06:07 EDT Thứ ba, 23/04/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 371

Máy chủ tìm kiếm : 28

Khách viếng thăm : 343


Hôm nayHôm nay : 53101

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1316268

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 24534791

Biểu mẫu

Cổng thông tin HSSV

Quản lý đào tạo

Thư viện điện tử

Thư viện điện tử

Đánh giá KNN quốc gia

Đánh giá kỹ năng nghề quốc gia

Lịch thi kết thúc MH, MĐ

Lịch thi
Tuyển sinh Daikin

Phần mềm QLVB

Phần mềm QLVB

Sổ tay HSSV

Sổ tay HSSV

Cổng thông tin giảng viên

Cổng thông tin giảng viên

BCEC E-Learning

BCEC E - Learning

Hỗ trợ học sinh sinh viên

Ban cố vấn HSSV

Phần mềm điểm danh

Phần mềm điểm danh

Trang nhất » Tin Tức » Tin tức đào tạo nghề

Những điểm mới nhất về thi đua, khen thưởng từ năm 2019 giáo viên cần biết

Chủ nhật - 29/09/2019 19:25
    Tiêu chuẩn về thành tích và ghi nhận sự nỗ lực cố gắng của giáo viên như đạt giáo viên giỏi cấp huyện hay giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi…đều đã được bãi bỏ.

    Vấn đề thi đua khen thưởng luôn được giáo viên quan tâm. Việc thi đua của mọi người lao động trong đó có cán bộ, công chức viên chức ngành giáo dục,…áp dụng theo Nghị định số 91/2017/NĐ-CP Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng.

    Bên cạnh đó, riêng trong lĩnh vực giáo dục, giáo viên khi xét thi đua còn căn cứ vào văn bản pháp luật ngành cụ thể.

    Ngày 28/8/2018 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 22/2018/TT-BGDĐT ban hành Thông tư hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành giáo dục có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/10/2018 và thay thế Thông tư số 35/2015/TT-BGDĐT ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có nghĩa Thông tư trên bắt đầu áp dụng từ năm học 2019 – 2020.


 

    Theo đó, tại thông tư trên có những điểm mới về thi đua khen thưởng dành cho giáo viên và cán bộ quản lý ngành giáo dục, các trường và giáo viên lưu ý các điểm mới sau:

Một số thành tích được tính thay thế sáng kiến cơ sở

    Việc quy định cán bộ, công chức, viên chức trong đó có giáo viên để đạt được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phải có tiêu chuẩn, có sáng kiến theo văn bản hợp nhất Số: 02/VBHN-BNV của Bộ Nội vụ hợp nhất Nghị định 56/2015 và Nghị định 88/2017 của Chính phủ về đánh giá phân loại cán bộ, công chức, viên chức.

    Do đó, quy định giáo viên muốn đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phải có sáng kiến kinh nghiệm

    Nhưng việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm tại các trường phổ thông hiện nay rất nhiều bất cập, việc sao chép lẫn nhau hay sao chép trên mạng,…nên hiệu quả của việc thực hiện và áp dụng của sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên gần như bằng không.

   Từ những bất cập trên từ năm 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư Số: 35/2015/TT-BGDĐT năm 2015.

    Tại “Điều 10. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”

    2. Cá nhân đạt một trong các thành tích quy định tại Khoản 2 Điều 11 Thông tư này hoặc đạt một trong các thành tích sau được tính là sáng kiến áp dụng xét, công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”:

    a) Giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện trở lên; giáo viên trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường trở lên;

    b) Giáo viên trực tiếp giảng dạy, bồi dưỡng được 01 học sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi cấp tỉnh. Riêng giáo viên công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, các huyện nghèo được áp dụng hưởng chính sách như quy định đối với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có học sinh đạt giải trong các kỳ thi cấp huyện trở lên;

    c) Giáo viên, giảng viên là tác giả chính bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước hoặc quốc tế;

    d) Công chức, viên chức và người lao động tham gia soạn thảo đề án, dự án, quy chế của đơn vị đã được ban hành theo quyết định phân công của người có thẩm quyền”.

    Từ khi ban hành Thông tư trên nhiều giáo viên tỏ ta vui mừng vì đã có những giáo viên đạt các thành tích tốt khác để đạt được danh hiệu chiến sĩ thi đua mà không cần có sáng kiến kinh nghiệm.

    Tuy nhiên, bắt đầu kể từ năm học này Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số: 22/2018/TT-BGDĐT hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành giáo dục thì một số tiêu chuẩn thành tích xem như thay thế sáng kiến kinh nghiệm đã bị chính Bộ Giáo dục và Đào tạo bãi bỏ.

    Cụ thể:

    “Điều 4. Một số thành tích được tính thay thế tiêu chuẩn sáng kiến cấp cơ sở áp dụng đối với cá nhân của các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.

    1. Cá nhân đạt một trong các thành tích sau được tính thay thế tiêu chuẩn có 01 sáng kiến để làm căn cứ xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Bộ:

    a) Tham gia soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành theo quyết định phân công và được xác nhận kết quả tham gia soạn thảo văn bản của người có thẩm quyền;

    b) Tham gia biên soạn chương trình, tài liệu, giáo dục mầm non; chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã được nghiệm thu, được người có thẩm quyền xác nhận;

    c) Chủ biên 01 sách chuyên khảo được sử dụng trong giảng dạy;

    d) Chủ biên 01 giáo trình hoặc đồng chủ biên 02 giáo trình môn học được sử dụng trong giảng dạy;

    đ) Tác giả chính 01 bài báo khoa học được đăng trên tạp chí chuyên ngành quốc tế nằm trong danh mục ISI hoặc Scopus;

    e) Hướng dẫn chính đội tuyển thi Olympic quốc tế đoạt giải Ba trở lên;

    g) Tác giả chính của tác phẩm nghệ thuật đoạt giải Ba trở lên tại các Hội thi, Hội diễn cấp quốc gia.

    2. Cá nhân đạt một trong các thành tích sau được tính thay thế tiêu chuẩn 01 sáng kiến cấp cơ sở để làm căn cứ xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo:

    a) Đạt một trong các thành tích quy định tại khoản 1 Điều này;

    b) Hướng dẫn 01 đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên đoạt giải nhất cấp trường trở lên;

    c) Tác giả chính của tác phẩm nghệ thuật được chọn tham gia triển lãm Hội thi, Hội diễn cấp quốc gia”.

    Có thể thấy tiêu chuẩn về thành tích cụ thể và ghi nhận sự nỗ lực cố gắng của giáo viên như đạt giáo viên giỏi cấp huyện hay giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi,…đều đã được bãi bỏ.

    Cá nhân người viết cho rằng, đây có thể cho thấy sự thụt lùi của chính sách của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chính sách hay, hợp lý và kịp thời áp dụng chưa bao lâu (thậm chí có địa phương chưa kịp áp dụng) đã bị bãi bỏ trong sự hụt hẫng, tiếc nuối của giáo viên.

    Giảm thời gian công tác để được tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục”

    Tại thông tư 22/2018/TT –BGDĐT trên ở “Điều 6. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục”.

    Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục” (Kỷ niệm chương) là hình thức khen thưởng của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng một lần cho cá nhân trong và ngoài ngành Giáo dục, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

    1. Cá nhân trong ngành Giáo dục

    a) Có thời gian công tác trong ngành Giáo dục đủ 20 năm trở lên, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;

    b) Đang công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, các huyện nghèo được áp dụng hưởng chính sách như quy định đối với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được xét tặng sớm hơn so với thời gian quy định tại điểm a khoản này là 05 năm;

    c) Đang công tác được cử đi học hoặc thực hiện nghĩa vụ quân sự, sau đó tiếp tục nhận công tác trong ngành Giáo dục thì thời gian đi học hoặc thực hiện nghĩa vụ quân sự được tính là thời gian công tác trong ngành Giáo dục để xét tặng Kỷ niệm chương;

    d) Có đủ thời gian công tác quy định tại điểm a khoản này nhưng bị kỷ luật từ mức khiển trách đến dưới mức buộc thôi việc, chỉ được xét tặng Kỷ niệm chương sau 02 năm, tính từ thời điểm có quyết định xóa kỷ luật. Thời gian chịu kỷ luật không được tính để xét tặng Kỷ niệm chương;

    đ) Cá nhân đã nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội, hồ sơ đề nghị khen thưởng do cơ quan quản lý cán bộ trước khi nghỉ xem xét, đề nghị khen thưởng; đối với cá nhân đã nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội, nay đơn vị giải thể hoặc sáp nhập thì đơn vị tiếp nhận nhiệm vụ của đơn vị đó có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, xem xét, đề nghị khen thưởng”.

    Như vậy, giáo viên không phân biệt nam, nữ công tác trong ngành giáo dục đủ 20 năm trở lên được xét để tặng Kỷ niệm chương vì “vì sự nghiệp giáo dục”.

    Trước đó, Thông tư 35/2015/TT-BGDĐT quy định để được tặng Kỷ niệm chương là tại “Điều 27. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục”.

    1. Cá nhân có thời gian công tác trong ngành Giáo dục đủ 25 năm trở lên đối với nam và đủ 20 năm trở lên đối với nữ, hoàn thành nhiệm vụ được giao”.

    Như vậy, so với quy định mới thì giáo viên nam đã được giảm bớt 5 năm công tác để được tặng Kỷ niệm chương “vì sự nghiệp giáo dục”.

    Những trường hợp không được xét thi đua

    Ngoài những văn bản pháp luật về thi đua khen thưởng, cán bộ quản lý và giáo viên vi phạm thêm các điều sau đây sẽ không được xét thi đua.

    “Điều 3. Yêu cầu đối với việc xét thi đua, khen thưởng.

...

    4. Không xét khen thưởng các tập thể, cá nhân, người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu có tập thể hoặc cá nhân thuộc quyền quản lý vi phạm một trong các điểm sau: kê khai không đúng thành tích đạt được; vi phạm đạo đức nhà giáo, đạo đức người học; vi phạm quy chế tuyển sinh, quy chế thi, dạy thêm, học thêm; thu chi sai quy định làm ảnh hưởng đến môi trường giáo dục của đơn vị, địa phương, của ngành”.

    Có thể nói, nếu cá nhân giáo viên vi phạm dạy thêm, học thêm; kê khai không đúng thành tích đạt được; vi phạm đạo đức nhà giáo, đạo đức người học; vi phạm quy chế tuyển sinh, quy chế thi; thu chi sai,…thì không chỉ cá nhân giáo viên trên bị cắt thi đua mà cả hiệu trưởng và phó hiệu trưởng và cả tập thể nhà trường đều không được xét thi đua.

    Tài liệu tham khảo:

    1. Nghị định số: 91/2017/NĐ-CP Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng.

    2. Thông tư số: 22/2018/TT-BGDĐT ban hành Thông tư hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành giáo dục.

Nguồn tin: giaoduc.net.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tuyển dụng

Tuyển dụng

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Tổng cục GDNN

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

Bộ NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BCEC - Nơi niềm tin tỏa sáng

Nơi niềm tin tỏa sáng

Ban liên lạc cựu HSSV

Ban liên lạc cựu HSSV 2021

Đăng ký thi chứng chỉ tin học

Đăng ký thi chứng chỉ UDCNTT

Tuyển sinh đào tạo sơ cấp

Tuyển sinh đào tạo sơ cấp

50 Năm xây dựng và PT

50 năm xây dựng và phát triển
CSDL Quốc gia

CLB tiếng Anh BCEC

CLB tiếng Anh BCEC
Đăng ký tuyển sinh năm 2023
Tuyển sinh năm 2024

CLB sáng tạo, khởi nghiệp

Câu lạc bộ sáng tạo, khởi nghiệp BCEC

CLB bóng đá HSSV

CLB bóng đá HSSV