Chương trình mục tiêu quốc gia việc làm và dạy nghề năm 2012 -2015

Chương trình mục tiêu quốc gia việc làm và dạy nghề năm 2012 -2015
b) Dự án 2: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
- Mục tiêu của Dự án:
+ Đào tạo nghề cho 2,45 triệu lao động nông thôn, trong đó đặt hàng dạy nghề cho 115,3 nghìn người thuộc diện hộ nghèo, hộ có thu nhập tối đa bằng 130% thu nhập của hộ nghèo, người có công với cách mạng và con của họ, người tàn tật, hộ bị thu hồi đất canh tác, người dân tộc thiểu số và các đối tượng khác nếu thực tế có nhu cầu bức thiết; tiếp tục triển khai làm rõ một số mô hình dạy nghề. Tỷ lệ gắn với việc làm và có việc làm sau khi học nghề tối thiểu đạt 70%; dạy bổ sung kiến thức và một số kỹ năng nghề cho 1,8 triệu người để đạt được yêu cầu tham dự đánh giá kỹ năng nghề theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia ở bậc trình độ 1;
+ Đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội theo chức danh, vị trí làm việc đáp ứng yêu cầu của công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành và thực thi công vụ cho khoảng 300 nghìn lượt cán bộ, công chức xã.
- Nhiệm vụ chủ yếu:
+ Các hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn: Điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề cho lao động nông thôn; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề công lập, trong đó ưu tiên đầu tư cho các cơ sở dạy nghề cấp huyện kiểu mẫu; phát triển chương trình, giáo trình, học liệu và xây dựng danh mục thiết bị dạy nghề, xây dựng 200 chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề, xây dựng danh mục thiết bị dạy nghề trình độ sơ cấp nghề của 200 nghề; phát triển giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề; hỗ trợ lao động nông thôn học nghề, hỗ trợ dạy nghề cho khoảng 2,45 triệu người;
+ Các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã: Xây dựng các chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng; xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên; xây dựng chế độ, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã.
- Kinh phí thực hiện: Tổng nhu cầu vốn để thực hiện dự án là 6.959 tỷ đồng, dự kiến huy động từ các nguồn:
+ Ngân sách trung ương: 5.779 tỷ đồng;
+ Ngân sách địa phương, viện trợ nước ngoài và huy động hợp pháp khác: 1.180 tỷ đồng.
- Phân công thực hiện: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức thực hiện Dự án.
c) Dự án 3: Vay vốn tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm
- Mục tiêu của Dự án: Cho vay ưu đãi với lãi suất thấp từ Quỹ quốc gia về việc làm để hỗ trợ tạo việc làm cho 0,7 - 0,8 triệu lao động trong giai đoạn 2012 - 2015.
- Nhiệm vụ chủ yếu:
+ Cho các cơ sở sản xuất kinh doanh và người lao động vay vốn với lãi suất ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm;
+ Cho vay với lãi suất ưu tiên đối với các nhóm lao động yếu thế (lao động là người khuyết tật, iao động là người dân tộc thiểu số);
+ Cho vay đối với các dự án khởi sự doanh nghiệp, phát triển sản xuất kinh doanh của thanh niên;
+ Cho vay để thực hiện các chương trình, dự án giải quyết việc làm cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, lao động thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, lao động nữ nông thôn;
+ Thực hiện cho vay ủy thác đối với các tổ chức  chính trị - xã hội, tổ chức xã hội qua Ngân hàng Chính sách xã hội.
- Kinh phí thực hiện: Tổng nhu cầu vốn để thực hiện dự án là 1.795,5 tỷ đồng, dự kiến huy động từ các nguồn:
+ Ngân sách trung ương: 995,5 tỷ đồng;
+ Ngân sách địa phương, viện trợ nước ngoài và huy động hợp pháp khác: 800 tỷ đồng.
- Phân công thực hiện: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức thực hiện Dự án.
d) Dự án 4: Hỗ trợ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hp đồng
- Mục tiêu của Dự án: Đưa 80 - 120 nghìn lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, lao động là người dân tộc thiểu số, lao động là thân nhân chủ yếu của gia đình chính sách người có công với cách mạng và lao động thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp đi làm việc ở nước ngoài (không bao gồm đối tượng thuộc 62 huyện nghèo theo Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2009 - 2020); hỗ trợ đào tạo lao động trình độ cao về kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho khoảng 5 nghìn lao động đáp ứng yêu cầu của nước tiếp nhận lao động. Đến năm 2015, có khoảng 60% lao động được đào tạo nghề và 100% lao động được bồi dưỡng kiến thức cần thiết trước khi đi làm việc ở nước ngoài.
- Nhiệm vụ chủ yếu:
+ Hỗ trợ người lao động học nghề, ngoại ngữ, hiểu biết phong tục tập quán, pháp luật của Việt Nam và nước tiếp nhận lao động để đi làm việc ở nước ngoài;
+ Hỗ trợ đào tạo lao động trình độ cao về kỹ năng nghề, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của nước tiếp nhận lao động;
+ Đầu tư cơ sở đào tạo lao động xuất khẩu, xây dựng 01 trung tâm đào tạo lao động xuất khẩu cho thị trường các nước khu vực Trung Đông tại tỉnh Thanh Hóa và 01 trung tâm đào tạo lao động xuất khẩu cho các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc tại thành phố Hà Nội.
- Kinh phí thực hiện: Tổng nhu cầu vốn để thực hiện dự án là 1.064,5 tỷ đồng, dự kiến huy động từ các nguồn:
+ Ngân sách trung ương: 1.004,5 tỷ đồng;
+ Ngân sách địa phương, viện trợ nước ngoài và huy động hợp pháp khác: 60 tỷ đồng.
- Phân công thực hiện: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức thực hiện Dự án.
đ) Dự án 5: Hỗ trợ phát triển thị trường lao động
- Mục tiêu của Dự án: Hoàn thiện và hiện đại hoá hệ thống thông tin thị trường lao động; hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về thị trường lao động; nâng tỷ lệ lao động tìm việc làm qua hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm lên khoảng 30%; hiện đại hoá và chuẩn hoá hoạt động giao dịch việc làm, sàn giao dịch việc làm trở thành hoạt động hàng ngày tại 30 - 40 trung tâm giới thiệu việc làm vào năm 2015.
- Nhiệm vụ chủ yếu:
+ Đầu tư nâng cao năng lực các trung tâm giới thiệu việc làm để thu thập, xử lý và cung cấp thông tin thị trường lao động; nâng cao năng lực hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm; đầu tư 04 trung tâm giới thiệu việc làm khu vực tại 04 vùng kinh tế trọng điểm;
+ Đầu tư các trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm kiểu mẫu của Đoàn thanh niên;
+ Hỗ trợ tổ chức giao dịch việc làm;
+ Đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động; phân tích và dự báo thị trường lao động.
- Kinh phí thực hiện: Tổng nhu cầu vốn để thực hiện dự án là 1.508,6 tỷ đồng, dự kiến huy động từ các nguồn:
+ Ngân sách trung ương: 1.058,6 tỷ đồng;
+ Ngân sách địa phương, viện trợ nước ngoài và huy động hợp pháp khác: 450 tỷ đồng.
- Phân công thực hiện: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức thực hiện Dự án.
e) Dự án 6: Nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình
- Mục tiêu của Dự án: Bảo đảm triển khai có hiệu quả trong việc thực hiện Chương trình.
- Nhiệm vụ chủ yếu:
+ Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác lao động, việc làm và dạy nghề cho khoảng 20 nghìn lượt cán bộ;
+ Truyền thông, 100% xã, phường được tuyên truyền, thông tin về các chính sách thị trường lao động, dạy nghề, việc làm và xuất khẩu lao động;
+ Giám sát, đánh giá các hoạt động, dự án trong khuôn khổ Chương trình.
- Kinh phí thực hiện: Tổng nhu cầu vốn để thực hiện dự án là 382,4 tỷ đồng, dự kiến huy động từ các nguồn:
+ Ngân sách trung ương: 282,4 tỷ đồng;
+ Ngân sách địa phương, viện trợ nước ngoài và huy động hợp pháp khác: 100 tỷ đồng.
- Phân công thực hiện: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức thực hiện Dự án.
7. Tổ chức thực hiện:
a) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan quản lý Chương trình có trách nhiệm chủ trì:
- Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện Chương trình theo quy định;
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan thẩm định, phê duyệt các dự án thành phần của Chương trình theo đúng quy trình quy định. Tổ chức triển khai thực hiện các dự án thành phần của Chương trình sau khi phê duyệt.
b) Trách nhiệm của các Bộ, ngành:
- Thực hiện quản lý nhà nước theo chức năng quy định;
- Tham gia triển khai nội dung Chương trình trong phạm vi và nội dung, nhiệm vụ có liên quan đến lĩnh vực do mình quản lý.
c) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
Tổ chức triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn, chủ động huy động thêm các nguồn lực cho các dự án của Chương trình. Báo cáo định kỳ về tình hình triển khai thực hiện Chương trình. Chịu trách nhiệm về việc sử dụng các nguồn vốn đúng mục tiêu, đảm bảo hiệu quả và tránh thất thoát.
Điều 2. Cơ chế quản lý điều hành Chương trình
Cơ chế quản lý và điều hành Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và Dạy nghề giai đoạn 2012-2015 theo Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
 
 
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
 
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

Tác giả bài viết: bavuit

Nguồn tin: tcdn.gov.vn