16:05 EDT Thứ ba, 23/04/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 366

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 361


Hôm nayHôm nay : 82499

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1359452

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 24577975

Biểu mẫu

Cổng thông tin HSSV

Quản lý đào tạo

Thư viện điện tử

Thư viện điện tử

Đánh giá KNN quốc gia

Đánh giá kỹ năng nghề quốc gia

Lịch thi kết thúc MH, MĐ

Lịch thi
Tuyển sinh Daikin

Phần mềm QLVB

Phần mềm QLVB

Sổ tay HSSV

Sổ tay HSSV

Cổng thông tin giảng viên

Cổng thông tin giảng viên

BCEC E-Learning

BCEC E - Learning

Hỗ trợ học sinh sinh viên

Ban cố vấn HSSV

Phần mềm điểm danh

Phần mềm điểm danh

Trang nhất » Tin Tức » Tin tức đào tạo nghề

Nghề giáo, những lượm lặt... buồn

Chủ nhật - 13/10/2019 21:05
Nếu không có những chính sách và đãi ngộ tốt nghề giáo viên rất dễ bị các bạn trẻ “xa lánh”. Thực tế với mức lương thấp và áp lực lớn nhiều người đã bỏ nghề.

Tiếng lòng của người trong cuộc

Trong năm 2019, nhiều sự kiện “chưa từng có” phơi bày những góc khuất của nghề giáo viên điển hình là vụ thầy cô hợp đồng tại Hà Nội kêu cứu.

Lần đầu tiên, nhiều giáo viên hợp đồng “dũng cảm” công khai mức lương thật của mình: 1.200.000 đồng/ tháng. Mức lương đó liệu có tương xứng với công sức lao động mà họ bỏ ra.

Theo công bố của Quỹ Hòa bình và Phát triển về nghiên cứu giải pháp cải cách công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông:

“Mỗi giáo viên phổ thông phải làm tới 10 đầu việc, thời gian lao động 60-70 giờ/tuần. 

Cấp tiểu học, số giờ làm việc trong một tuần cao hơn khoảng 1,5 lần so với quy định (40 giờ/tuần), cấp Trung học cơ sở là gấp 1,7 lần và Trung học Phổ thông gấp 1,8 lần, trong khi đến 50% giáo viên được hưởng lương dưới mức bình quân”.

Bên cạnh đó, giáo viên còn được xếp vào nhóm ngành nghề có nhiều áp lực, theo tính toán, một giáo viên phải làm 18 đầu việc mỗi tuần.

Câu chuyện giáo viên hợp đồng tại huyện Mỹ Đức (Hà Nội) nhận mức lương 1,2 triệu đồng và không được đóng bảo hiểm trong nhiều năm khiến xã hội cảm thấy xót xa.

Năm học này, cô giáo Lê Thị Xuân vẫn tranh thủ nhận thêm công việc tại nhà: cấy lúa thuê, hái lá sen…Để sống với đồng lương eo hẹp, gần 400 giáo viên hợp đồng tại Mỹ Đức bắt buộc phải làm thêm để duy trì cuộc sống. Áp lực vì lẽ đó mà đè nặng lên đôi vai của thầy cô.

Cách Mỹ Đức không xa, cô Nguyễn Thị Thủy (Ba Vì) sau mỗi giờ dạy phải đi phụ vữa hoặc giúp việc để có đồng ra, đồng vào. Cô giáo Hằng éo le đến mức phải ở nhờ nhà của bà con hàng xóm.

Mức lương thấp khiến nghề giáo khó hấp dẫn

Tất cả thực tế đã phơi bày cuộc sống khó khăn của một bộ phận giáo viên nhất là những giáo viên hợp đồng.

Như vậy, chỉ tính riêng về phần thu nhập, nghề giáo viên đã không còn là một nghề hấp dẫn. Khác hẳn với hình ảnh thầy cô (lung linh) trên bục giảng là một cuộc sống lam lũ, vất vả đằng sau lưng họ.

Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn, sau 6 năm đi dạy với mức lương hơn 1 triệu đồng/ tháng đã chấp nhận bỏ việc vào miền Nam và tìm kiếm công việc khác.

Trước khi đi, thầy Tuấn vẫn kịp gửi gắm vài lời đến phóng viên: “Tôi cảm thấy bản thân mình không thể chịu nổi và sống nổi nữa. Tôi buộc phải bỏ nghề để làm công việc khác mặc dù vẫn còn tâm huyết và yêu nghề giáo”.

Tâm trạng của thầy Tuấn, cô Trương Thị My (Nghệ An) phần nào hiểu được. Là một giáo viên trẻ, nhiệt huyết nhưng cô My cũng thừa nhận những khó khăn khiến bản thân mình phải cân nhắc bỏ nghề.

Cô My tâm sự: “Lương hiện tại của tôi là 2,5 triệu đồng/ tháng. Số tiền này chỉ vừa đủ tiền xăng xe và tiền mua bỉm cho con. 

Kinh tế gia đình phụ thuộc hoàn toàn vào ông xã. Nhiều khi tôi đã có suy nghĩ bỏ nghề để tìm công việc khác”.

Thầy giáo Nguyễn Văn Tăng (Hà Nội) tính toán: “Lương của một giáo viên hợp đồng tại huyện Ba Vì là 1,3 triệu đồng/ tháng. Chia cho 30 ngày trung bình mỗi ngày khoảng 30.000 đồng – 40.000 đồng. 

Trong khi đó lương của một phụ vữa mỗi ngày khoảng 200.000 đồng tức là gấp 5-6 lần một giáo viên”.

Mặc dù tại một số thành phố lớn thu nhập của nhiều giáo viên khá cao, không muốn nói là giàu có. 

Nhưng để có thu nhập đó người giáo viên phải làm nhiều công việc thậm chí là dạy thêm và phải trải qua cơ số năm công tác, cống hiến. Tức là trồng cây lâu năm mới đến được ngày hái quả. 

Hình ảnh lam lũ, vất vả sau nghề giáo

Ở tuổi 52, thầy giáo Nguyễn Văn Minh (Quảng Ninh), tóc bạc trắng, ho sù sụ vì bệnh viêm phổi mới cảm thấy cuộc sống dễ thở hơn với thu nhập hiện tại.

Thầy Minh bày tỏ: “Nghề giáo không phải là một nghề có thể giàu một cách thượng lưu. Tất nhiên vẫn có một số giáo viên có thu nhập cao nhưng đổi lại họ phải lao động miệt mài, căng cả óc thì mới kiếm được số tiền đó. Và số giáo viên này cũng không phải là nhiều.

Nếu tính theo công sức và thời gian làm việc thì tôi cho rằng lương nghề giáo viên quá thấp. Vì nếu một buổi giáo viên được trả 200.000 đồng họ phải lao động từ 10-12 tiếng/ ngày; trong khi đó có những công việc chỉ cần bỏ ra 6-8 tiếng là có 200.000 đồng”.

Trên thực tế không phải giáo viên nào cũng giàu nhất là giáo viên tỉnh lẻ, địa bàn khó khăn. Thực tế này khiến cho người trong ngành thì muốn bỏ việc, người ngoài ngành thì sợ vào ngành giáo dục.

Theo Phó giáo sư Trần Xuân Nhĩ: Nghề giáo viên chỉ thực sự hấp dẫn lao động trẻ khi họ có thể nuôi sống được cả gia đình.

Thầy Nhĩ nói: “Tại một số Quốc gia khác, người làm giáo viên có thể nuôi sống được cả một gia đình, có thể có tài sản tích lũy.

Nhưng tại Việt Nam mức lương nhiều nơi rất thấp thậm chí dưới cả mức sống trung bình. 

Như vậy thì giáo viên làm sao có thể toàn tâm, toàn ý cống hiến cho ngành giáo dục được. Lương không cần quá cao nhưng phải đủ sống”.

Nhiều nhóm áp lực bủa vây giáo viên

Trong buổi họp phụ huynh đầu năm, cô giáo Trần Thị Phương (Nam Định) cẩn thận “xin phép” được phạt các con nếu như vi phạm khuyết điểm.

Cô Phương than thở: “Một số phụ huynh luôn có xu hướng bảo vệ thái quá con mình. Điều này khiến cho giáo viên gặp rất nhiều áp lực. Thậm chí giáo viên sẽ có xu hướng thu mình lại để giữ an toàn cho bản thân”.

Cô Phương kể những câu chuyện rất thực tế: “Nhà tôi có 2 thế hệ làm giáo viên nên cũng có những so sánh về nghề giáo qua từng giai đoạn.

Thời cha mẹ tôi, học sinh không nghe lời thầy cô có thể phạt, những hình phạt đôi khi cũng rất hà khắc nhưng phụ huynh tuyệt đối không can thiệp trong phạm vi trường học.

Thời chúng tôi bị phạt, bị viết bảng kiểm điểm còn bị cha mẹ mắng té tát.

Nhưng thời nay, nhiều phụ huynh sẵn sàng rút điện thoại quay giáo viên rồi tung lên mạng, buông lời thách thức thậm chí còn đánh giáo viên ngay tại trường. 

Khi các mối quan hệ xã hội dần bị chi phối bởi ý thức thị trường thì phụ huynh họ nghĩ rằng quan hệ giữa giáo viên – học trò chỉ đơn giản là giữa người mua tri thức và người bán tri thức. 

Cho nên nhiều người cậy có tiền họ sẵn sàng dùng đồng tiền, quyền lực để hành xử, dọa nạt thậm chí là đánh giáo viên chỉ để thể hiện mình là kẻ mạnh”.

Qua những lời tâm sự của cô Phương có thể thấy những nhóm áp lực tác động lên giáo viên lớn như thế nào? Thậm chí có một thời gian, người ta còn tranh cãi giáo viên có phải là một nghề nguy hiểm?

Nhiều áp lực bủa vây giáo viên

Các nhóm áp lực chủ yếu của giáo viên đến từ: nhà trường, phụ huynh, học sinh và cả những chính sách, chủ trương từ trên xuống.

Trong khi giáo viên loay hoay kẹt giữa mối bòng bong này những chính sách thiếu hiệu quả khiến cho túi tiền của giáo viên với đi mà áp lực thì lại nặng nề thêm.

Thời gian trước, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được nhiều phản ánh của giáo viên về các lớp bồi dưỡng nâng hạng kém chất lượng, được tổ chức với mục đích “vặt tiền” của học viên là chính.

Thầy giáo Nguyễn Văn Hoan (Hòa Bình) chua chát: “Các chính sách từ trên chỉ định xuống đôi khi không nghĩ đến quyền lợi của giáo viên, xa rời thực tiễn. 

Trong các nhóm áp lực của giáo viên có một nhóm áp lực đến từ việc phải chạy theo sự thay đổi của chủ trương, chính sách từ trên xuống. 

Cộng thêm các áp lực từ công việc, nhà trường, phụ huynh, học sinh. Nghề giáo viên đôi khi thấy rất mệt mỏi”.

Những câu chuyện kể trên chỉ muốn các bên (cơ quan quản lý, nhà trường, phụ huynh, học sinh) có thể hiểu hơn những áp lực từ công việc đối với giáo viên để có những điều chỉnh hành vi, thái độ (trân trọng hơn) với nghề giáo.

Nếu ví ngành giáo dục như một mảnh ruộng được ươm mầm. Để có được những mùa bội thu người nông dân cần có mọi điều kiện (thiên thời, địa lợi, nhân hòa).

Sẽ như thế nào nếu người nông dân bỏ ruộng mà làm công việc khác thì sẽ lấy ai ươm những mầm non của đất nước?

Nghề giáo có còn hấp dẫn hay không? Câu trả lời không chỉ phụ thuộc vào một mình giáo viên mà nó còn phụ thuộc vào thái độ cư xử của xã hội đối với nghề giáo!

Nguồn tin: giaoduc.net.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tuyển dụng

Tuyển dụng

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Tổng cục GDNN

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

Bộ NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BCEC - Nơi niềm tin tỏa sáng

Nơi niềm tin tỏa sáng

Ban liên lạc cựu HSSV

Ban liên lạc cựu HSSV 2021

Đăng ký thi chứng chỉ tin học

Đăng ký thi chứng chỉ UDCNTT

Tuyển sinh đào tạo sơ cấp

Tuyển sinh đào tạo sơ cấp

50 Năm xây dựng và PT

50 năm xây dựng và phát triển
CSDL Quốc gia

CLB tiếng Anh BCEC

CLB tiếng Anh BCEC
Đăng ký tuyển sinh năm 2023
Tuyển sinh năm 2024

CLB sáng tạo, khởi nghiệp

Câu lạc bộ sáng tạo, khởi nghiệp BCEC

CLB bóng đá HSSV

CLB bóng đá HSSV