là chất lượng đào tạo không thể đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động khu vực. Các cơ sở GDNN Việt Nam cần được đầu tư trang bị cơ sở vật chất, thiết bị và phương tiện cho toàn hệ thống và cho các cơ sở GDNN chất lượng cao để nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động, nhất là thiết bị phù hợp với kỹ thuật - công nghệ  tiên tiến trong sản xuất. 
 
Khoản 2 - Điều 6 về Chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục nghề nghiệp của Luật GDNN quy định: “Đầu tư cho giáo dục nghề nghiệp được ưu tiên trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nhân lực. Ngân sách cho giáo dục nghề nghiệp được ưu tiên trong tổng chi ngân sách nhà nước dành cho giáo dục, đào tạo…”. 
 
MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ  
 
Đổi mới  tư duy về giáo dục nghề nghiệp
 
- GDNN phải chuyển mạnh từ tư duy tham gia, sang chủ động và tích cực đóng góp, đề xuất các sáng kiến; tăng cường cách tiếp cận đa ngành; chú trọng nội hàm phát triển bền vững;…vừa hợp tác vừa cạnh tranh, thích ứng với  môi trường đa văn hóa. 
 
 - Xây dựng tầm nhìn và chiến lược nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua phát triển kỹ năng nghề cao cho người lao động thì chắc chắn sẽ tụt hậu xa về năng suất lao động trong môi trường hội nhập khu vực. 
 
- Hướng đến Cộng đồng ASEAN, đòi hỏi GDNN Việt Nam phải đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập khu vực và quốc tế. 
 
- Để có thể tận dụng tốt cơ hội, GDNN Việt Nam cần chuyển đổi đào tạo từ lao động trình độ thấp là chủ yếu sang đào tạo lao động có kiến thức và kỹ năng cao cung cấp cho những nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp trong nước và thị trường lao động khu vực. Họ phải có những phẩm chất để thích ứng và tồn tại trong với môi trường lao động đa văn hóa.
 
- GDNN phải được coi là dịch vụ xã hội, đưa cơ hội học nghề lập nghiệp đến với mọi người, vì lợi ích của người học.
 
Xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp phù hợp
 
- Xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến GDNN về hội nhập (song phương hoặc đa phương) với các nước thành viên nội khối ASEAN.
 
- Ký kết các Hiệp định công nhận văn bằng, tín chỉ và chứng chỉ kỹ năng nghề với các nước ASEAN  
 
- Có cơ chế khuyến khích các tổ chức quốc tế, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia hoạt động đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ trong lĩnh vực GDNN ở Việt Nam. 
 
Xây dựng khung trình độ giáo dục nghề nghiệp tương thích với Khung trình độ giáo dục nghề nghiệp các nước khu vực ASEAN
 
-  Xây dựng khung trình độ quốc gia về giáo dục và đào tạo - là xu hướng tất yếu của nền giáo dục hiện đại. Hội nhập GDNN khu vực ASEAN là yêu cầu khách quan, là đòi hỏi, thúc ép phải công nhận văn bằng, chuyển đổi tín chỉ, kỹ năng nghề tương thích giữa các nước trong nội khối. 
 
- Trong khi nhiều quốc gia ASEAN đã xây dựng Khung trình độ quốc gia GDNN thì ở Việt Nam chưa có Khung trình độ quốc gia với  đặc trưng về trình độ các trình độ đào tạo. Để hội nhập khu vực, trước hết Việt Nam  phải xúc tiến sớm việc xây dựng Khung trình độ GDNN trong khuôn khổ Khung trình độ giáo dục quốc gia trên cơ sở tham chiếu mô hình của các nước khu vực và điều kiện cụ thể kinh tế - xã hội của Việt Nam. 
 
 Xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề tương thích và được công nhận lẫn nhau giữa các nước ASEAN  
 
- Tuyên bố của các nhà lãnh đạo ASEAN về phát triển nguồn nhân lực và kỹ năng cho phục hồi kinh tế và tăng trưởng bền vững đã khẳng định tại điểm 10 và 11 trong tuyên bố 20 điểm đã xác định: 
 
“ Điểm 10: Tăng cường đào tạo nghề và học tập trong lực lượng lao động với mục tiêu nâng cao khả năng có việc làm và tăng cường kỹ năng của lực lượng lao động”  và  Điểm 11. Xây dựng khung kỹ năng nghề quốc gia trong các nước thành viên ASEAN thông qua chia sẻ kinh nghiệm và những điển hình tốt như một chiến lược quan trọng nhằm tăng cường phát triển và quản lý nguồn nhân lực và giúp các nước thành viên nâng cao trình độ tiêu chuẩn kỹ năng liên quan như là một bước đi quan trọng hướng tới một bộ khung công nhận tay nghề lẫn nhau trong ASEAN”. 
 
- Ký kết các thỏa thuận hướng tới tăng cường chất lượng và tiêu chuẩn hóa nguồn nhân lực, đồng thời tạo điều kiện cho việc dịch chuyển lao động du lịch được đào tạo và được công nhận ở tất cả các cấp độ trong khu vực.
 
- Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia Việt Nam cần cập nhật và mở rộng cho phù hợp với Tiêu chuẩn kỹ năng nghề các nước ASEAN nhằm thừa nhận lẫn nhau tạo điều kiện cho người lao động tự do di chuyển lao động và tìm cơ hội việc làm trong nội khối. Cung cấp thông tin rộng rãi về tiêu chuẩn kỹ năng nghề Việt Nam và các nước thành viên  đến người lao động, doanh nghiệp, các cơ sở GDNN. 
 
Tập trung đầu tư các yếu tố bảo đảm chất lượng GDNN
 
Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên - giảng viên theo chuẩn khu vực và quốc tế
 
Đội ngũ giáo viên - giảng viên trong các cơ sở GDNN là người quyết định chất lượng đào tạo. Đối với giáo viên - giảng viên GDNN thì trình độ kỹ năng nghề và năng lực sư phạm là 2 thành tố quan trọng nhất để bảo đảm kỹ năng nghề cho học sinh – sinh viên thích ứng với nhu cầu sử dụng nhân lực trong thị trường lao động không biên giới. Để chủ động tham gia thị trường đào tạo Khu vực cần xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên - giảng viên theo hướng tiếp cận chuẩn năng lực thực hiện khu vực và quốc tế. Quyết định số 2448/QĐ-TTg  đề ra nhiệm vụ triển khai chương trình  “đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục và dạy nghề các cấp phục vụ hợp tác quốc tế”.
 
Chương trình đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra và tương thích với chương trình các nước trong khu vực 
 
Để cung cấp cho thị trường lao động lao động kỹ năng nghề cao trong khu vực cần đổi mới cách tiếp cận trong xây dựng chương trình đào tạo GDNN.
 
- Thiết kế chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra. Chương trình cần mền dẻo linh hoạt có sự tham gia của doanh nghiệp hoặc theo các đơn đặt hàng của doanh nghiệp, cập nhật những thay đổi của kỹ thuật - công nghệ trong sản xuất và đặc biệt chú trọng đến những kỹ năng mềm như:. kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư  giãn, vượt qua khủng hoảng, làm việc theo nhóm, sáng tạo và đổi mới…(Các  nhà tuyển dụng cho biết người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức, kỹ năng  chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm). Bổ sung thêm kỹ năng kinh doanh trong chương trình đào tạo như bà Bộ trưởng Giáo dục Đan Mạch, bà Christine Antorini khi bàn về GDNN Việt nam đã khuyến cáo: “Xã hội cần nhiều người có trình độ, kỹ năng nghề, kỹ năng kinh doanh hơn nữa để phát triển”.
 
- Tham chiếu, áp dụng có chọn lọc các chương trình đào tạo tiên tiến cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam để sản phẩm qua đào tạo có thể làm việc trong ngôi nhà chung ASEAN.
 
- Tập trung triển khai kiểm định chất lượng GDNN chủ yếu vào kiểm định các chương trình đào tạo. 
 
Đầu tư cơ sở GDNN chất lượng cao ngang tầm ASEAN và quốc tế
 
Trong giáo dục luôn tồn tại sự phân tầng về chất lượng, trong mạng lưới cơ sở  GDNN cần hình thành một số cơ sở đào tạo chất lượng cao tương đương với các nước khu vực để đào tạo nhân lực có kỹ năng nghề cao đủ sức cạnh tranh trong thị trường lao động không biên giới và làm nòng cốt về chất lượng trong hệ thống.
 
Khoản 3 – Điều 6 (Chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục nghề nghiệp) của Luật GDNN quy định: “  Đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy hoạch; tập trung đầu tư hình thành một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp trọng điểm chất lượng cao đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động…”.  Đến năm 2020 phấn đấu nâng số trường dạy nghề (GDNN) đạt cấp độ quốc tế lên hơn 10 trường (Quyết định số 2448/QĐ-TTg).
 
Doanh nghiệp là chủ thể và động lực phát triển GDNN
- Một số nghiên cứu về vai trò của doanh nghiệp trước ngưỡng cửa hình thành cộng đồng ASEAN đưa ra thông điệp: Doanh nghiệp sẽ dẫn dắt sự phát triển của cộng đồng ASEAN. Giáo sư Robert S. Kaplan  (Đại học Harvard)  đã phát biểu: “Quốc gia là con thuyền và doanh nghiệp là những tay chèo”. Do vậy để đào tạo kỹ năng nghề cho người lao động cần phát triển đào tạo tại doanh nghiệp, liên kết chặt chẽ giữa cơ sở GDNN với các doanh nghiệp, nắm bắt nhu cầu và các tiêu chuẩn của các ngành công nghiệp để đáp ứng. 
 
-  Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 khẳng định: “Phát triển lực lượng doanh nghiệp trong nước với nhiều thương hiệu mạnh, có sức cạnh tranh cao để làm chủ thị trường trong nước, mở rộng thị trường ngoài nước, góp phần bảo đảm độc lập, tự chủ của nền kinh tế ”.
 
- Cần xem các doanh nghiệp là nòng cốt, chủ thể  và động lực phát triển GDNN Việt Nam từ cấp độ vĩ mô đến vi mô. Chính phủ tạo điều kiện hỗ trợ cho doanh nghiệp, đồng thời các doanh nghiệp cũng phải nỗ lực tìm kiếm các giải pháp nhằm đối phó với khó khăn và tận dụng thời cơ mà hội nhập đem lại như: nâng cao chất lượng,  đầu tư sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, xây dựng uy tín, thương hiệu; chú trọng  khảo sát, nghiên cứu thị trường...
 
- Hệ thống GDNN  cần nghiên cứu cách thức tiếp cận và thực hiện  nguyên tắc “Hướng tới đào tạo nghề nghiệp theo nhu cầu của doanh nghiệp ”. Sản phẩm qua đào tạo  cần phải thích ứng nhanh với nhu cầu kỹ năng tại nơi làm việc. Học sinh - sinh viên tham gia học tập tại cơ sở GDNN và ngay tại doanh nghiệp sẽ có kinh nghiệm làm việc ở các doanh nghiệp,  họ sẽ có lợi thế về cơ hội việc làm ngay từ lúc còn đang đi học. Đó chính là chìa khóa để người lao động tìm kiếm sinh kế, tự tạo việc làm và thăng tiến trong trong thị trường lao động. 
 
Theo thỏa thuận giữa các nguyên thủ ASEAN, đến ngày 31/12/2015, toàn khối ASEAN sẽ tiến tới một cộng đồng “thống nhất trong đa dạng”. Hình thành cộng đồng ASEAN là thách thức lớn nhưng cũng là cơ hội rất thuận lợi để phát triển GDNN Việt Nam.Thách thức bao giờ cũng hàm chứa cơ hội, thách thức mang tính toàn cầu còn cơ hội thì không phải lúc nào cũng xuất hiện. GDNN Việt Nam cần nắm thời cơ hội nhập để đổi mới, phát triển nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, tăng sức cạnh tranh của nguồn nhân lực trên thị trường lao động trong nước, khu vực và quốc tế. 

Tác giả bài viết: bavuit

Nguồn tin: tcdn.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tuyển dụng

Tuyển dụng

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Tổng cục GDNN

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

Bộ NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BCEC - Nơi niềm tin tỏa sáng

Nơi niềm tin tỏa sáng

Ban liên lạc cựu HSSV

Ban liên lạc cựu HSSV 2021

Đăng ký thi chứng chỉ tin học

Đăng ký thi chứng chỉ UDCNTT

Tuyển sinh đào tạo sơ cấp

Tuyển sinh đào tạo sơ cấp

50 Năm xây dựng và PT

50 năm xây dựng và phát triển
CSDL Quốc gia

CLB tiếng Anh BCEC

CLB tiếng Anh BCEC
Đăng ký tuyển sinh năm 2023
Tuyển sinh năm 2024