15:31 EDT Thứ tư, 24/04/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 385

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 381


Hôm nayHôm nay : 107308

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1465820

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 24684343

Biểu mẫu

Cổng thông tin HSSV

Quản lý đào tạo

Thư viện điện tử

Thư viện điện tử

Đánh giá KNN quốc gia

Đánh giá kỹ năng nghề quốc gia

Lịch thi kết thúc MH, MĐ

Lịch thi
Tuyển sinh Daikin

Phần mềm QLVB

Phần mềm QLVB

Sổ tay HSSV

Sổ tay HSSV

Cổng thông tin giảng viên

Cổng thông tin giảng viên

BCEC E-Learning

BCEC E - Learning

Hỗ trợ học sinh sinh viên

Ban cố vấn HSSV

Phần mềm điểm danh

Phần mềm điểm danh

Trang nhất » Tin Tức » Tin tức đào tạo nghề

PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC – THÁCH THỨC VÀ TẦM NHÌN

Thứ sáu - 20/06/2014 04:14
PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC – THÁCH THỨC VÀ TẦM NHÌN
PGS, TS: Đặng Quốc Bảo
 
https://encrypted-tbn1.google.com/images?q=tbn:ANd9GcRnZ8irlxsEpcH9BoP4wSWVig0ALf7fYrhqiFehH7SsKOBs5t0GNhờ có công cuộc đổi mới, Việt Nam đã có những thành tựu phát triển ổn định, đất nước đã ra khỏi các thách thức nặng nề về kinh tế - xã hội trong thập niên 80 của thế kỷ trước và đến năm 2009 đã được Ngân hàng thế giới xác nhận bước vào khối các nước có thu nhập trung bình. Tuy nhiên, khoảng cách về HDI của nước ta với các nước trong khu vực vẫn còn lớn: so với Malaysia là chậm hơn 17 năm, so với Thái Lan là 16 năm, với Trung Quốc là 6 năm. Riêng với Indonesia thì tương đương về HDI nhưng GDP của Việt Nam lại mới chỉ bằng nửa nước này. Rất nhiều thách thức đang đặt ra cho chúng ta trong quá trình phát triển và hội nhập, tác động mạnh vào giáo dục, đòi hỏi một tầm nhìn mới trong hoạch định chính sách phát triển.
1. Những thách thức
Thứ nhất là sự gia tăng về GDP cùng với bất bình đẳng xã hội. Độ lệch về mức sống giữa nhóm dân cư giàu nhất và nghèo nhất ngày càng tăng. Không chỉ có sự gia tăng bất bình đẳng về kinh tế, mà còn có cả sự gia tăng bất bình đẳng trong giáo dục.
Thứ hai, đó là tốc độ đô thị hóa gia tăng và năng lực giải quyết các vấn đề xã hội không tăng tương ứng để lại nhiều vấn đề bức xúc về nhân dân sinh xã hội: nạn ùn tắc giao thông, an toàn thực phẩm và ô nhiễm môi trường, nhà ở cho người nghèo, dòng người nhập cư không có kế hoạch vào các thành phố. Tất cả những hệ luỵ đó đều tạo sức ép lên giáo dục, đặc biệt là đảm bảo quyền lợi học hành cho con em người nhập cư. Ngân sách cho giáo dục không chính quy còn ít được chú ý.
Thứ ba, mức sống vật chất được cải thiện nhưng an sinh xã hội lại chưa được quan tâm giải quyết. Thông thường, những nơi có GDP cũng thường là nơi có ma tuý, mại dâm, HIV nhiều hơn, do đó kéo giảm thứ hạng khi tính đến HDI. Công nghiệp hóa cũng tạo nên một bộ phân nông dân bị tổn thương, trong đó quyền lợi giáo dục của con em họ cũng bị ảnh hưởng.
Thứ tư, dân trí tăng cao nhưng quá quá trình quản lý xã hội chưa theo kịp với sự phát triển. Chỉ số tham nhũng và chỉ số ổn định kinh tế vĩ mô thường có xu hướng tụt hạng. Giáo dục hóa xã hội và xã hội hóa giáo dục chỉ có thể hỗ trợ bổ sung tốt cho nhau phục vụ mục tiêu phát triển bền vững nếu chúng đặt trên nền tảng dân chủ hóa đời sống xã hội thật tích cực.
Thứ năm, Việt Nam ở vào vùng kinh tế năng động của thế giới song cũng lại ở vùng có sức ép cạnh tranh rất lớn. Song hành cùng chúng ta là các nền kinh tế mạnh như Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Thái Lan, kể cả Indonesia và Philippin. Đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển kinh tế là một thách thức lớn với giáo dục nước nhà trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập.
2. Tầm nhìn phát triển giáo dục Việt Nam đến năm 2020
Giáo dục Việt Nam đagn xây dựng tầm nhìn cho năm 2020. Nhìn lại các “kịch bản phát triển giáo dục” hơn nửa thế kỷ qua, có thể chia các giai đoạn:
- Giai đoạn phát triển quy mô (1945 đến 1979), từ chỗ chỉ có 5% dân cư đi học, ngày nay đã có hơn 100% dân cư được đi học với cả 5 phân hệ: mầm non, phổ thông, nghề nghiệp, cao đẳng đại học và giáo dục thường xuyên.
- Giai đoạn “chững lại”, thậm chí có sự suy thoái, kéo dài từ năm 1979 đến 1989, khi đất nước bước vào thời kỳ rất gian khó sau chiến tranh. Tính theo số năm học trung bình (MSY) của người dân thì năm 1979 MSY = 4,4; năm 1989 MSY = 4,5, như vậy trong 10 năm chỉ số MSY chỉ tăng lên 0,1.
- Giai đoạn đổi mới (từ năm 1989 đến nay), đường lối đổi mới chung và đổi mới giáo dục nói riêng đã giải phóng được sức sản xuất. Dù còn rất nhiều khó khăn, mặt bằng thu nhập của người dân chưa cao (năm 2010 khoảng 1.000 USD/ đầu người/ năm) nhưng chỉ số MSY của Việt Nam đã đạt gần 7 năm.
Tuy nhiên, ta không nên ru ngủ bằng thành tựu 64 năm trước (năm 1964), khi từ Pháp trở về, Bác Hồ đã kêu gọi toàn dân “Phải làm cho dân tộc ta trở thành dân tộc thông thái”. Năm 1947, khi toàn dân bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ, Bác Hồ trong bài nói chuyện với nhân dân Thanh Hóa đã yêu cầu mỗi gia đình, tình thành phải là một “Gia đình học hiệu”, mỗi người dân Than Hóa phải là một “tiểu giáo viên”. Giáo dục Việt Nam trong quá trình phát triển phải cố gắng thực hiện được điều mong mỏi này của Bác.
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam nêu trong dự thảo các báo cáo trình ra Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 11 đã nhấn mạnh đến việc phải nâng HDI của Việt Nam lên mức trung bình cao của thế giới. Các chỉ số phát triển HDI có thể coi là bộ ta đa (phúc, lộc, thọ) cho mỗi đất nước, mỗi cộng đồng. HDI tổng hợp của Việt Nam, Trung quốc và Hàn Quốc năm 2007 tương ứng với 0,725; 0,772; 0,937 là con số theo Báo cáo phát triển con người do UNDP công bố. Vậy, thử xem liệu đến năm 2020, HDI Việt Nam có thể vươn lên bằng Hàn Quốc (mức cao). Phương châm hành động được khuyến cáo là: “Tiến khả dĩ công” – tức là nếu thuận lợi thì phải vươn lên bằng Hàn Quốc, “Thoái khả dĩ thủ”, tức là nếu có khó khăn thì cũng phải giữ cho bằng mức Trung Quốc hiện nay.
Từ một số góc nhìn như vậy, có thể nêu ra tầm nhìn phát triển giáo dục Việt Nam đến năm 2020 theo mô hình 4P, 4F và 10 bộ ba phát triển như sau:
Mô hình 4P hướng vào sự phát triển cộng đồng”
P1 (Peace): đất nước và mỗi cộng đồng được hòa bình, an ninh không có chiến tranh khủng bố. Giáo dục nhà trường đối với mọi người học phải hướng đến yếu tố nhân văn và quốc tế.
P2 (Poverty): đất nước, cộng đồng thu hẹp được khoảng cách giàu nghèo. Chênh lệch về thu nhập là đương nhiên nhưng không nên để sự chênh lệch về hưởng thụ giáo dục làm cho lòng người phân tâm. Giáo dục phải tác động tích cực vào việc này.
P3 (Population): đất nước, cộng đồng phải có dân số ổn định trên cả 3 phương diện: quy mô, cơ cấu và sự phân bố. Giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản cho toàn dân, đặc biệt chú ý đến trẻ vị thành niên.
P4 (Pollution): đất nước, cộng đồng phải có sự trong sạch, không ô nhiễm về môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Giáo dục môi trường, giáo dục các giá trị sống phải được tăng cường trong các nhà trường.
Mô hình 4F hướng vào sự phát triển cá nhân (ý tưởng của nhà văn hóa Phan Ngọc
F1 (Fate): Giáo dục tác động vào đời sống kinh tế để mỗi người có năng lực thực hiện theo vị trí làm việc khiến thân phận không hẩm hiu.
F2 (Face): giáo dục tác động vào đời sống xã hội giúp cho mỗi con người được bảo đảm quyền được học, học được và phát triển tài năng.
F3 (Family): giáo dục giúp cho mỗi con người biết tổ chức đời sống gia đình để có một gia đình hòa thuận, có gia phong trong sáng, có gia pháp nghiêm minh, có gia giáo nền nếp, có gia sản phát đạt, có gia cư trong lành.
F4 (Fatherland): giáo dục Việt Nam trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng góp phần là điểm tự đảm bảo cho sự an ninh quốc gia, đảm bảo có Tổ quốc độc lập, tự do.
10 bộ ba phát triển, trong đó có 5 bộ ba về nhiệm vụ và 5 bộ ba về giải pháp
- Giáo dục góp phần vào việc gia tăng cả 3 nguồn vốn: vốn con người, vốn tổ chức và vốn xã hội.
- Giáo dục góp phần có hiệu quả triển khai 3 nhiệm vụ: củng cố Nhà nước pháp quyền, xây dựng xã hội công dân, phát triển kinh tế thị trường lành mạnh.
- Giáo dục tạo nên hiệu ứng tích cực cho 3 công cuộc phát triển đất nước: hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa chấn hưng nền văn hóa, thúc đẩy hội nhapạ trong toàn cầu hóa.
- Giáo dục góp phần nâng cao tri thức cho 3 lực lượng: nâng cao dân trí, nâng cao quan trí, nâng cao doanh trí.
- Giáo dục tạo ra sợi chỉ đỏ để đất nước phát triển đồng bộ “3 nhân”: nhân cách, nhân lực, nhân tài.
- giáo dục nói chung và từng nhà trường nói riêng phải quán triệt 3 nguyên tắc phát triển: dân chủ, nhân văn và lao động.
- Giáo dục thực hiện sự bổ sung và phối hợp của 3 phương thức: giáo dục chính quy, giáo dục bán chính quy và giáo dục không chính quy.
- Giáo dục phải làm tốt 3 cuộc vận động: dân vận, quan vận, doanh vận.
- Chú ý phát triển đồng bộ 3 môi trường giáo dục: nhà trường, gia đình và xã hội.
- Và bộ ba cuối cùng trong hoàn cảnh của toàn cầu hòa, phải tích cực đưa đất nước hội nhập song phải giữ cho nhân cách thế hệ trẻ hòa nhập mà không hòa tan. Muốn vậy, trong các môn học của nhà trường khi thực hiện giáo dục  toàn diện, phải làm tốt 3 môn: Quốc văn, Quốc ngữ và Quốc sử.

Tác giả bài viết: NinhND

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tuyển dụng

Tuyển dụng

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Tổng cục GDNN

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

Bộ NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BCEC - Nơi niềm tin tỏa sáng

Nơi niềm tin tỏa sáng

Ban liên lạc cựu HSSV

Ban liên lạc cựu HSSV 2021

Đăng ký thi chứng chỉ tin học

Đăng ký thi chứng chỉ UDCNTT

Tuyển sinh đào tạo sơ cấp

Tuyển sinh đào tạo sơ cấp

50 Năm xây dựng và PT

50 năm xây dựng và phát triển
CSDL Quốc gia

CLB tiếng Anh BCEC

CLB tiếng Anh BCEC
Đăng ký tuyển sinh năm 2023
Tuyển sinh năm 2024

CLB sáng tạo, khởi nghiệp

Câu lạc bộ sáng tạo, khởi nghiệp BCEC

CLB bóng đá HSSV

CLB bóng đá HSSV