Giải pháp nâng cao hiệu quả sáng kiến, cải tiến tại BCEC

Trường Cao đẳng Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh (BCEC) là đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được thành lập ngày 23/11/1971. Trường có trụ sở chính tại số 188- Nguyễn Đăng Đạo, Phường Đại Phúc, Thành phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh và cơ sở đào tạo tại Phường Hạp Lĩnh, Thành phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh. Tổng số cán bộ, viên chức và lao động là 167 người, trong đó có 134 nhà giáo, trong đó có 5 tiến sĩ, 93 thạc sĩ.
Trường Cao đẳng Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh (BCEC) là đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được thành lập ngày 23/11/1971. Trường có trụ sở chính tại số 188- Nguyễn Đăng Đạo, Phường Đại Phúc, Thành phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh và cơ sở đào tạo tại Phường Hạp Lĩnh, Thành phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh. Tổng số cán bộ, viên chức và lao động là 167 người, trong đó có 134 nhà giáo, trong đó có 5 tiến sĩ, 93 thạc sĩ.

Cùng với nhiệm vụ chính là đào tạo nguồn nhân lực 3 cấp trình độ ( Cao đẳng, trung cấp, sơ cấp), trường có nhiệm vụ nghiên cứu chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ các lĩnh vực liên quan đến hoạt động đào tạo.
Trường luôn coi hoạt động nghiên cứu khoa học là một trong thành tố góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Từ năm 2017 đến nay, Trường Cao đẳng Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh  đã tập trung thực hiên 04 giải pháp chủ yếu dưới đây nhằm nâng cao chất lượng thực hành cho sinh viên:

1/ Giải pháp về hệ thống quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, công nhận sáng kiến đề tài:  
Trường đã ban hành Quy định về nghiên cứu khoa học và Quy định về xét công nhận sáng kiến, đồng thời cụ thể hóa các quy định, quy chế về hoạt động nghiên cứu khoa học, công nhận sáng kiến đề tài trong hệ thống đảm bảo chất lượng của trường. Với Quy trình nghiên cứu khoa học (Mã số 46) và Quy trình công nhận sáng kiến (Mã số 13) đăng đănt tải trên trang điện tử của trường để cán bộ, giảng viên và người lao động thuận tiện sử dụng [http://codienxaydungbacninh.edu.vn/index.php/vi/van-ban/Bieu-mau/He-thong-dam-bao-chat-luong-nam-hoc-2022-2023-369/] là cơ sở quan trong để đội ngũ nhà giáo triển khai, thực hiện các hoạt động nghiên cứu chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ. Các công cụ quản lý này được đánh giá, cải tiến hằng năm phù hợp với thực tiễn và các quy định pháp lý trong hoạt động nghiên cứu khoa học và công nhận sáng kiến, đề tài.

2/ Giải pháp về chính sách cho hoạt động nghiên cứu khoa học, công nhận sáng kiến đề tài:
Trường cụ thể chính sách chi cho NCKH trong quy chế quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ, chia thành mức chi tối đa cho loại đề tài NCKH như: Thiết kế mô hình, thiết bị đào tạo; Nghiên cứu chuyển giao công nghệ; Xây dựng giáo trình đào tạo. Hằng năm, trường dành kinh phí từ 350 đến 500 tr cho hoạt động NCKH, chuyển giao công nghệ. Từ năm 2018 đến nay trường có nhiều mô hình thi đạt giải cao trong Hội thi thiết bị dạy nghề tự làm cấp tỉnh, cấp Quốc gia.


Năm Số đề tài NCKH nghiệm thu Kinh phí đầu tư (Tr)
2018 30 320
2019 17 280
2020 30 380
2021 38 500
2022 36 350
          Bảng 1- Số lượng đề tài NCKH nghiệm thu từ 2018-2022

3/ Giải pháp về triển khai ứng dụng chuyển giao các sản phẩm nghiên cứu khoa học:
Ứng dụng chuyển giao các đề tài khoa học nhằm đánh hiệu quả, lợi ích đem lại đồng thời giúp cho tác giả có nghiên cứu, điều chỉnh phù hợp. Các ứng triển khai rất đa da dạng và phù hợp. Các đề tài NCKH của nhà giáo được nghiệm thu đưa vào sử ứng dụng trong giảng dạy, bên cạnh đó có 02 đề tài chuyển giao cho doanh nghiệp: năm 2020 trường có 01 đề tài xử lý mực in được chuyển giao cho Công ty công nghệ môi trườn Etech- Số 172, đường Ngô Quyền, phường Kinh Bắc, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh; năm 2021 có 01 đề tài “Công viên sinh thái 4.0” chuyển giao cho Công ty TNHH công nghệ và môi trường EV- đường 17, Nguyễn Quán Quang, Phường Đại Phúc, Thành phố Bắc Ninh, Bắc Ninh.

4/ Giải pháp về tuyên truyền, động viên, ghi nhận kết quả sáng kiến:
Kết hợp với các giải pháp nêu trên, trường khuyến khích tạo điều kiện các nhà giáo có sản phẩm nghiên cứu khoa học viết bài đăng các báo, tạp chí:

 
STT Tên bài báo Tác giả Tên Tạp chí/ báo
Năm 2021
1 Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp Nguyễn Quốc Huy Tạp chí Giáo dục nghề nghiệp
2 Nghiên cứu công nghệ ghép dài phôi gồ hình thang từ gỗ thông và gỗ keo tai tượng Phạm Văn Thanh Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
3 Thiết kế hệ thống điều khiển, giám sát nhà thông minh Trần Đình Toàn Tạp chí khoa học và công nghệ
4 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo Đỗ Khắc Phong Tạp chí Thanh tra Việt Nam
5 Tăng cường liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp may trong thời kỳ công nghiệp 4.0 Hoàng Quốc Chỉnh Tạp chí Giáo dục nghề nghiệp
6 Ứng dụng tác tử di động cải tiến hiệu năng giao thức định tuyến DSR trong mạng MANET Chu Bá Chín Tạp chí khoa học và công nghệ
Năm 2022
1 “Mô hình bàn thực hành Điện công nghiệp đa năng”: Bứt phá trong sáng tạo công nghệ của Trường Cao đẳng Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh Nguyễn Mạnh Hùng Tạp chí Lao động và Xã hội
2 Nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước cho giáo dục nghề nghiệp Chu Thị Toan Tạp chí Thuế nhà nước
3 Nghiên cứu chất lượng bề mặt chi tiết sau khi tạo hình bằng công nghệ lăn ép Lê Mạnh Tài Tạp chí khoa học và công nghệ
4 Xây dựng giá dịch vụ đào tạo giáo dục nghề nghiệp hướng tới tự chủ của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp Nguyễn Quốc Huy Tạp chí giáo dục nghề nghiệp
5 Thực hiện dân chủ tại các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay – Vấn đề và giải pháp Nguyễn Quang Chương Tạp chí Chủ nghĩa xã hội Lý luận và thực tiễn
6 Nhận dạng và tổng hợp bộ điều khiển PID hệ thống máy bơm trên nền tảng nhúng và Web Nguyễn Văn Dũng Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
7 Ứng dụng thuật toán học sau và trí tuệ nhân tạo để phát hiện và nhận dạng phương tiện cho hệ thống trợ lái thông minh ADAS Vũ Quang Vịnh Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
8 Nghiên cứu công nghệ đánh nhẵn chi tiết gỗ nhỏ trong thiết bị thùng quay dùng sản xuất đồ chơi gỗ Phạm Văn Thanh Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn

Trường thực hiện Quy định về công nhận sáng kiến cấp cơ sở sở và đền nghị phạm vi ảnh hưởng cấp tỉnh, cấp bộ nhằm ghi nhận thành tích của nhà giáo đồng thời đây là điều kiện để xét danh hiệu chiến sĩ thi đua các cấp.

Năm Số lượng sáng kiến cấp trường Phạm vi ảnh hưởng sáng kiến cấp tỉnh Phạm vi ảnh hưởng sáng kiến cấp bộ
2018 68   02
2019 66 08 03
2020 58 04 03
2021 55 01 01
2022 17 ( xét đợt 1) 02 01

Công nhận bằng lao động sáng tạo: Từ kết quả NCKH của nhà giao, hội đồng Khoa học trường 5 năm 1 lần xét hiệu quả  các đề tài trình Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xét tặng bằng lao động sáng tạo, năm 2019 trường có 6 nhà giáo được tặng bằng lao động sáng tạo:

Năm Tên sản phẩm công nhận Tác giả Tổ chức công nhận
2019 - Nghiên cứu cơ sở pháp lý và giải pháp kỹ thuật cho vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Lam” thuộc đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn đề xuất quy trình điều hành liên hồ chứa trên sông Lam đảm bảo ngăn lũ, chậm lũ và an toàn vận hành hồ chứa Nguyễn Quốc Huy
 
Ban chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
 
- Mô hình Bộ thực hành Vi xử lý – Phạm vi cấp cơ sở. Áp dụng cho giảng dạy nghề Điện tử công nghiệp Trương Văn Tâm
- Xây dựng khung năng lực vị trí việc làm trong đề án vị trí việc làm Chu Bá Chín
- Mô hình:  Cải tiến bộ thí nghiệm điện tử tương tự Nguyễn Mạnh Hùng
- Xây dựng chuẩn đầu ra kiến thức, kỹ năng cho nghề Quản lý khai thác công trình thủy lợi Nguyễn Văn Thắng
- Mô hình Hệ thống xử lý nước thải mực in công nghiệp Đinh Văn Mạnh

Với những giải pháp cụ thể, thiết thực hoạt động NCKH của trường góp phần không nhỏ cho việc nâng cao hiệu quả trng cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng thực hành, thực tập cho học sinh, sinh viên.

Nguồn tin: TS Chu Bá Chín Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh