Hội nghị triển khai tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với hoạt động giáo dục nghề nghiệp

Hội nghị triển khai tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ  tư đối với hoạt động giáo dục nghề nghiệp
Sáng ngày 12/01/2018, tại Phòng họp số 2 cơ sở 1 đã diễn ra Hội nghị triển khai tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đối với hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Đến dự và chỉ đạo Hội nghị có NGƯT, TS. Nguyễn Quốc Huy, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng; báo cáo viên, TS. Nguyễn Đắc Hưng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục và Đào tạo, dạy nghề Ban tuyên giáo Trung ương...
    Sáng ngày 12/01/2018, tại Phòng họp số 2 cơ sở 1 đã diễn ra Hội nghị triển khai tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đối với hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Đến dự và chỉ đạo Hội nghị có NGƯT, TS. Nguyễn Quốc Huy, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng; báo cáo viên, TS. Nguyễn Đắc Hưng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục và Đào tạo, dạy nghề Ban tuyên giáo Trung ương, các đồng chí trong BCH đảng ủy, Ban lãnh đạo, BCH Công đoàn, BCH đoàn trường và toàn thể cán bộ viên chức và người lao động
 

NGƯT, TS. Nguyễn Quốc Huy, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng  phát biểu khai mạc Hội nghị

 
    Hiện nay, thế giới đang trong giai đoạn bản lề của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (Cách mạng công nghiệp 4.0) với trung tâm là sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, rôbốt, Internet kết nối vạn vật (IoT) khoa học vật liệu, sinh học, công nghệ di động không dây, khoa học mang tính liên ngành sâu rộng…
    Chưa ai có thể lường trước được thế giới sẽ thay đổi thế nào, nhưng chắc chắn các quốc gia phải chủ động hơn nữa để ứng phó với Cách mạng công nghiệp 4.0 với sự tham gia của tất cả các chủ thể thuộc bất kỳ thể chế chính trị nào.
    Cách mạng công nghiệp 4.0 đang kích hoạt làn sóng ý tưởng mới, tạo ra những đột phá trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trên nhiều lĩnh vực KH&CN, nhất là vật lý, kỹ thuật số và các công nghệ cao tích hợp với nhau.
    Sau mỗi cuộc cách mạng loài người lại có bước phát triển mạnh mẽ, tri thức của con người dần trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thúc đẩy quá trình sản xuất, tạo ra sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao. Thế giới chưa bao giờ đứng trước cơ hội và thách thức như vậy. Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo cho giáo dục Việt Nam cơ hội mới: đẩy nhanh tiến trình đổi mới, chuyển sang giáo dục 2.0, 3.0, tiếp cận giáo dục 4.0
    Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ giúp tư duy não bộ con người được tăng lên nhiều lần. Nếu không nhanh chóng thay đổi nhận thức và hành động, chủ động tiếp nhận làn sóng Cách mạng công nghiệp 4.0, thì sẽ đứng bên bờ vực của sự đỗ vỡ nhiều mặt.

 

TS. Nguyễn Đắc Hưng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục và Đào tạo, dạy nghề Ban tuyên giáo Trung ương tham luận tại Hội nghị
    Cách mạng công nghiệp 4.0 đang kích hoạt làn sóng ý tưởng mới, tạo ra những đột phá trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trên nhiều lĩnh vực KH&CN, nhất là vật lý, kỹ thuật số và các công nghệ cao tích hợp với nhau.
    Sau mỗi cuộc cách mạng loài người lại có bước phát triển mạnh mẽ, tri thức của con người dần trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thúc đẩy quá trình sản xuất, tạo ra sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao. Thế giới chưa bao giờ đứng trước cơ hội và thách thức như vậy. Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo cho giáo dục Việt Nam cơ hội mới: đẩy nhanh tiến trình đổi mới, chuyển sang giáo dục 2.0, 3.0, tiếp cận giáo dục 4.0
    Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ giúp tư duy não bộ con người được tăng lên nhiều lần. Nếu không nhanh chóng thay đổi nhận thức và hành động, chủ động tiếp nhận làn sóng Cách mạng công nghiệp 4.0, thì sẽ đứng bên bờ vực của sự đỗ vỡ nhiều mặt.
Những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam
    Việt Nam đang đứng trước những thách thức lớn: nguy cơ dân số chưa giàu đã già, chất lượng nguồn nhân lực thấp, năng suất lao động thấp, trình độ công nghệ thấp kém ở nhiều mức độ, ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào đầu tư và công nghệ của nước ngoài, kinh tế chậm phát triển, nợ công tăng nhanh, ô nhiễm môi trường, tài nguyên cạn kiệt. Các doanh nghiệp chủ yếu là nhỏ và siêu nhỏ, chưa có doanh nghiệp lớn nhờ sản xuất, nhiều doanh nghiệp bị dừng sản xuất. Năng lực của người Việt Nam thấp, tham gia hội nhập quốc tế kém hiệu quả.
    Để phù hợp với xu thế này, nền kinh tế Việt Nam cần phải tận dụng cơ hội, khắc phục những hạn chế và thách thức, chuyển đổi mạnh mẽ từ mô hình tăng trưởng dựa vào tài nguyên, lao động giản đơn chi phí thấp sang nền kinh tế tri thức, trọng tâm là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phát huy lợi thế từ cơ cấu dân số vàng và tiềm năng trí tuệ của người Việt Nam để nắm bắt những cơ hội mới mà Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại.
Giáo dục Việt Nam trước yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0
    Khi nhiều lĩnh vực công nghiệp được tự động hóa thay thế con người sẽ xuất hiện tình trạng thất nghiệp hàng loạt ở tất cả các thị trường lao động, lúc bấy giờ người lao động chắc chắn sẽ phải cố gắng tìm mọi cách để thích ứng nhanh với sự thay đổi của sãn xuất nếu không sẽ bị đào tạo khỏi thị trường lao động.
    Để đáp ứng những đòi hỏi của cuộc CMCN 4.0 thì giáo dục ở Việt Nam phải đổi mới căn bản, toàn diện theo hướng bảo đảm khối kiến thức nền tảng vững chắc cho học sinh.
    Nhanh chóng đổi mới mô hình giáo dục; cần nghiên cứu tham khảo các chương trình, nội dung giáo dục của những nước tiên tiến và vận dụng sáng tạo để phát triển chương trình giáo dục phổ thông  phù hợp với đặc thù của đất nước mình.
    Trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển nhanh chóng, thì lĩnh vực giáo dục đại học phải nhanh chóng đổi mới mô hình, chương trình và phương thức đào tạo, từ khâu tuyển sinh đến khâu đánh giá, kiểm định chất lượng, nhất là đánh giá sinh viên tốt nghiệp.
    Cách mạng công nghiệp 4.0 thật sự đặt giáo dục trước những thách thức mới diễn ra nhanh. Các trường cao đẳng, đại học có thể chưa dự đoán hết được các kỹ năng mà thị trường lao động cần. Các hoạt động đào tạo và nghiên cứu của các trường chủ yếu vẫn theo phương pháp truyền thống sẽ phải đối mặt với những thay đổi mạnh mẽ cả về tư duy, cơ cấu kiến thức, kỹ năng và phương pháp. Với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ, đòi hỏi giáo dục phải đem lại cho người học cả tư duy những kiến thức kỹ năng mới, khả năng sáng tạo, thích ứng với thách thức và những yêu cầu mới mà các phương pháp giáo dục truyền thống không thể đáp ứng. Các trường ĐH, CĐ không đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động của kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ không có sinh viên và phải đóng cửa. Đây là thách thức lớn, đặc biệt trong bối cảnh nền giáo dục của Việt Nam đã và đang bộc lộ nhiều hạn chế, cả những yếu tố nền móng và phát triển.
    Hoạt động đào tạo tự phát, thiếu sự gắn kết giữa đào tạo và sử dụng. thiếu sự tương tác giữa Nhà nước và thị trường; thị trường chưa thực sự trở thành căn cứ quan trọng để định hướng đào tạo và chưa trở thành căn cứ để đánh giá tuyển chọn và sử dụng. Tình trạng dư thừa lao động diễn ra phổ biến lãng phí lớn.
    Sự kết nối giữa các trường đại học và doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ ở Việt Nam hạn chế. Các trường kỹ thuật và công nghệ, chưa có sự gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp để thực hiện nghiên cứu ứng dụng với các hình thức thích hợp. Nghiên cứu chuyển giao, phối hợp nghiên cứu gắn với những yêu cầu thực tiễn của doanh nghiệp còn ở mức khiêm tốn.
    Cơ cấu các ngành đào tạo về cơ bản tự phát, chưa có định hướng rõ nét, xu hướng học để bảo đảm cuộc sống hiện tại, chưa chú ý đúng mức đến tiềm năng, kỳ vọng cá nhân, xu hướng phát triển của thời đại và yêu cầu của đất nước.
Tóm lại
    Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tác động đến tất cá cả các lĩnh vực trên toàn thế giới, làm thay đổi các quan niệm, lý thuyết trước đây, tạo ra sự biến động chưa từng có trong lịch sử, kéo theo nhu cầu và yêu cầu NNL thay đổi và GD phải thay đổi. Không thay đổi là tụt hậu, làm thuê, mất tự do, độc lập.
    Giáo dục trong cơ chế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa là phải theo định hướng của Đảng, quản lý của Nhà nước, sự tham gia hỗ trợ và giám sát của các lực lượng XH, bảo đảm quyền và lợi ích của các bên với mục tiêu GD&ĐT phát triển lành mạnh, tạo ra NNL chất lượng cao, cơ cấu hợp lý đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển mạnh mẽ.

 

Toàn cảnh Hội nghị

Nguồn tin: Phòng TCHC