03:08 EDT Thứ năm, 25/04/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 374

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 371


Hôm nayHôm nay : 64854

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1517828

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 24736351

Biểu mẫu

Cổng thông tin HSSV

Quản lý đào tạo

Thư viện điện tử

Thư viện điện tử

Đánh giá KNN quốc gia

Đánh giá kỹ năng nghề quốc gia

Lịch thi kết thúc MH, MĐ

Lịch thi
Tuyển sinh Daikin

Phần mềm QLVB

Phần mềm QLVB

Sổ tay HSSV

Sổ tay HSSV

Cổng thông tin giảng viên

Cổng thông tin giảng viên

BCEC E-Learning

BCEC E - Learning

Hỗ trợ học sinh sinh viên

Ban cố vấn HSSV

Phần mềm điểm danh

Phần mềm điểm danh

Trang nhất » Tin Tức » Tin tức đào tạo nghề

Hội thảo Nhân lực qua đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội

Thứ ba - 23/12/2014 04:23

Ngày 11/12/2014, tại Hà Nội, Bộ Lao động – TBXH chủ trì, phối hợp với Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực tổ chức Hội thảo phát triển nhân lực qua đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội. Thứ trưởng thường trực Bộ Lao động – TBXH Nguyễn Thanh Hòa chủ trì Hội thảo.

Các đại biểu dự Hội thảo
 
 
Toàn cảnh Hội thảo
 
Tới dự hội thảo còn có TS. Đặng Xuân Hoan, Tổng Thư ký Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực; TS.Nguyễn Hồng Minh, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề; các Vụ chức năng của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Tổng cục Dạy nghề; đại diện Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo; đại diện Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam, tổ chức GIZ của Đức; các nhà khoa học của một số trường Đại học, Học viện và lãnh đạo 45 trường nghề được chọn đầu tư thành trường chất lượng cao...
 
 
Thứ trưởng thường trực Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Nguyễn Thanh Hòa phát biểu ý kiến
 
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Hòa nhấn mạnh: “Những năm gần đây, lĩnh vực dạy nghề nhận được sự quan tâm lớn của xã hội, được Đảng, Nhà nước tạo điều kiện phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cần thiết cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo của nhiều cơ sở dạy nghề còn thấp, nhìn chung dạy nghề chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động, nhất là lĩnh vực đòi hỏi công nghệ, kỹ thuật cao. Năng lực, trình độ, kỹ năng nghề của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý còn nhiều bất cập; cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy, thực hành ở nhiều nơi còn lạc hậu; hệ thống chương trình, giáo trình chậm đổi mới, cập nhật... Để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước, khắc phục tình trạng lãng phí, kém hiệu quả trong đào tạo nhân lực thì việc nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội là một yêu cầu cấp bách cho lĩnh vực dạy nghề nói chung và các cơ sở dạy nghề nói riêng...”
 
Thứ trưởng cũng yêu cầu, thông qua thảo luận sẽ tìm ra giải pháp khả thi nhằm tạo chuyển biến cơ bản, tích cực đối với công tác đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội; nắm bắt khung tham chiếu trình độ kỹ năng nghề của các quốc gia trong khu vực để áp dụng cho các lao động để chuẩn bị và đầu tư tham gia thị trường chung của ASEAN; định hướng đổi mới cơ chế tài chính dạy nghề giai đoạn 2015- 2020...
 
 
TS. Đặng Xuân Hoan, Tổng Thư ký  Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực
 
Thay mặt Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, TS. Đặng Xuân Hoan cho biết, phát triển nhân lực được coi là một trong ba trụ cột vàng trong việc phát triển đất nước. Trong bối cảnh của đất nước, chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020 xác định cần đảm bảo nhân lực cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa góp phần giải quyết vấn đề tăng năng suất lao động; cơ cấu dân số của nước ta trong giai đoạn dân số vàng, đây là một ưu thế của nước ta; nhu cầu đào tạo nghề nghiệp cho người lao động ngày càng cao hơn; phát triển nhân lực đáp ứng cân bằng giữa các vùng miền, đảm bảo ổn định chính trị, an ninh quốc phòng của đất nước.
 
Trong báo cáo chung, ông Đặng Xuân Thức, Vụ trưởng Vụ Dạy nghề chính quy (Tổng cục Dạy nghề) cho biết, năm 2011, cả nước có 2.526 cơ sở giáo dục nghề nghiệp; năm 2013 có 2.550 cơ sở giáo dục nghề nghiệp; đến năm 2015, dự kiến cả nước có 2.005 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (giảm 521 cơ sở so với năm 2011)...Về đội ngũ giáo viên dạy nghề: Năm 2013, cả nước có 69.461 giáo viên, giảng viên trong các trường cao đẳng, trung cấp và 25.151 giáo viên, giảng viên cơ hữu trong các trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề). Đến hết năm 2015, cả nước có 76.400 giáo viên, giảng viên trong các trường cao đẳng, trung cấp và 27.700 giáo viên, giảng viên cơ hữu trong các trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề. Giáo viên giảng dạy trong các trường trung cấp có khoảng 2,15% giáo viên có trình độ tiến sỹ và 22,3% có trình độ thạc sỹ; trong các trường cao đẳng có khoảng 2,66% giáo viên có trình độ tiến sỹ và 38,5% có trình độ thạc sỹ. Giảng viên dạy trình độ cao đẳng nghề có trình độ thạc sỹ trở lên là 21,1%, giáo viên dạy trình độ trung cấp nghề có trình độ thạc sỹ trở lên là 6,1%... Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2011-2015 là 147.756 tỷ đồng, chiếm khoảng 16,2% tổng số ngân sách nhà nước đã chi cho giáo dục và đào tạo, trong đó: chi cho dạy nghề là 72.076 tỷ đồng, chiếm 49%; chi cho cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp là 75.680 tỷ đồng, chiếm 51%; Kinh phí đầu tư từ Ngân sách nhà nước cho giáo dục nghề nghiệp thông qua các CTMTQG trong giai đoạn 2011-2015 là 13.799 tỷ đồng.
 
 
Ông Đặng Xuân Thức, Vụ trưởng Vụ Dạy nghề chính quy trình bày báo cáo chung
 
Chiến lược phát triển nguồn nhân lực quốc gia đã nêu rõ đến năm 2020 là 61,5% lao động qua đào tạo giáo dục nghề nghiệp, đỏi hỏi năng lực đào tạo của hệ thống tăng trung bình 3,4% hàng năm từ nay đến năm 2020. Đối với yêu cầu nâng cao chất lượng từng bước hội nhập với khu vực và thế giới sẽ đòi hỏi sự đột phá trong việc phát triển đội ngũ giáo viên, phát triển chương trình, giáo trình, đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị.
 
Mục tiêu tổng quát: Phấn đấu đến năm 2020, giáo dục nghề nghiệp đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo, trong đó tập trung đào tạo các ngành nghề trọng điểm đạt trình độ của các nước khu vực ASEAN và thế giới, tạo sự đột phá về chất lượng nghề nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo vững chắc, đảm bảo an sinh xã hội. 
 
Mục tiêu cụ thể: Trong giai đoạn 2016-2020, đào tạo mới trình độ cao đẳng, trung cấp cho khoảng 3,2 triệu người (trong đó khoảng 10% được đào tạo theo các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia, khu vực ASEAN và quốc tế theo cơ chế Nhà nước đặt hàng đào tạo); đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng khoảng 7,8 triệu người (trong đó, hỗ trợ dạy nghề trình độ sơ cấp, dạy nghề thường xuyên cho lao động nông thôn: khoảng 3,5 triệu người).
 
- Đến năm 2020, 100% nhà giáo dạy các ngành nghề trọng điểm quốc gia, quốc tế và khu vực ASEAN được bồi dưỡng đạt chuẩn về kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ, tin học; 70% nhà giáo dạy các ngành nghề không được đầu tư trọng điểm được bồi dưỡng đạt chuẩn về kỹ năng nghề, nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ, tin học và kiểm tra, đánh giá kỹ năng thực hành nghề; có khoảng 50% nhà giáo được bồi dưỡng nâng cao về công nghệ mới, ngoại ngữ, tin học, khởi sự doanh nghiệp và kiến thức hội nhập quốc tế. Phấn đấu 100% cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao đạt chuẩn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý.
 
- Xây dựng danh mục và thống nhất chương trình đào tạo theo ngành, nghề cho giáo dục nghề nghiệp; ưu tiên xây dựng và ban hành các chuẩn đầu ra cho từng nghề phù hợp với khung trình độ quốc gia; 100% các nghề trọng điểm được tập trung xây dựng chương trình đào tạo dựa trên các chuẩn đầu ra, các nghề không được quy hoạch nghề trọng điểm tại các trường thì trường tự xây dựng chương trình đào tạo dựa trên chuẩn đầu ra đã được ban hành; sử dụng chương trình đào tạo các nghề trọng điểm cấp độ khu vực ASEAN và quốc tế; xây dựng và ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật cho 100% các ngành nghề trọng điểm cấp độ quốc tế, khu vực ASEAN và quốc gia.
 
- Xây dựng và ban hành danh mục thiết bị và tiêu chuẩn cơ sở vật chất cho 100% các ngành nghề trọng điểm cấp độ quốc tế, khu vực ASEAN và quốc gia.
 
- 100% các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và cấp tỉnh ở các cấp ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý đào tạo; 100% trường cao đẳng, 70% trường trung cấp và 50% trung tâm ứng dụng đồng bộ hệ thống công nghệ trong hoạt động dạy và học.
 
- Hình thành 23 trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; 100% trường cao đẳng, 70% trường trung cấp có hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, hiện đại; 100% trường cao đẳng, 70% trường trung cấp và 10% trung tâm giáo dục nghề nghiệp, 100% chương trình đào tạo các ngành nghề trọng điểm quốc gia được kiểm định chất lượng. Tổ chức đánh giá và công nhận trường chất lượng cao, chương trình giáo dục các ngành nghề theo chuẩn khu vực và thế giới.
 
- Ban hành mới 210 bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia; xây dựng mới 298 ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm và đề thi thực hành; đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho khoảng 06 triệu người lao động.
 
Tại Hội thảo, nhiều nhà khoa học, cán bộ quản lý các trường nghề đã tham luận nhiều ý kiến xung quanh các vấn đề như phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề; xây dựng chương trình, giáo trình; công tác kiểm định chất lượng; phát triển hệ thống đánh giá và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho các trung tâm đánh giá kỹ năng nghề quốc gia; xã hội hóa, đa dạng nguồn lực cho phát triển giáo dục nghề nghiệp; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; đổi mới cơ chế tài chính dạy nghề giai đoạn 2015 - 2020...
 

Tác giả bài viết: bavuit

Nguồn tin: Bộ Lao động – TBXH

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tuyển dụng

Tuyển dụng

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Tổng cục GDNN

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

Bộ NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BCEC - Nơi niềm tin tỏa sáng

Nơi niềm tin tỏa sáng

Ban liên lạc cựu HSSV

Ban liên lạc cựu HSSV 2021

Đăng ký thi chứng chỉ tin học

Đăng ký thi chứng chỉ UDCNTT

Tuyển sinh đào tạo sơ cấp

Tuyển sinh đào tạo sơ cấp

50 Năm xây dựng và PT

50 năm xây dựng và phát triển
CSDL Quốc gia

CLB tiếng Anh BCEC

CLB tiếng Anh BCEC
Đăng ký tuyển sinh năm 2023
Tuyển sinh năm 2024

CLB sáng tạo, khởi nghiệp

Câu lạc bộ sáng tạo, khởi nghiệp BCEC

CLB bóng đá HSSV

CLB bóng đá HSSV