20:22 ICT Thứ sáu, 29/03/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 104

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 103


Hôm nayHôm nay : 41441

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1981300

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23112352

Biểu mẫu

Cổng thông tin HSSV

Quản lý đào tạo

Thư viện điện tử

Thư viện điện tử

Đánh giá KNN quốc gia

Đánh giá kỹ năng nghề quốc gia

Lịch thi kết thúc MH, MĐ

Lịch thi
Tuyển sinh Daikin

Phần mềm QLVB

Phần mềm QLVB

Sổ tay HSSV

Sổ tay HSSV

Cổng thông tin giảng viên

Cổng thông tin giảng viên

BCEC E-Learning

BCEC E - Learning

Hỗ trợ học sinh sinh viên

Ban cố vấn HSSV

Phần mềm điểm danh

Phần mềm điểm danh

Trang nhất » Tin Tức » Tin tức đào tạo nghề

Hội nghị công tác đào tạo sơ cấp, đào tạo thường xuyên và đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Thứ ba - 12/09/2017 10:00
    Ngày 08/9/2017, tại Nghệ An, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã tổ chức Hội nghị giao ban công tác đào tạo sơ cấp, đào tạo thường xuyên và đào tạo nghề cho lao động nông thôn với 30 tỉnh phía Bắc từ Thừa Thiên Huế trở ra và 2 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông. Tham dự Hội nghị về phía Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có Tiến sĩ Nguyễn Hồng Minh, Tổng Cục trưởng; Tiến sĩ Trương Anh Dũng, Phó Tổng Cục trưởng; đại diện lãnh đạo, chuyên viên các Vụ, đơn vị của Tổng cục: Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ Pháp chế- Thanh tra, Vụ Nhà giáo, Vụ Đào tạo thường xuyên, Văn phòng, Ban quản lý các dự án giáo dục nghề nghiệp vốn Chương trình mục tiêu... Đại diện Lãnh đạo Cục Việc làm, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Về phía địa phương có đại diện lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Dạy nghề thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, đại điện một số trường cao đẳng, trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên...

 

Tiến sĩ Nguyễn Hồng Minh - Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp phát biểu chỉ đạo và kết luận Hội nghị
 
    Tại Hội nghị, Bà Phạm Thị Hoàn, Phó Vụ trưởng Vụ Đào tạo thường xuyên đã báo cáo kết quả đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo thường xuyên và đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2016 và tình hình triển khai thực hiện 8 tháng đầu năm 2017, ước thực hiện năm 2017, kế hoạch năm 2018 và giai đoạn 2018-2020. Theo báo cáo, năm 2016 cả nước có khoảng 1,7 triệu người được đào tạo sơ cấp theo Luật giáo dục nghề nghiệp, trong đó khoảng 1 triệu lao động nông thôn; 8 tháng đầu năm 2017, cả nước có trên 900 ngàn người được đào tạo sơ cấp, đào tạo thường xuyên đạt 54,5% kế hoạch; ước thực hiện trong năm 2017 là 1,6 triệu người đạt kế hoạch được giao. Về đào tạo nghề cho lao động nông thôn 8 tháng đã đào tạo khoảng 700 ngàn người, đạt 63,6% kế hoạch. Về đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề cho đào tạo thường xuyên, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong 5 năm (2010-2014) đã hỗ trợ tổng kinh phí là 4.139 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn Trung ương là 3.147,15 tỷ đồng, các địa phương bố trí gần 1.000 tỷ đồng.
 

Đoàn Chủ tịch Hội nghị (Từ trái sang: Ông Đào Văn Tiến - Vụ trưởng Vụ đào tạo thường xuyên, TS. Nguyễn Hồng Minh - Tổng cục trưởng, TS Trương Anh Dũng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục giáo dục nghề nghiệp)
 
    Qua quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, các cơ quan ở Trung ương có sự phối hợp chặt chẽ nên đã kịp thời trình Chính phủ ban hành và ban hành cơ chế chính sách tương đối kịp thời, đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương triển khai thực hiện nhiệm vụ. Các địa phương cũng đã chủ động triển khai thực hiện nhiệm vụ, hướng dẫn các cơ sở đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo thường xuyên và đào tạo nghề cho lao động nông thôn; chủ động tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố bố trí nguồn lực cho đào tạo nghề. Bên cạnh đó, công tác đào tạo nghề cũng nhận được sự quan tâm, hỗ trợ, tham gia của cả hệ thống chính trị, các cơ quan báo chí, truyền thông trong công tác giám sát, tổ chức thực hiện. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã chủ động chuyển từ dạy theo năng lực sẵn có sang đào tạo theo yêu cầu, nhu cầu của doanh nghiệp, dạy theo nhu cầu của người lao động
    Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề thường xuyên, đào tạo nghề cho lao động nông thôn cũng gặp một số khó khăn trong đó có việc tổng hợp, thống kê kết quả đào tạo thường xuyên tại các doanh nghiệp. Kết quả dạy nghề cho lao động nông thôn không đồng đều giữa các vùng trong cả nước. Các Vùng Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên có số lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề và tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau học nghề thấp hơn các vùng khác, trong khi kinh phí hỗ trợ bình quân luôn bằng hoặc cao hơn các vùng khác trong cả nước. Việc xác định danh mục nghề đào tạo cho lao động nông thôn, nhất là danh mục nghề nông nghiệp ở một số địa phương vẫn còn dàn trải chưa xuất phát từ quy hoạch sản xuất nông nghiệp, quy hoạch nông thôn mới và yêu cầu làm nông nghiệp tiên tiến hiện đại. Lao động học một số nghề phi nông nghiệp chưa tìm được việc làm, do thị trường tại chỗ không có nhu cầu hoặc do tay nghề chưa đáp ứng được yêu cầu công việc thực tế. Định mức chi phí đào tạo cho từng nghề ở một số địa phương thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo. Đặc biệt hiện nay, cùng với chính sách hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg còn có các chính sách, chương trình, dự án, đề án khác sử dụng ngân sách nhà nước để dạy nghề cho lao động khu vực nông thôn do các Bộ, ngành quản lý, chỉ đạo nên có sự phân tán nguồn lực, trùng lặp đối tượng thụ hưởng và khó khăn trong theo dõi, thống kê, tổng hợp kết quả, hiệu quả dạy nghề. Người dân còn thiếu thông tin để tiếp cận đầy đủ, hiệu quả chính sách của nhà nước.Các địa phươnng bố trí nguồn lực cho dạy nghề còn chậm.
 

    Mục tiêu triển khai thực hiện nhiệm vụ đào tạo thường xuyên và đào tạo nghề cho lao động nông thôn,  năm 2018-2020 là: đào tạo sơ cấp, đào tạo thường xuyên cho khoảng 5,5 triệu người, trong đó trình độ sơ cấạo khoảng 2,7 triệu người; đào tạo thường xuyên cho khoảng 2,8 triệu người. Về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, phấn đấu đạt khoảng 2,74 triệu người. Để đạt mục tiêu trên, báo cáo đã chỉ ra một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó tập trung vào một số giải pháp chính: đẩy mạnh tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn; rà soát, cập nhật, bổ sung nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn; phát triển chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy, phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp; tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo nghề cho lao động nông thôn; xây dựng các mô hình đào tạo nghề có hiệu quả cho lao đông nông thôn, theo từng ngành, lĩnh vực để tổ chức triển khai nhân rộng; đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, đánh giá, chỉ đạo việc thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

    Tại Hội nghị, đại diện các địa phương đã thẳng thắn trao đổi nhiều nội dung xung quanh vấn đề đào tạo sơ cấp, đào tạo thường xuyên và đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Các ý kiến tập trung vào các vấn đề liên quan đến việc xếp hạng đối với các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện; chuẩn nhà giáo, tiêu chuẩn nhà giáo và nghiệp vụ sự phạm của nhà giáo ở dạy nghề dưới 3 tháng; Đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, quảng lý văn bằng, chứng chỉ; quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp cấp huyện trong đó có các vấn đề như: bố trí cán bộ, định mức biên chế và kinh phí phân bổ; hoạt động của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện: cơ chế quản lý trung tâm, chế độ chính sách đối với giáo viên tham gia dạy cả văn hóa và đào tạo nghề; việc đánh giá cán bộ cuối năm. Việc xây dựng và giao chỉ tiêu, cấp kinh phi triển khai đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là đào tạo nghề nông nghiệp. Một số ý kiến kiến nghị Tổng cục, Bộ cần đẩy mạnh ứng dụng công nghề thông tin, trong đó cần có các phần mềm ứng dụng quản lý trong hoạt động quản lý giáo dục nghề nghiệp như thống kê, điều hành, tuyển sinh và quản lý học sinh sinh viên, quản trị nhà trường và theo dõi học sinh sau tốt nghiệp...
    Các ý kiến trao đổi, thắc mắc của các đại biểu đã được Lãnh đạo Tổng cục, lãnh đạo các Vụ, đơn vị liên quan của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp trả lời và giải thích cụ thể, giúp các địa phương hiểu và thực hiện đúng chế độ, chính sách cũng như theo đúng qui định của Luật giáo dục nghề nghiệp. Trong đó đặc biệt là về vấn đề quản lý các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, vấn đề đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, chương trình, giáo trình đào tạo...
    Phát biểu chỉ đạo và kết luận Hội nghị, TS.Nguyễn Hồng Minh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp yêu cầu các địa hương cần chủ động nghiên cứu, triển khai thực hiện đầy đủ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục nghề nghiệp, trong đó đặc biệt lưu ý tới về đề đăng lý hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các điều kiệm đảm bảo cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Tổng Cục trưởng cho biết, Tổng cục đang tham mưu trình Bộ và trình Chính phủ Đề án Đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, trong đó sẽ có những giải pháp tổng thể, giải pháp đột phá để thực hiện thành công việc đổi mới. Hiện nay, Tổng cục đang tích cực chủ động tham mưu cho Chính Phủ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách cho giáo dục nghề nghiệp nói chung và đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói riêng, phấn đấu đến năm 2018 sẽ có đầy đủ hệ thống  văn bản hướng dẫn thực hiện. Đối với công tác đào tạo sơ cấp, đào tạo thường xuyên và đào tạo nghề cho lao động nông thôn đạt được hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới, Tổng Cục trưởng Nguyễn Hồng Minh nhấn mạnh: Các địa phương cần tập trung rà soát, làm rõ nguồn kinh phí cụ thể trước khi thực hiện giao chỉ tiêu kế hoạch hỗ trợ đào tạo nghề để sát với thực tế cũng như năng lực và khả năng của địa phương và cơ sở giáo dục nghề nghiệp; đồng thời, tiến hành công tác rà soát quy hoạch mạng lưới, sắp xếp hoặc sát nhập lại theo hướng giảm đầu mối để tập trung đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất và có thể là hình thành các trung tâm giáo dục nghề nghiệp vệ tinh cho các trường cao đẳng. Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần tập trung hơn nữa vào hoạt động truyền thông, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người dân có thể tiếp cận và hiểu đầy đủ chính sách của nhà nước.
    Tổng Cục trưởng nêu rõ: Để đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp: cần sớm thiết lập các trung tâm đánh giá kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động, truyền nhân và giáo viên đào tạo nghề cho lao động nông thôn có tay nghề, trình độ cao, giỏi nghề; thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ở những nghề phổ biến, công nghệ cao; ban hành chuẩn đầu ra những nghề xã hội cần; rà soát, điều chỉnh chương trình, giáo trình, bài giảng cho phù hợp và đạt chuẩn theo quy định./.


Nguồn tin: tcdn.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tuyển dụng

Tuyển dụng

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Tổng cục GDNN

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

Bộ NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BCEC - Nơi niềm tin tỏa sáng

Nơi niềm tin tỏa sáng

Ban liên lạc cựu HSSV

Ban liên lạc cựu HSSV 2021

Đăng ký thi chứng chỉ tin học

Đăng ký thi chứng chỉ UDCNTT

Tuyển sinh đào tạo sơ cấp

Tuyển sinh đào tạo sơ cấp

50 Năm xây dựng và PT

50 năm xây dựng và phát triển
CSDL Quốc gia

CLB tiếng Anh BCEC

CLB tiếng Anh BCEC
Đăng ký tuyển sinh năm 2023
Tuyển sinh năm 2024