03:51 EDT Thứ sáu, 29/03/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 77

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 75


Hôm nayHôm nay : 30640

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1970499

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23101551

Biểu mẫu

Cổng thông tin HSSV

Quản lý đào tạo

Thư viện điện tử

Thư viện điện tử

Đánh giá KNN quốc gia

Đánh giá kỹ năng nghề quốc gia

Lịch thi kết thúc MH, MĐ

Lịch thi
Tuyển sinh Daikin

Phần mềm QLVB

Phần mềm QLVB

Sổ tay HSSV

Sổ tay HSSV

Cổng thông tin giảng viên

Cổng thông tin giảng viên

BCEC E-Learning

BCEC E - Learning

Hỗ trợ học sinh sinh viên

Ban cố vấn HSSV

Phần mềm điểm danh

Phần mềm điểm danh

Trang nhất » Tin Tức » Tin tức đào tạo nghề

Tiêu chí nào cho trường nghề chất lượng cao ở Việt Nam

Thứ năm - 19/06/2014 21:24
Yêu cầu xây dựng một số trường dạy nghề chất lượng cao, đạt chuẩn khu vực và quốc tế, tăng nhanh quy mô đào tạo công nhân và cán bộ kỹ thuật lành nghề ở những lĩnh vực công nghệ cao, tiếp cận trình độ tiên tiến trên thế giới, đào tạo nhân lực có tay nghề cao… đã được thể hiện ở nhiều văn bản như Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII về định hướng "Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000", Thông báo kết luận số 242-TB/TW ngày 15/4/2009 của Bộ Chính trị khóa X về phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020, Kết luận số 51- KL/TW ngày 29/10/2012 của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Chiến lược và Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020, Chiến lược phát triển Dạy nghề giai đoạn 2011-2020. Tuy nhiên, tiêu chí của trường nghề chất lượng cao là gì? Hay nói cách khác trường nghề chất lượng cao phải đạt các tiêu chuẩn gì là vấn đề phải được nghiên cứu thấu đáo và cần được quy định trong một văn bản có tính pháp lý để có căn cứ triển khai thực hiện thống nhất trong cả nước.
 
1762014 noidung.jpg
 
Chúng ta biết rằng, chất lượng là một khái niệm mang tính tương đối, động, đa chiều, với những chủ thể ở các cương vị khác nhau, thời điểm khác nhau có thể có những ưu tiên khác nhau khi xem xét nó. Đánh giá chất lượng của một sản phẩm cần thiết phải dựa trên các chuẩn nhất định. Trong lĩnh vực giáo dục, một lẽ tự nhiên ở nước ta cũng như trên thế giới là các cơ sở giáo dục khác nhau, với các điều kiện đảm bảo chất lượng khác nhau thì có chất lượng khác nhau. Trong đó có những trường được đánh gía là đạt chất lượng (đạt chuẩn), trường chất lượng cao (High quality - trên chuẩn), thậm chí có những trường có thể xếp vào loại có chất lượng đặc biệt cao (Excellent hay Elite), ví dụ như trường University of California Berkeley ở Mỹ, hay trường Đại học quốc gia Moskva mang tên Lomonosov ở Nga. Trong số các trường phổ thông công cũng có những trường có thể được xếp vào loại Elite, ví dụ như trường chuyên toán Đại học tổng hợp (nay là trường chuyên Đại học quốc gia Hà Nội) có thể coi là một trường phổ thông trung học Elite ở Việt Nam.
 
Một số chuyên gia về giáo dục cho rằng, trường chất lượng cao là trường hơn trường bình thường về một số mặt (đặc biệt là các yếu tố đảm bảo chất lượng đào tạo và hiệu quả đào tạo), hay nói cách khác chất lượng cao được hiểu là trên chuẩn quy định về chất lượng; ngoài ra cũng có ý kiến cho rằng trường chất lượng cao là được xếp hạng cao trong danh sách các trường được tổ chức uy tín đánh giá; hay trường chất lượng cao là trường thực hiện một số nhiệm vụ khác với trường bình thường, đảm đương các công việc chủ chốt như đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp, phục vụ các ngành kinh tế mũi nhọn, xuất khẩu lao động có trình độ kỹ năng cao, đáp ứng nhu cầu hội nhập… Kế thừa những quan điểm trên đây về trường chất lượng cao, chúng tôi cho rằng trường nghề chất lượng cao là trường trên chuẩn quy định về các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo, là trường được đầu tư “ra tấm, ra món” với điều kiện học tập về trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, giáo viên, chương trình, hệ thống kiểm soát chất lượng tối ưu nhất có thể nhằm tạo ra những “sản phẩm” là những lao động có tay nghề cao được xã hội thừa nhận và tôn vinh. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập và dịch chuyển lao động trên thị trường quốc tế thì trường nghề chất lượng cao còn phải đáp ứng yêu cầu được công nhận văn bằng, chứng chỉ bởi các tổ chức giáo dục đào tạo có uy tín của khu vực hoặc quốc tế.
 
Nói là vậy, nhưng để nhận diện được 1 trường là chất lượng cao hay không thì không thể nói một cách chung chung, trừu tượng, đại khái được. Muốn biết cao hay thấp thì chúng ta phải có thước để đo, mà tiêu chuẩn của thước đo đó cũng rất khác nhau trên thế giới. Trong một số văn bản của Đảng, Nhà nước ta có đề cập tới các khái niệm về trường chất lượng cao, tiêu chuẩn quốc tế, đẳng cấp quốc tế như: Nghị quyết TW 2 khóa VIII yêu cầu có một số CSDN đạt tiêu chuẩn quốc tế; Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thức XI yêu cầu tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; Chiến lược và quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam, chiến lược phát triển dạy nghề yêu cầu hình thành trường chất lượng cao đẳng cấp khu vực, quốc tế. Tuy nhiên, tất cả các văn bản trên đều không đề cấp một cách tường minh về trường chất lượng cao có nhiệm vụ gì hoặc phải đạt tiêu chuẩn như thế nào, yêu cầu đối với cơ sở vật chất, thiết bị, đội ngũ giáo viên, cán bộ, học sinh, sinh viên ra làm sao..., nói tóm lại là cần phải rất cụ thể, có thể lượng hóa, đo đếm được.
 
Chính vì vậy, việc xây dựng và ban hành các tiêu chí của trường nghề chất lượng cao cần được đặt ra là bước đầu tiên trong các bước công việc để xây dựng các trường nghề chất lượng cao ở nước ta. Tiêu chí của trường nghề chất lượng cao được sử dụng để các trường tự đánh giá và hoàn thiện các điều kiện đảm bảo chất lượng, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dạy nghề của nhà trường; cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề thực hiện việc đánh giá, công nhận hoặc không công nhận các trường đạt tiêu chuẩn chất lượng cao theo quy định, nhằm công bố với xã hội về thực trạng chất lượng của nhà trường; người học và xã hội biết được thực trạng chất lượng của nhà trường và giám sát.
 
Quá trình thiết kế các tiêu chí của trường nghề chất lượng cao, chúng tôi thống nhất các nguyên tắc xây dựng tiêu chí của trường nghề chất lượng cao là phải: dễ đánh giá; thống nhất giữa các loại hình đánh giá và công nhận chất lượng về cách làm và nội dung  đánh giá trường chất lượng cao và trường thường để so sánh được giữa trường chất lượng cao và trường bình thường; tận dụng được các kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề; phù hợp với định hướng phát triển kiểm định chất lượng dạy nghề trong giai đoạn tới; và phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế. Với nguyên tắc như vậy, chúng tôi đã đề xuất trường được công nhận là trường nghề chất lượng cao khi được cơ quan kiểm định chất lượng dạy nghề đánh giá đáp ứng đủ các tiêu chí sau đây:
 
- Về quy mô đào tạo: Quy mô đào tạo tối thiểu là 2.000 học sinh, sinh viên hệ trung cấp nghề, cao đẳng nghề (tính theo số học sinh, sinh viên quy đổi), trong đó có ít nhất 30% học sinh, sinh viên học các nghề trọng điểm.
 
- Về việc làm sau đào tạo: Có ít nhất 80% số học sinh, sinh viên tốt nghiệp có việc làm đúng nghề được đào tạo trong vòng 6 tháng kể từ khi tốt nghiệp, trong đó các nghề trọng điểm đạt ít nhất là 90%.
 
- Về trình độ học sinh, sinh viên sau đào tạo: 100% học sinh tốt nghiệp hệ trung cấp nghề đạt bậc 2/5, hệ cao đẳng nghề đạt bậc 3/5 của tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia và có trình độ tin học đạt tiêu chuẩn IC3 hoặc tương đương trở lên, trình độ ngoại ngữ tiếng Anh đạt 300 điểm TOEIC hoặc tương đương trở lên. Trong đó, học sinh tốt nghiệp các nghề trọng điểm theo chương trình đào tạo được chuyển giao từ nước ngoài có trình độ ngoại ngữ tiếng Anh đạt 450 điểm TOEIC hoặc tương đương trở lên và được các tổ chức giáo dục đào tạo có uy tín của khu vực ASEAN hoặc quốc tế công nhận văn bằng, chứng chỉ.
 
- Về kiểm định chất lượng: Trường đạt cấp độ 3 tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường cao đẳng nghề; 100% nghề đào tạo đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo.
 
- Về giáo viên, giảng viên: 100% giáo viên đạt chuẩn quy định, có trình độ tin học IC3 hoặc tương đương trở lên, trình độ ngoại ngữ tiếng Anh đạt 350 điểm TOEIC hoặc tương đương trở lên. Trong đó, giáo viên dạy các nghề trọng điểm được chuyển giao có trình độ ngoại ngữ tiếng Anh đạt 450 điểm TOEIC hoặc tương đương trở lên.
 
- Về quản trị nhà trường: 100% cán bộ quản lý của trường được cấp chứng chỉ đào tạo về nghiệp vụ quản lý dạy nghề. Các hoạt động quản lý của trường và chương trình đào tạo các nghề trọng điểm được số hóa và mô phỏng hóa theo các công nghệ phần mềm tiên tiến trên thế giới.
 
Sau khi có các tiêu chí của trường nghề chất lượng cao, chúng ta sẽ lựa chọn một số trường nghề có năng lực đào tạo nghề tốt và có phương án, lộ trình hỗ trợ đầu tư tập trung, đồng bộ theo quy định để đạt tiêu chí của trường nghề chất lượng cao. Đồng thời, tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng, đổi mới công tác quản lý và giảng dạy theo hướng tiếp cận trình độ của các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN và quốc tế đối với các trường nghề được lựa chọn, cụ thể:
 
- Đối với nghề đào tạo theo chương trình chuyển giao từ nước ngoài: triển khai có hiệu quả Đề án “Chuyển giao các bộ chương trình; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; đào tạo thí điểm các nghề trọng điểm cấp độ khu vực ASEAN, quốc tế” giai đoạn 2012 - 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; hỗ trợ đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo được chuyển giao;
 
- Đối với các nghề đào tạo khác: xây dựng và ban hành chương trình, giáo trình dạy nghề trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia; đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn cho giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề; hỗ trợ đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất, thiết bị, phần mềm, học liệu dạy nghề theo yêu cầu của chương trình đào tạo;
 
- Đào tạo ngoại ngữ, tin học cho giáo viên, cán bộ quản lý và học sinh học các nghề trọng điểm để đủ năng lực, trình độ quản lý, giảng dạy, học tập và nghiên cứu theo tiêu chí của trường nghề chất lượng cao.
 
Để xây dựng được các trường nghề chất lượng cao theo tiêu chí đề ra, cần có những cơ chế, chính sách đẩy mạnh xã hội hóa và khuyến khích các trường nghề được chọn để phát triển thành trường nghề (công lập và tư thục) tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo theo tiêu chí của trường nghề chất lượng cao, bao gồm: Ưu đãi về tín dụng đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề theo quy định của pháp luật; Ưu đãi về thuế đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gắn với đào tạo theo quy định của pháp luật; Hỗ trợ đào tạo cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề; sử dụng chương trình, giáo trình dạy các nghề trọng điểm; Thí điểm đào tạo các nghề trọng điểm từ ngân sách Nhà nước.
 
Riêng đối với các trường công lập, ngoài cơ chế theo quy định hiện hành của Nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, các trường nghề được lựa chọn đầu tư để trở thành trường nghề chất lượng cao được thí điểm áp dụng, thực hiện cơ chế tự chủ tài chính và quản lý tài chính, tài sản, bao gồm: Xây dựng và quy định mức thu học phí, lệ phí thi và tuyển sinh và báo cáo Bộ, ngành, địa phương là cơ quan chủ quản của trường phê duyệt và công khai mức thu trước khi thực hiện; Tự quyết định các nội dung và mức chi từ nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên (bao gồm cả kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và thu sự nghiệp) trên cơ sở quy chế chi tiêu nội bộ, đảm bảo công khai, minh bạch và hiệu quả theo yêu cầu về chất lượng và tiến độ thực hiện nhiệm vụ được giao; Tự chủ quản lý, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị đã được đầu tư cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gắn với đào tạo (kể cả liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân để hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội theo quy định của pháp luật); tự chủ về tiền công, tiền lương đối với giáo viên, cán bộ và học sinh, sinh viên trực tiếp tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gắn với đào tạo;
 
Ngoài ra, cần khuyến khích, ưu tiên các doanh nghiệp trực tiếp cùng với nhà trường tổ chức đào tạo một số nghề trọng điểm gắn với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà nước cam kết ưu tiên đặt hàng thực hiện các dịch vụ dạy nghề từ ngân sách Nhà nước đối với các trường nghề được công nhận đạt tiêu chí của trường nghề chất lượng cao để các trường tích cực phấn đấu hoàn thiện các điều kiện đảm bảo chất lượng, không ngừng nâng cao chất lượng dạy nghề của nhà trường nhằm cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp cao, nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của người lao động và của quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế, góp phần thực hiện thành công mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước./.
 
ThS. Trương Anh Dũng Giám đốc BQL các DA dạy nghề vốn CTMTQG Tổng cục Dạy nghề

Tác giả bài viết: bavuit

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tuyển dụng

Tuyển dụng

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Tổng cục GDNN

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

Bộ NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BCEC - Nơi niềm tin tỏa sáng

Nơi niềm tin tỏa sáng

Ban liên lạc cựu HSSV

Ban liên lạc cựu HSSV 2021

Đăng ký thi chứng chỉ tin học

Đăng ký thi chứng chỉ UDCNTT

Tuyển sinh đào tạo sơ cấp

Tuyển sinh đào tạo sơ cấp

50 Năm xây dựng và PT

50 năm xây dựng và phát triển
CSDL Quốc gia

CLB tiếng Anh BCEC

CLB tiếng Anh BCEC
Đăng ký tuyển sinh năm 2023
Tuyển sinh năm 2024