Nên học trung cấp sau khi tốt nghiệp THCS với 3 lý do:

Nên học trung cấp sau khi tốt nghiệp THCS với 3 lý do:
Trước đây, học sinh sau khi tốt nghiệp THCS đều cố gắng bằng mọi cách để thi vào 1 trường THPT nhằm tạo bước đệm để vào cánh cửa các trường ĐH, CĐ nhằm xây dựng tương lai. Năm 2010, với quy định mới về khung chương trình đào tạo...
    Trước đây, học sinh sau khi tốt nghiệp THCS đều cố gắng bằng mọi cách để thi vào 1 trường THPT nhằm tạo bước đệm để vào cánh cửa các trường ĐH, CĐ nhằm xây dựng tương lai. Năm 2010, với quy định mới về khung chương trình đào tạo trung cấp đã mở ra 1 hướng đi mới cho các bạn học sinh muốn sớm tìm cho mình 1 nghề nghiệp ổn định cuộc sống.
 
    Thứ nhất: Học nghề để ổn định cuộc sống
    Thực tế hiện nay đã có rất nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp THCS đã chọn các trường trung cấp nghề để học tập thay vì cố gắng để vào THPT. Xuất phát từ thực trạng thừa thầy thiếu thợ đang diễn ra khá phổ biến ở nước ta, rất nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp ĐH nhưng không thể tìm được việc làm, hoặc phải đi làm một công việc khác không theo đúng ngành nghề đã được đào tạo. Trong khi đó, các doanh nghiệp lại đang rất cần một lực lượng lao động có tay nghề có thể đáp ứng được công việc nhưng tìm không ra. Vì vậy đã có chủ trương phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh trung cấp nghề dành cho học sinh tốt nghiệp THCS (hết lớp 9) nhằm tạo ra một lực lượng lao động có chất lượng đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
    Hơn nữa, với những bạn trẻ không có nhiều điều kiện kinh tế hoặc khả năng học tiếp lên THPT thì việc chọn học trung cấp nghề ngay sau khi tốt nghiệp THCS giúp họ có thể tiết kiệm được quỹ thời gian tương đối lớn cho con đường lập nghiệp của mình. Ngành nghề mở hiện nay cho cả các ban nam và nữ để sau khi ra trường được doanh nghiệp tiếp nhận như xây dựng, cơ khí, điện tử, điện lạnh, may thời trang, kế toán, môi trường….tất cả các ngành này đều đang cần nguồn nhân lực có tay nghề cao từ xã hội. Vì vậy mà cơ hội việc làm là rất lớn.


'
Một góc khuôn viên trường Cao đẳng Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh

    Thứ hai: Bạn học được gì ở trình độ trung cấp
    Học trung cấp không như những môn học nặng lý thuyết ở ĐH, nhiều sinh viên học ĐH còn chưa xác định được mình học để làm gì thì học trung cấp, học nghề các bạn luôn được đào tạo tay nghề ngay từ những ngày đầu vào học. Với sự đa dạng các ngành nghề như hiện nay cộng với công tác hướng nghiệp ngày càng được chú trọng trong môi trường này thì bạn sẽ biết ngay được khi ra trường mình có thể làm gì và xin được việc ở đâu.
Khi học trung cấp các bạn được thực hành ngay và được thực tập trải nghiệm tại doanh nghiệp, trong khi đó các sinh viên đại học phải đến năm thứ 2, thứ ba mới được thực hành thí nghiệm (nhưng rất hạn chế).

    Thứ ban: Bạn học được gì ở trung cấp
    Đối với học sinh sau tốt nghiệp THCS, cái được của các bạn là khi học hệ trung cấp song song với học 6 môn văn hóa để dự thi tốt nghiệp lấy bằng THPT, khi đó các bạn có thể đi làm ngay hoặc học liên thông lên CĐ-ĐH theo quy chế tuyển sinh. So với các bạn cùng trang lứa khi đó mới tốt nghiệp THPT mà các bạn có 2 tấm bằng (bằng trung cấp và bằng THPT).
    Một sự quan tâm rất lới của Nhà nước cho các đối tượng tốt nghiệp THCS đi học trung  được nhà nước miễn giảm học phí theo quy định và được x ét cấp học bổng và các chế độ chính sách theo quy định hiện hành.


Sinh viên Nguyễn Văn Thuận, học lớp C Đ44 nghề Xây dựng, Trường Cao đẳng Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh đạt giải nhất kỳ thi tay nghề quốc gia lần thứ X năm 2018


Sinh viên Vũ Văn Khu, học lớp CĐ45 nghề Ký thuật máy lạnh, Trường Cao đẳng Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh đạt huy chương vàng kỳ thi tay nghề quốc gia lần thứ X năm 2018

 
    Và cuối cùng xin khuyến nghị với các bạn tốt nghiệp THCS:
    Hãy mạnh dạn thay đổi những suy nghĩ kiểu như chỉ có vào đại học thì bạn mới có tương lai, mới lập nghiệp được. Xã hội luôn thay đổi theo từng mốc thời gian, cái mới sẽ thay thế cái cũ. Chỉ khi nào bạn xác định một hướng đi rõ ràng và chọn cho mình môi trường học tập phù hợp nhất, thì bạn mới có thể vươn tới thành công.

 

Nguồn tin: TS. Chu Bá Chín, Phó hiệu trưởng