20:45 EDT Thứ ba, 18/03/2025

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 626


Hôm nayHôm nay : 192408

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2313284

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 52524393

Biểu mẫu

Cổng thông tin HSSV

Quản lý đào tạo

Thư viện điện tử

Thư viện điện tử

Đánh giá KNN quốc gia

Đánh giá kỹ năng nghề quốc gia

Lịch thi kết thúc MH, MĐ

Lịch thi
Tuyển sinh Daikin

Phần mềm QLVB

Phần mềm QLVB

Sổ tay HSSV

Sổ tay HSSV

Cổng thông tin giảng viên

Cổng thông tin giảng viên

BCEC E-Learning

BCEC E - Learning

Hỗ trợ học sinh sinh viên

Ban cố vấn HSSV

Phần mềm điểm danh

Phần mềm điểm danh

Trang nhất » Tin Tức » Tin tức nội bộ

Kinh nghiệm sau 4 năm triển khai thực hiện Đề án tăng cường năng lực ngoại ngữ cho sinh viên tại BCEC đáp ứng nhu cầu thị trường lao động

Thứ hai - 29/07/2024 20:25
    1. Đặt vấn đề
    Ngày 22/12/2017 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2080/QĐ-TTg ngày 22/12/2017 về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, giai đoạn 2017 - 2025;  Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành Nghị quyết số 312/NQ-HĐND ngày 11/12/2020 phê duyệt đề án dạy học ngoại ngữ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2020-2025. Thực hiện chủ trương chỉ đạo của Đảng ủy, Ban lãnh đạo Trường Cao đẳng Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh, đầu năm 2019 Trung tâm tin học, ngoại ngữ của trường Trường Cao đẳng Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh đã tổ chức hội thảo về “Vai trò của ngoại ngữ đối với nguồn nhân lực”, tổ chức khảo sát doanh nghiệp về yêu cầu sử dụng ngoại ngữ và mức độ sử dụng ngoại ngữ của HSSV tốt nghiệp từ nhà trường, thống kê phân tích kết quả học môn tiếng Anh của HSSV…. qua đó nhận thấy thực trạng năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên nói chung, năng lực tiếng Anh của sinh viên nói riêng còn hạn chế. 
    2. Tổ chức thực hiện các Đề án tăng cường năng lực ngoại ngữ cho sinh viên khóa 47, 48, 49 và 50:
    Xuất phát từ thực trạng đó, Trường Cao đẳng Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh đã tổ chức xây dựng đề án tăng cường năng lực ngoại ngữ cho sinh viên. Quá trình xây dựng đề án được tổ chức đảm bảo khoa học về quy trình thủ tục và tính pháp lý, tính thực tiễn.
Về tổ xây dựng ban hành đề án theo 5 bước:  (1) Trường thành lập Ban xây dựng đề án và phân công nhiệm vụ các thành viên Ban; (2) Tổ chức nghiên cứu văn bản pháp lý, khảo sát các bên liên quan về thực trạng năng lực ngoại ngữ của nguồn nhân lực, của sinh viên và nhu cầu của doanh nghiệp; (3) Tổ chức hội thảo, tổ chức xin ý kiến chuyên gia, cán bộ quản lý, nhà giáo vào nội dung của đề án; (4) Tiếp thu, giả trình và hoàn thiện đề án; (5) Ban hành đề án và triển khai thực hiện.
    Về tổ triển khi thực hiện đề án: (1) Trường thành lập các ban chỉ đạo để triển khai tổ chức thực hiện đề án; (2) Xây dựng kế hoạch, lịch học và đáp ứng các nguồn lực ho đề án như biên soạn giáo trình, lực chọn giáo trình, hợp đồng giảng viên …; (3) Tổ chức giám sát giảng dạy, khảo sát giảng viên giảng dạy, khảo sát nhà giáo giảng dạy, tổ chức các hoạt động hỗ trợ, tổ chức đánh giá thường xuyên; (4) Tổ chức đánh giá cuối kỳ theo 4 kỹ năng tương đương trình độ A2; (5) Quyết định công nhận sinh viên hoàn thành khóa học, cấp giấy chứng nhận và báo cáo kết quả thực hiện đề án.
    Từ năm 2020 đến nay, Trường đã thực hiện hoàn thành 4 đề án nâng cao năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh) cho sinh viên các khóa 47, 48, 49 và 50, hiện đang thực hiện đợt 1 đối với khóa 51. Cụ thể: Tổng số sinh viên các lớp khóa 47, 48, 49, 50  học và đảm bảo đủ điều kiện dự thi đánh giá là 1401, trong đó khoá 47 được tổ chức thành 02 đợt với 333 sinh viên tham gia; khoá 48 là 295 sinh viên tham gia và khoá 49 được tổ chức thành 02 đợt với 383 sinh viên và khóa 50 tổ chức 3 đợt cho 390 sinh viên.



Trong quá trình thực hiện đề án Ban chỉ đạo đã căn cứ kế hoạch đào tạo năm học của nhà trường, xây dựng lịch học tập cho các lớp tiếng Anh của mỗi khoá phù hợp với điều kiện thực tế. Trong bối cảnh tổ chức giảng dạy, chịu ảnh hưởng của đại dich Covid- 19 (năm 2020-2022) đã chủ động, linh hoạt bố trí kế hoạch giảng dạy đáp ứng yêu cầu cảu các đề án.




Để chất lượng dào tạo đáp ứng yêu cầu của đề án, Ban chỉ đạo đã tổ chức khảo sát các bên liên quan: 18 lần khảo sát sinh viên, 13 lần khảo sát giảng viên giảng dạy, tổ chức trao đổi với giáo viên giảng dạy 10 lần, tổ chức lấy ý kiến phản hồi của sinh viên sau giờ học 10 lần cho tổng số đợt tổ chức.



    Tổ chức hoạt động ngoại khóa bổ trợ cho chương trình đào tạo tăng cường năng lực ngoại ngữ: thời điểm ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19 đã tổ chức mỗi đợt ít nhất 2 hoạt động ngoại khóa như: tổ chức các cuộc thi bằng tiếng Anh nhân các ngày đặc biệt, Cuộc thi “Viết CV và Vẽ tranh chú giải bằng tiếng Anh”, và cuộc thi nói “Tôi là ai”; cuộc thi “We can do it”; Rung chuông vàng năm 2023, cuộc thi tài năng tiếng Anh “Hello 2024 - make a wish come true”... theo chủ đề triển khai đến mỗi lớp học theo Đề án... Mặc dù trong bối cảnh ảnh hưởng của đại dịch Covid, trung tâm Ngoại ngữ, Tin học đã chủ động tham mưu với Ban chỉ đạo chuyển tổ chức hoạt động ngoại khoá sang hình thức trực tuyến với Talkshow: Học tiếng Anh hiệu quả - Hiệu quả học tiếng Anh... Thông qua hoạt động ngoại khóa không chỉ thu hút đông đảo sinh viên đang thực hiện Đề án tham gia mà cả thành viên Câu lạc bộ tham gia qua mỗi hoạt động tổ chức.
    Trung tâm Ngoại ngữ, Tin học phối hợp với Giảng viên quản lý lớp thường xuyên giám sát giảng dạy của giảng viên, ý thức học tập và chấp hành nội quy, quy định của sinh viên, đôn đốc, nhắc nhở sinh viên nghỉ học, đôn đốc sinh viên nộp học phí và thực hiện các quy định về hồ sơ giảng dạy. Các giảng viên chủ động tự trang bị loa trợ giảng latop và soạn bài giảng điện tử. Trung tâm NNTH xây dựng giáo trình tự học cho các nội dung giao bài học về nhà cho sinh viên, cung cấp đầy đủ giáo trình, sách bài tập cho sinh viên, các địa chỉ tự học trên mạng cho sinh viên.



    Ban tổ chức đã thực hiện đánh giá giá kết quả học tập và sự tiến bộ của từng sinh viên theo các tiêu chí: Về học tập và chuyên cần; kiểm tra giữa kỳ; kiểm tra cuối kỳ gồm 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết) tương đương A2 và công nhận kết quả:




    Kết thúc mỗi một đề án, Ban chỉ đạo có báo cáo đánh giá chi tiết từng nội dung của đề án, có so sánh với yêu cầu đề án và nhận xét năng lực giảng dạy cũng như năng lực gia tăng về ngoại ngữ của sinh viên.

    3. Một số ưu điểm, khó khăn và tồn tại
    Về ưu điểm

    - Công tác tổ chức đáp ứng tốt yêu cầu giảng dạy của giảng viên và tạo hiệu ứng tích cực trong các lớp sinh viên theo học như: Có đầy đủ giáo trình, sách bài tập, thiết bị hỗ trợ dạy học, phòng học, số lượng sinh viên tham gia học tập tương đối đông đủ qua mỗi buổi học;
    - Giảng viên giảng dạy thực hiện đúng lịch và thực hiện tốt hồ sơ giảng dạy: Giáo án bài giảng, sổ quản lý giảng dạy;
    - Tổ chức khảo sát, phản hồi từ các bên liên quan điều chỉnh kịp thời lịch học, lịch kiểm tra;
    - Tổ chức thành công hoạt động ngoại khóa trong chương trình đào tạo ngoại ngữ cho sinh sinh, nhằm tạo sân chơi, hoạt động bổ trợ bổ ích rèn luyện các kĩ năng sử dụng tiếng Anh sau những giờ học tập căng thẳng, đặc biệt là kỹ năng nghe và nói.
    - Các phòng, khoa, trung tâm phối hợp trong công tác tổ chức.
    - Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với năng lực sinh viên mức đáp ứng, khá, tốt cao.
    Về khó khăn và tồn tại:
    - Thời gian học tập bố trí ngoài giờ hành chính, điều chỉnh lịch học, tiến độ cho phù hợp từng giai đoạn.
    - Kết quả đánh giá giữa các kỹ năng vẫn còn có sự chênh lệch, trong đó kỹ năng nghe, nói còn hạn chế so với kỹ năng đọc viết.
    - Chưa có sinh viên tham gia đánh giá A2 theo quy định của Bộ GDĐT.
    - Mời giảng viên giảng dạy gặp khó khăn.


    4. Đề xuất:
    - Tiếp tục xây dựng đề án đào tạo nâng cao năng lực ngoại ngữ cho sinh viên khóa 52 với các ngoại ngữ khác nhau đề sinh viên lựa chọn phù hợp với lĩnh vực ngành nghề đang học như: Tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Nhật…
    - Giám sát chất lượng đào tạo thông qua các hoạt động: dự giờ đánh giá giảng viên giảng dạy; khảo sát các bên liên quan và lấy ý kiến phản hồi cho buổi học hoặc tăng cường hoạt động khảo sát giảng viên và sinh viên;
    - Tiếp tục tăng cường các hoạt động bổ trợ trong chương trình Đề án; Phối hợp với CLB tiếng Anh đề tổ chức hợp lý các hoạt động bổ trợ phù hợp với nội dung chương trình đào tạo;
    - Bố trí, lịch học linh động phù hợp với tình hình thực tế của Nhà trường, giảng viên gảng dạy và lớp sinh viên.
    - Tiếp tục nghiên cứu Tổ chức hội thảo về phương pháp giảng dạy, phương thức đánh giá kết quả học tập của sinh viên, có giải pháp tăng cường luyện tập kỹ năng nghe-nói của sinh viên.








Nguồn tin: TS. Chu Bá Chín,Phó Bí thư Đảng ủy, Phó hiệu trưởng, Giám đốc Trung tâm NN-TH

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tuyển dụng

Tuyển dụng

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Tổng cục GDNN

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

BCEC - Nơi niềm tin tỏa sáng

Nơi niềm tin tỏa sáng

Ban liên lạc cựu HSSV

Ban liên lạc cựu HSSV 2021

Tuyển sinh đào tạo sơ cấp

Tuyển sinh đào tạo sơ cấp

50 Năm xây dựng và PT

50 năm xây dựng và phát triển
CSDL Quốc gia
CLB tiếng Anh BCEC
Câu lạc bộ sáng tạo, khởi nghiệp BCEC
CLB bóng đá HSSV
Đăng ký tuyển sinh năm 2025