Giải phóng miền Nam
14:56 EDT Thứ tư, 23/04/2025

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 340

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 336


Hôm nayHôm nay : 78048

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1995302

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 56308528

Biểu mẫu

Cổng thông tin HSSV

Quản lý đào tạo

Thư viện điện tử

Thư viện điện tử

Đánh giá KNN quốc gia

Đánh giá kỹ năng nghề quốc gia
Tuyển sinh Daikin

Phần mềm QLVB

Phần mềm QLVB

Sổ tay HSSV

Sổ tay HSSV

Cổng thông tin giảng viên

Cổng thông tin giảng viên

BCEC E-Learning

BCEC E - Learning

Phần mềm điểm danh

Phần mềm điểm danh

Trang nhất » Tin Tức » Tin tức nội bộ

Vai trò của chuẩn đầu vào và ý nghĩa của chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

Chủ nhật - 23/03/2025 20:43
    Đối với hệ thống Giáo dục nghề nghiệp (GDNN), năm 2014 Luật GDNN ra đời thay thế Luật dạy nghề đồng thời chuyển giao về quản lý nhà nước đối với các trường Cao đẳng, Trung cấp từ Bộ Giáo dục và Đào tạo về Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội mà trực tiếp là Tổng cục GDNN. Tuy nhiên đến giữa năm 2017 việc triển khai Luật GDNN mới được thực hiện và cũng từ đây hàng loạt các văn bản về quản lý hệ thống GDNN ra đời trong đó có Thông tư 12/2017/TT-BLĐTBXH ngày  ngày 20 tháng 04 năm 2017 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
    Vậy tên gọi, khái niệm chuẩn đầu (CĐR) ra chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng từ đâu mà ra? CĐR xuất hiện lần đầu tiên trong văn bản quản lý nhà nước về GDNN tại Thông tư 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 03 năm 2017 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp tại Điều 35 mục 2, tiểu mục a “3. Trước khi bắt đầu khóa học, các trường phải thông báo công khai: a) Cam kết chất lượng đào tạo; mục tiêu, chuẩn đầu ra của từng ngành, nghề đào tạo; điều kiện bảo đảm chất lượng; thời gian tối đa để hoàn thành chương trình đối với từng ngành, nghề cụ thể; quy chế đào tạo; kế hoạch đào tạo đối với khóa học, năm học; thời gian dự kiến thi tốt nghiệp; quyền và nghĩa vụ của giáo viên, người học và tổ chức, cá nhân có liên quan;….”. Sau đó có một số văn bản quản nhà nước về GDNN có đề cập đến việc cần có CĐR cho chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng. Với sự xuất hiện này làm nhiều cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống GDNN tranh luận có cần ban hành CĐR hay không, vì chương trình đào tạo đã có mục tiêu. Dưới đây tác giả xin đề cạp đến vai trò của chuẩn đầu ra để các đồng nghiệp tham khảo:
    1. Chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo?
    Chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo phải xác định rõ những yêu cầu tối thiểu về trình độ, năng lực, kinh nghiệm phù hợp với từng trình độ, ngành và định hướng đào tạo mà người học cần đáp ứng để có thể học tập thành công và hoàn thành tốt chương trình đào tạo. Chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo có yêu cầu người học tùy theo trình độ đào tạo cả chương trình và yếu tố dặc thù.
    2. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo?
    Chuẩn đầu ra là yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kỹ năng, thái độ, trách nhiệm nghề nghiệp mà người học đạt được sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, được cơ sở đào tạo cam kết với người học, xã hội và công bố công khai cùng với các điều kiện đảm bảo thực hiện. Chuẩn đầu ra đáp ứng:
    + Phải rõ ràng và thiết thực, thể hiện kết quả học tập mà người tốt nghiệp cần đạt được về hiểu biết chung và năng lực cốt lõi ở trình độ đào tạo, những yêu cầu riêng của lĩnh vực, ngành đào tạo.
    + Phải đo lường, đánh giá được theo các cấp độ tư duy làm căn cứ thiết kế, thực hiện và cải tiến nội dung và phương pháp giảng dạy; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và cấp văn bằng cho người học.
    + Phải nhất quán với mục tiêu của chương trình đào tạo, thể hiện được sự đóng góp rõ nét đồng thời phản ánh được những yêu cầu mang tính đại diện cao của giới tuyển dụng và các bên liên quan khác.
    + Phải chỉ rõ bậc trình độ cụ thể và đáp ứng chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng, mức độ tự chủ và trách nhiệm, năng lực cần thiết theo quy định cho bậc trình độ tương ứng theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
    + Phải bảo đảm tính liên thông với chuẩn đầu vào của trình độ đào tạo cao hơn (nếu có), đồng thời tạo cơ hội liên thông ngang giữa các chương trình cùng trình độ đào tạo, nhất là giữa các chương trình thuộc cùng nhóm ngành hoặc cùng lĩnh vực.
    + Phải được cụ thể hóa một cách đầy đủ và rõ nét trong chuẩn đầu ra của các học phần và thành phần trong chương trình đào tạo, đồng thời được thực hiện một cách có hệ thống qua liên kết giữa các học phần và các thành phần.
    + Phải đảm bảo tính khả thi, phù hợp với khối lượng chương trình để phần lớn người học đã đáp ứng chuẩn đầu vào có khả năng hoàn thành của chương trình đào tạo trong thời gian tiêu chuẩn.

    3. Ý nghĩa của chuẩn đầu ra:
    Chuẩn đầu ra mang tính định hướng cho quá trình thiết kế chương trình dạy học, là cơ sở để lựa chọn phương pháp, hoạt động dạy và học và phương pháp đánh giá kết quả học tập của người học.
    Chuẩn đầu ra giúp cho cơ sở giáo dục cơ sở giáo dục bảo đảm, cải tiến chất lượng các chương trình đào tạo; giúp hoàn thành mục tiêu đào tạo, sứ mạng, tầm nhìn, đồng thời thể hiện tính minh bạch cũng như trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục với các bên liên quan.
    Chuẩn đầu ra chia ra 2 cấp: Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo (CĐR), chuẩn đầu ra môn học/ mô đun ( Cđr).
Chuẩn đầu ra đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa thiết yếu đối với quá trình đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục, cụ thể:
    +  Đối với cơ sở giáo dục:
    • CĐR là cơ sở để nhà trường xây dựng chương trình đào tạo, xem xét, điều chỉnh xây dựng CTĐT phù hợp, giúp bảo đảm và nâng cao chất lượng.
    • CĐR là cơ sở thực hiện dạy- học theo CĐR; khảo thí theo CĐR và kiểm định theo CĐR.
    • CĐR là những cam kết của nhà trường với các bên liên quan, đặc biệt là người học và nhà tuyển dụng.
    + Đối với giáo viên, giảng viên
    • CĐR là cơ sở để lựa chọn các tổ hợp dạy và học, xây dựng, triển khai các hoạt động dạy và học nhằm giúp người học đạt CĐR.
    • CĐR là cơ sở để lựa chọn các phương pháp đánh giá nhằm đo lường, đánh giá kết quả học tập và phản hồi cho người học về mức độ đạt CĐR.
    +  Đối với người học
    • CĐR là cơ sở để lựa chọn ngành nghề phù hợp.
    • CĐR giúp người học định hướng rõ hơn trong việc xác định mục tiêu học tập; lập kế hoạch, thực hiện và điều chỉnh việc học tập nhằm hoàn thành CTĐT, đáp ứng tốt nhu cầu của nhà tuyển dụng, nhu cầu xã hội và quan trọng hơn là trở thành một con người độc lập và có cuộc sống hạnh phúc.
    + Đối với đơn vị sử dụng lao động
    • CĐR là thông tin tham khảo để tuyển dụng được nhân sự có chất lượng.
    • CĐR là cơ sở để lựa chọn, xây dựng mối quan hệ hợp tác với các cơ sở giáo dục trong công tác phát triển nguồn nhân lực.


Nguồn tin: TS. Chu Bá Chín, Phó hiệu trưởng, Kiểm định viên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tuyển dụng

Tuyển dụng

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

BCEC - Nơi niềm tin tỏa sáng

Nơi niềm tin tỏa sáng

Ban liên lạc cựu HSSV

Ban liên lạc cựu HSSV 2021

Tuyển sinh đào tạo sơ cấp

Tuyển sinh đào tạo sơ cấp

50 Năm xây dựng và PT

50 năm xây dựng và phát triển
CLB tiếng Anh BCEC
Đăng ký tuyển sinh năm 2025
Khảo sát