Đang truy cập :
697
•Máy chủ tìm kiếm : 91
•Khách viếng thăm : 606
Hôm nay :
160341
Tháng hiện tại
: 2917929
Tổng lượt truy cập : 53129038
Phát biểu đề dẫn tọa đàm, TS. Trương Anh Dũng, Trưởng tiểu ban, Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN cho biết: Báo cáo Tương lại Việc làm của diễn đàn kinh tế thế giới tháng 10/2020 cho thấy Covid - 19 gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2020 đã tạo ra một bức tranh không mấy triển vọng cho thị trường lao động toàn cầu trong thời gian tới (số lượng việc làm mất đi sẽ vượt qua số lượng “việc làm của tương lai” được tạo ra) và sự xuất hiện của việc làm mới trong tương lai (40% doanh nghiệp được khảo sát cho biết họ sẽ giảm lực lượng lao động do tích hợp công nghệ, 94% các lãnh đạo doanh nghiệp báo cáo rằng họ mong đợi nhân viên có thêm các kỹ năng mới trong công việc, tăng mạnh so với mức 65% vào năm 2018)… thiếu hụt về kỹ năng tiếp tục gia tăng khi nhu cầu về kỹ năng do công việc thay đổi trong 5 năm tới. Theo các nhà tuyển dụng, các kỹ năng và nhóm kỹ năng dẫn đầu đến năm 2025 bao gồm các tư duy phản biện, phân tích, giải quyết vấn đề và các kỹ năng trong quản lý bản thân như học tập tích cực, khả năng phục hồi, chịu đựng áp lực công việc và sự linh hoạt. Một số lượng lớn công ty công ty cũng dự kiến sẽ thay đổi địa điểm, chuỗi giá trị và quy mô lực lượng lao động do các yếu tố ngoài công nghệ trong 5 năm tới. Đối với Việt Nam chúng ta, thành công trong việc kiểm soát dịch Covid-19, cộng với nỗ lực cải cách giúp Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn trong mắt nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, việc chạy đua thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) từ các quốc gia khác trong khu vực đang tạo sức ép cạnh tranh lớn chưa từng có đối với chúng ta.
Theo một số chuyên gia kinh tế, có 5 lĩnh vực mà các tập đoàn có xu hướng dịch chuyển vào là công nghệ thông tin và công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, thiết bị điện tử, thương mại đilưện tử và logistics, hàng tiêu dùng và bản lẽ; trước mắt cần chuẩn bị điều kiện tốt nhất để đón cả “đại bàng” và “chim sẻ” theo đúng tinh thần của Nghị quyết 50/NQ-TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030, như ổn định kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thích hợp… phải có đất sạch, không gian tốt trong các khu công nghiệp, khu kinh tế, đặc biệt nhấn mạnh là có nguồn lao động có kỹ năng nghề đủ cung ứng cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng, bởi các nước khác cũng đang chào đón làn sóng dịch chuyển này.
Chính vì vậy, Giáo dục nghề nghiệp cần phải chuẩn bị cho hành động của mình để chuẩn bị nhân lực có kỹ năng nghề, vừa góp phần dọn tổ đón đại bàng, vừa tranh thủ thời cơ dân số vàng, vừa thích ứng với cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số và hội nhập quốc tế góp phần tăng năng suất lao động và nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia. Đây chính là lý do tổ chức tọa đàm khoa học rất quan trọng và có ý nghĩa ngày hôm nay.
Toàn cảnh buổi tọa đàm
Tại Tọa đàm, các chuyên gia đến từ Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI); Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam đã trình bày các vấn đề liên quan đến thực trạng nhu cầu nhân lực đáp ứng yêu cầu làn sóng dịch chuyển đầu tư FDI tại Việt Nam; doanh nghiệp Việt Nam trước bối cảnh dịch chuyển đầu tư FDI để thấy rõ nhu cầu từ phía các nhà đầu tư; các doanh nghiệp điện tử Việt Nam trước bối cảnh chuyển dịch đầu tư FDI; qua đó, xem GDNN đã, đang và sẽ cần phải chuẩn bị gì để góp phần vào chủ trương dọn tổ đón đại bàng của Chính phủ, từ đó trao đổi và thảo luận, đưa ra định hướng phù hợp cho phát triển GDNN để đón được nhiều đại bàng trong thời gian tới.
Nguồn tin: Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn