Hội thảo “Phương pháp rèn kỹ năng nghe, nói và bổ trợ cho HSSV mất gốc tiếng Anh”

Hội thảo “Phương pháp rèn kỹ năng nghe, nói và bổ trợ cho HSSV mất gốc tiếng Anh”
Ngày 29/4/2024, Trường Cao đẳng Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh tổ chức Hội thảo:“Phương pháp rèn kỹ năng nghe, nói và bổ trợ cho HSSV mất gốc tiếng Anh”. Hội thảo với sự tham dự của các giảng viên trong Nhà trường đã thành công hơn mong đợi. Hội thảo tổ chức với mục tiêu tạo diễn đàn thảo luận về các vấn đề xung quanh công tác giảng dạy tiếng Anh, từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị về việc đổi mới phương pháp giảng dạy.
Bạn luôn gặp khó khăn trong việc giao tiếp, phát âm và ghi nhớ từ vựng dù đã cố gắng chăm chỉ rèn giũa? Bạn đã dành nhiều năm học tiếng Anh nhưng vẫn không đủ tự tin sử dụng ngôn ngữ này?  
Vấn đề nan giải trên đã được giải đáp phần nào tại Hội thảo:“Phương pháp rèn kỹ năng nghe, nói và bổ trợ cho HSSV mất gốc tiếng anh” vừa diễn ra vào ngày 29/03/2024 tại Hội trường Cao đẳng Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh.
Hội thảo với sự tham dự của các giảng viên trong Nhà trường đã thành công hơn mong đợi. Hội thảo tổ chức với mục tiêu tạo diễn đàn thảo luận về các vấn đề xung quanh công tác giảng dạy tiếng Anh, từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị về việc đổi mới phương pháp giảng dạy.
Đến với hội thảo, các thầy, cô đã có cơ hội tìm hiểu, giao lưu, chia sẻ những kinh nghiệm và đưa ra các lời khuyên bổ ích về Phương pháp rèn kỹ năng nghe, nói và bổ trợ cho HSSV mất gốc tiếng Anh.


Hội thảo góp phần giúp giảng viên trong Nhà trường và giảng viên giảng dạy chương trình tiếng Anh có thêm nhiều lựa chọn để xây dựng những nội dung dạy học đa dạng, phong phú phù hợp với tất cả đối tượng học sinh, sinh viên.

Thầy Chu Bá Chín – Phó Bí Thư Đảng Ủy, Phó Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu khai mạc Hội thảo 

Thầy Chu Bá Chín – Phó Bí Thư Đảng Ủy, Phó Hiệu Trưởng Nhà trường phát biểu khai mạc Hội thảo đã gửi lời chào mừng các giảng viên tham dự và Thầy cũng cho biết tiếng Anh là một phần quan trọng trong xã hội hiện đại, do đó cán bộ giảng viên của Nhà trường phải trang bị cho sinh viên kiến thức và khả năng ứng dụng tiếng Anh một cách hữu dụng trong học tập và thực tế. Thầy cũng hy vọng rằng hội thảo có thể là cơ hội để các cán bộ giảng viên tham gia có thể chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm và cùng nhau xây dựng một cộng đồng để cải thiện công tác giảng dạy ngoại ngữ.

Tiếp theo chương trình là phần giới thiệu vô cùng duyên dáng của cô Nguyễn Thị Minh, giảng viên bộ môn Tiếng Anh, không khí hội thảo nhanh chóng nóng lên và thu hút sự chú ý của mọi người.


Tiếp nối chương trình là phần chia sẻ kinh nghiệm học tiếng Anh và đưa ra những ý kiến trao đổi vô cùng bổ ích về chủ đề “Phương pháp rèn kỹ năng nghe, nói và bổ trợ cho HSSV mất gốc tiếng Anh”.



Cô Cao Thị Tú – Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng chia sẻ về phương pháp học tập tích hợp công nghệ số AI vào trong giảng dạy, thảo luận về những điểm ưu việt cũng như thách thức và đưa ra các giải pháp giúp sinh viên học Tiếng Anh.



Thầy Phạm Văn Thanh – Giảng viên giảng dạy bộ môn tiếng Trung chia sẻ kinh nghiệm học tập phương pháp học tiếng Trung, Anh từ việc xác định mục tiêu học như thế nào cho tới việc lập kế hoạch học tập và cuối cùng là làm thế nào để duy trì niềm đam mê học tiếng xuyên suốt; gắn việc học tiếng với những thú vui, sở thích thông thường, tăng cường hiệu quả thu nhận kiến thức; nên học có chọn lọc, tránh tràn lan vừa lãng phí thời gian mà ích lợi thu được lại không cao. Thầy nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc rèn luyện và tiếp xúc với môi trường tiếng Trung, Anh mỗi ngày.




Trong phần cuối của buổi hội thảo, Thầy Trương Văn Tâm - Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng trường đã đưa ra ý kiến thực tế về các nội dung xoay quanh công tác giảng dạy, về giáo trình, chương trình đào tạo, về phương pháp học tiếng Anh hiệu quả và Thầy cũng đưa ra một số gợi ý, thảo luận về việc học tiếng Anh và chia sẻ  “Phương pháp rèn kỹ năng Nghe, Nói và bổ trợ cho HSSV mất gốc tiếng Anh”.
Hội thảo diễn ra thành công, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các giảng viên trong Nhà trường và các giảng viên giảng dạy bộ môn tiếng Anh nhằm thực hiện thành công các mục tiêu mà Nhà trường đã đề ra trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh.