23:32 EDT Thứ năm, 18/04/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 109

Máy chủ tìm kiếm : 31

Khách viếng thăm : 78


Hôm nayHôm nay : 11285

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 972968

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 24191491

Biểu mẫu

Cổng thông tin HSSV

Quản lý đào tạo

Thư viện điện tử

Thư viện điện tử

Đánh giá KNN quốc gia

Đánh giá kỹ năng nghề quốc gia

Lịch thi kết thúc MH, MĐ

Lịch thi
Tuyển sinh Daikin

Phần mềm QLVB

Phần mềm QLVB

Sổ tay HSSV

Sổ tay HSSV

Cổng thông tin giảng viên

Cổng thông tin giảng viên

BCEC E-Learning

BCEC E - Learning

Hỗ trợ học sinh sinh viên

Ban cố vấn HSSV

Phần mềm điểm danh

Phần mềm điểm danh

Trang nhất » Tin Tức » Tin tức đào tạo nghề

Luật Giáo dục nghề nghiệp: Góp phần nâng cao chất lượng lao động Việt Nam

Thứ hai - 11/05/2015 06:31

Ngày 1/7/2015 tới đây, Luật Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) sẽ chính thức có hiệu lực và tạo ra sân chơi bình đẳng giữa các hệ đào tạo khi trường trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng nghề (CĐN) thành một hệ thống thống nhất. Đây là cơ hội vàng để khối các trường nghề chứng minh rằng, trình độ đào tạo của mình không hề thua kém khối chuyên nghiệp, hàn lâm. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, trước thời điểm Luật GDNN đi vào cuộc sống, vẫn còn nhiều tranh cãi, để hiểu thêm về vấn đề này, PV Báo LĐXH đã vào cuộc tìm hiểu.

Bài 1: Người dạy và người học biết cách chọn nghề
 
Trước đây khi một số trường trung cấp,CĐ mở ngành kinh tế, khi đó người người chen chân học kinh tế, tuy nhiên theo các trường hiện nay giờ mỗi khóa tuyển được một lớp kế toán hay quản trị kinh doanh đã là may mắn. Trái ngược lại, các ngành nghề liên quan tới kỹ thuật, nấu ăn… lại bất ngờ thu hút nhiều học sinh, sinh viên theo học.
 
 
Ông Dương Đức Lân, Tổng Cục trưởng Tổng Cục dạy nghề, Bộ LĐ-TB&XH, cho biết hiện nhiều cơ sở dạy nghề đào tạo rất tốt, học sinh tốt nghiệp ra trường được trả lương rất cao.
 
“Biết lựa chọn nghề ra trường có việc làm”
 
Mang câu chuyện có thật trong quá trình đi tuyển sinh của mình tâm sự với chúng tôi và coi đó là “chỉ dấu” cho thấy các trường nghề bắt đầu được xã hội quan tâm, cô Phan Thị Nhung, Trường phòng Tuyển sinh giới thiệu việc làm và Hợp tác Quốc tế (Trường CĐN Cơ điện xây dựng Việt Xô) chia sẻ: Cách đây khoảng vài ba năm, khi nền giáo dục của chúng ta vẫn chạy theo hình thức thì tồn tại một quan niệm là chỉ những học sinh dốt mới theo học các trường nghề.
 
Ngày ấy, mỗi khi tới các trường THPT, THCS làm công tác tư vấn tuyển sinh, đa phần những trường như CĐN Cơ điện xây dựng Việt Xô chỉ dám chọn trường vùng sâu, vùng sa, vùng nông thôn và đặc biệt là TTGDTX để giới thiệu.
 
Những ngôi trường THPT thuộc diện tốp đầu của huyện, tỉnh như trường THPT Yên Khánh A (huyện Yên Khánh, Ninh Bình) chẳng hạn, Trường CĐN Cơ điện xây dựng Việt Xô có tới tuyển sinh cũng chỉ nhận được thái độ hờ hững từ phía các em học sinh và phụ huynh, bởi những đối tường học tại trường này đều xác định đại học hay ít nhất cũng phải là trường chuyên nghiệp, hàn lâm là mục tiêu chính.
 
Tuy nhiên, quá trình phát triển và sáng lọc của xã hội những năm gần đây đã chỉ ra một thực tế, việc học ở đâu hay học hệ nào không còn là điều quan trọng nhất nữa, thay vào đó học cái gì để sau này tốt nghiệp có việc làm được đặt lên hàng đầu.
 
Khi quan niệm “sơ mi áo trắng cổ cồn” dần dần phải nhường chỗ cho tư duy thực dụng “dễ xin việc” thì cũng là lúc các trường nghề được xã hội quan tâm và đặt đúng vị trí của mình. Cô Phan Thị Nhung cho rằng: “Giờ Trường CĐN Cơ điện xây dựng Việt Xô đi đâu cũng được Ban Giám hiệu các trường THPT, THCS, TTGDTX quan tâm, coi trọng.
 
Điều đó được thể hiện thông qua các buổi tư vấn, hướng nghiệp của Nhà trường rất đông phụ huynh, học sinh tham dự. Những câu hỏi được đặt ra nhiều nhất vẫn là xoay quanh câu chuyện đầu ra, câu chuyện việc làm cho con em của họ sau khi ra trường. Đây là tín hiệu đáng mừng không chỉ Trường CĐN Cơ điện xây dựng Việt Xô mà còn cho cả hệ thống đào tạo nghề hiện nay.”
 
Dẫn chứng cụ thể cho việc xã hội đã có sự thay đổi rất lớn trong giữa đào tạo nghề và hàn lâm chuyên nghiệp, Hiệu trưởng Trường CĐN Cơ điện xây dựng Bắc Ninh Nguyễn Hồng Nam chỉ ra con số cụ thể trong hai năm gần đây như sau: Nếu trước kia khối dạy nghề phải đợi các trường đại học, cao đẳng tới trung cấp chuyên nghiệp, hàn lâm tuyển sinh đợt hai, đợt 3 xong xuôi hết còn sót lại đối tượng nào thì cạnh tranh nhau tuyển sinh.
 
Tuy nhiên, kết quả tuyển sinh hai năm gần đây tại Trường CĐN Cơ điện xây dựng Bắc Ninh cho thấy, số lượng học sinh vào học tại trường không tham gia thi đại học ngày càng tăng dần chiếm khoảng 80% số tốt nghiệp THPT. Đặc biệt đối tượng tốt nghiệp THCS tham gia học nghề, không đăng ký thi vào học lớp 10 chiếm khoảng 70% trong số đối tượng THCS. 
 
Khối ngành kinh tế giảm…. 80 - 90%
 
Cùng với xu thế chuyển dịch dần từ thi đai học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp sang khối cao đẳng, trung cấp nghề thì xã hội cũng có sự chuyển biến rõ nét trong việc thay đổi xu thế chọn các ngành nghề để học.
 
Nếu cách đây không lâu, những ngành nghề thuộc nhóm kinh tế như kế toán, quản trị kinh doanh luôn “hót” và chiếm số lượng sinh viên áp đảo tại các trường nghề thì nay mỗi khóa chỉ còn vỏn vẹn một lớp. Đó là minh chứng rõ nhất chỉ ra thực tế trên thị trường hiện nay là ngành kinh tế đang quá dư thừa và rất khó xin việc.
 
 
Nghề nấu ăn đang trở thành nghề thu hút nhiều học sinh đăng ký học tại Trường Cao đẳng nghề Cơ giới Ninh Bình
 
Theo Phó Hiệu trưởng Trường CĐN Cơ giới Ninh Bình, Dương Văn Cường: “Những năm 2012 trở về trước, mỗi năm nhà trường tuyển sinh được 8 - 10 lớp kế toán và quản trị kinh doanh, bình quân mỗi lớp khoảng 50 - 60 học viên. Tuy nhiên, từ năm 2013 đến nay ngành kinh tế sụt giảm hẳn, hiện chỉ còn 1 - 2 lớp mỗi khóa mà mỗi lớp học viên chỉ còn 35 - 40 em.
 
Tương tự, tại Trường CĐN Cơ điện xây dựng Việt Xô cũng như Trường CĐN Cơ điện xây dựng Bắc Ninh, ngành nghề kinh tế giảm từ 80 - 90%, từ vài trăm học viên mỗi năm nay chỉ còn vài chục học viên”.
 
Lí giải phần nào xu thế chuyển dịch chọn ngành nghề theo học hiện nay, Hiệu trưởng Trường CĐN Cơ điện Hà Nội Đồng Văn Ngọc cho rằng: Tại những thời điểm nhất định trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội, những ngành nghề như kinh tế, tài chính, kế toán đã thu hút một số lượng lớn học sinh, sinh viên theo học bởi được cho là dễ xin việc, thu nhập cao và tính chất công việc có phần nhẹ nhàng hơn so với nghề kỹ thuật.
 
Tuy nhiên, khi bối cảnh kinh tế trở nên khó khăn hơn, khả năng tìm việc thành công trong những lĩnh vực kinh tế, tài chính, kế toán… cũng gian truân hơn nhiều lần. Cùng với việc nhiều trường đại học, cao đẳng, học viện… đào tạo ra một số lượng lớn nguồn nhân lực trong lĩnh vực này trong khi nhu cầu thực tế của thị trường lao động ngày càng giảm mạnh khiến cho các sinh viên sau khi tốt nghiệp rất khó tìm được việc làm đúng chuyên ngành.
 
Mặt khác, các DN trong và ngoài nước, nhất là những DN SX trực tiếp lại đang cần rất nhiều nguồn nhân lực có trình độ cao, có kỹ thuật tốt để đáp ứng yêu cầu SXKD của họ. Do vậy, nhu cầu nhân lực của thị trường lao động hiện đang có xu hướng chuyển dịch mạnh mẽ sang lĩnh vực kỹ thuật, SX và công nghệ cao.
 
Từ thực tế trên, tại Trường CĐN Cơ điện Hà Nội, các em học sinh có xu hướng lựa chọn theo học các chuyên ngành kỹ thuật, nhất là các em học sinh nam khi hầu hết các ứng viên nam đều đăng ký theo học các chuyên ngành kỹ thuật cùng với một số ít là nữ.
 
Theo khảo sát tại một số Trường CĐN, các ngành như công nghệ thông tin, kỹ thuật chế biến món ăn, vận hành máy thi công... tăng mạnh. Nếu trước đây những ngành nghề này chỉ tuyển sinh được 1 lớp, nay tăng lên 4 - 5 lớp mỗi năm.
 
 
 
Còn nữa.
 
QL (Nguồn: Báo LĐ&XH)

Tác giả bài viết: bavuit

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tuyển dụng

Tuyển dụng

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Tổng cục GDNN

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

Bộ NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BCEC - Nơi niềm tin tỏa sáng

Nơi niềm tin tỏa sáng

Ban liên lạc cựu HSSV

Ban liên lạc cựu HSSV 2021

Đăng ký thi chứng chỉ tin học

Đăng ký thi chứng chỉ UDCNTT

Tuyển sinh đào tạo sơ cấp

Tuyển sinh đào tạo sơ cấp

50 Năm xây dựng và PT

50 năm xây dựng và phát triển
CSDL Quốc gia

CLB tiếng Anh BCEC

CLB tiếng Anh BCEC
Đăng ký tuyển sinh năm 2023
Tuyển sinh năm 2024

CLB sáng tạo, khởi nghiệp

Câu lạc bộ sáng tạo, khởi nghiệp BCEC

CLB bóng đá HSSV

CLB bóng đá HSSV