07:18 EST Thứ ba, 05/11/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 379

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 375


Hôm nayHôm nay : 95889

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 641581

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 43714078

Biểu mẫu

Cổng thông tin HSSV

Quản lý đào tạo

Thư viện điện tử

Thư viện điện tử

Đánh giá KNN quốc gia

Đánh giá kỹ năng nghề quốc gia

Lịch thi kết thúc MH, MĐ

Lịch thi
Tuyển sinh Daikin

Phần mềm QLVB

Phần mềm QLVB

Sổ tay HSSV

Sổ tay HSSV

Cổng thông tin giảng viên

Cổng thông tin giảng viên

BCEC E-Learning

BCEC E - Learning

Hỗ trợ học sinh sinh viên

Ban cố vấn HSSV

Phần mềm điểm danh

Phần mềm điểm danh

Trang nhất » Tin Tức » Tin tức đào tạo nghề

Nguồn thu của đại học Việt Nam khác thế giới ra sao?

Thứ tư - 16/08/2023 21:40

Trong khi ngân sách nhà nước chiếm phần lớn nguồn thu của nhiều đại học trên thế giới thì tại Việt Nam, học phí đóng vai trò quan trọng nhất với các trường.

Theo thông tin mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Việt Nam có năm trường đại học có doanh thu hơn nghìn tỷ đồng. Trong đó, hai trường công lập gồm Đại học Bách khoa Hà Nội và Kinh tế TP HCM. Ba trường còn lại thuộc khối tư thục là Đại học FPT, Văn Lang và Công nghệ TP HCM. Con số này được đưa ra năm 2022, dựa trên doanh thu các trường một năm trước đó.

Còn theo báo cáo thường niên của Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2021, tổng thu của trường là gần 1.426 tỷ đồng, trong đó học phí từ đào tạo đại học là hơn 775,8 tỷ đồng, chiếm khoảng 54,4% tổng nguồn thu. Ngoài ra, trường nhận ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ chính sách và nghiên cứu khoa học, ngân sách cấp theo dự án nâng cao năng lực đại học (SAHEP), thu từ các đề tài nghiên cứu khoa học. Phần còn lại đến từ việc khai thác cơ sở vật chất và dịch vụ, các khoản học phí, lệ phí và dịch vụ đào tạo khác.

Ở trường Đại học Kinh tế TP HCM, học phí chiếm 73,6% tổng nguồn thu năm 2021. 22,5% đến từ các hoạt động tư vấn, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, bồi dưỡng; 3,9% từ các hoạt động khác như phát triển các chương trình đào tạo chất lượng cao, tăng cường hợp tác quốc tế, trao đổi sinh viên và giảng viên. Trường không đề cập đến ngân sách nhà nước.

Tính đến tháng 8/2022, cả nước có 141/232 trường đủ điều kiện tự chủ theo quy định của Luật Giáo dục đại học. Tùy mức độ tự chủ, các trường bị cắt một phần hoặc hoàn toàn đầu tư từ ngân sách, khiến học phí chiếm 50-90% tổng nguồn thu.

Như tại Đại học Cần Thơ, tổng nguồn thu của trường năm ngoái đạt gần 1.090 tỷ đồng thì học phí và lệ phí chiếm gần 50%. Ngân sách nhà nước dành cho trường giảm gần 40% so với năm 2021. Đại học Công thương TP HCM không còn được đầu tư từ ngân sách nữa khiến học phí đóng vai trò quyết định sự sống còn.

Tỷ lệ %Nguồn thu của các đại họcNguồn: Báo cáo của nhóm chuyên gia World Bank2424575719199977771414Năm 2017Năm 2021Ngân sách nhà nướcHọc phíKhác020406080100VnExpressHọc phí Năm 2021: 77

Báo cáo tại một hội nghị về tự chủ đại học hồi tháng 4, nhóm chuyên gia của World Bank đưa ra số liệu về đóng góp của hộ gia đình cho giáo dục đại học sau khi khảo sát một số trường.

Kết quả cho thấy năm 2017, ngân sách nhà nước chiếm 24% tổng nguồn thu các trường công lập được khảo sát; đóng góp của người học (học phí) là 57%. Nhưng đến năm 2021, học phí chiếm tới 77%, nguồn ngân sách chỉ còn 9%.

Có thể thấy, nguồn thu của các trường công lập ngày càng lệ thuộc vào học phí trong bối cảnh ngân sách chi cho giáo dục đại học thấp. Thực tế này trái ngược với các nước có giáo dục đại học phát triển.

Theo các chuyên gia, ba nguồn thu chính của đại học ở cả Việt Nam và thế giới gồm: ngân sách nhà nước, học phí và nguồn thu khác (thu từ chuyển giao công nghệ, hoạt động dịch vụ, hiến tặng, hợp tác công tư,...). Ở nhiều quốc gia, ngân sách nhà nước chiếm phần lớn nguồn thu chứ không phải học phí.

Theo Trung tâm thống kê giáo dục quốc gia Mỹ, năm học 2019-2020, chỉ 20% nguồn thu của các trường công lập đến từ học phí và các loại chi phí thu từ người học, trong khi trợ cấp chính phủ và chính quyền địa phương đóng góp 43%. Số còn lại do doanh nghiệp tài trợ, đầu tư hay từ nguồn thu khác như quà tặng, doanh thu từ các hoạt động giáo dục, bệnh viện...

Tại New Zealand, 42% thu nhập của các trường đại học là từ chính phủ, thông qua trợ cấp học phí, 28% từ học phí và 30% từ nghiên cứu khoa học, thương mại hóa và các nguồn thu khác, theo thống kê của Universities New Zealand - tổ chức đại diện cho các đại học ở nước này.

Ở Australia, gần 35% doanh thu của các trường đại học năm 2020 do chính phủ tài trợ, theo Bộ Giáo dục.

Xét riêng về ngân sách chi cho giáo dục đại học, Việt Nam ở nhóm chi thấp nhất.

Theo Bộ Tài chính, năm 2020 ngân sách chi cho giáo dục đại học ở Việt Nam chưa đến 17.000 tỷ đồng, chiếm 0,27% GDP. Tuy nhiên, con số thực chi chỉ khoảng 0,18% GDP, theo chia sẻ của Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cuối năm ngoái.

So với 38 quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), tỷ lệ này của Việt Nam thấp nhất. Phần trăm GDP trung bình của các nước OECD dành cho giáo dục đại học là 0,935%.

Thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá năng lực của đại học Quốc gia TP HCM, tại hội đồng thi trường Khoa học Tự nhiên, TP Thủ Đức, ngày 26/3/2023. Ảnh: Quỳnh Trần

Thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá năng lực của đại học Quốc gia TP HCM, tại trường Khoa học Tự nhiên, TP Thủ Đức, ngày 26/3/2023. Ảnh: Quỳnh Trần

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo, nhìn nhận đầu tư ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học quá ít.

"Các trường muốn sống phải thu học phí cao lên dù biết có mâu thuẫn với mức sống của người dân", ông Nhĩ nói.

Theo ông Nhĩ, việc này gây bất bình đẳng trong giáo dục, khiến người có thu nhập thấp khó tiếp cận giáo dục đại học, từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng, khiến nền kinh tế khó phát triển.

Nhóm chuyên gia của World Bank cũng cho rằng việc lệ thuộc quá nhiều vào học phí gióng lên hồi chuông báo động về tính thiếu bền vững trong tài chính giáo dục đại học, tăng nguy cơ bất bình đẳng về khả năng tiếp cận đại học.

Nhóm khuyến nghị Việt Nam tránh đồng nhất tự chủ tài chính với "tự lực cánh sinh" về tài chính hay hiểu theo nghĩa hẹp là không có hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.

"Không có quốc gia với hệ thống giáo dục đại học phát triển nào lại rút dần cho tới giảm hoàn toàn việc tài trợ thường xuyên cho các cơ sở giáo dục đại học, đặc biệt là các đại học định hướng nghiên cứu, như ở Việt Nam", nhóm nghiên cứu chia sẻ, cho rằng Việt Nam cần nâng mức chi cho giáo dục đại học từ 0,23% lên ít nhất 0,8-1% GDP trước năm 2030.

Trước ý kiến đại học cần đa dạng nguồn thu, ông Nhĩ cho rằng rất khó. Hai hoạt động chính của trường đại học là đào tạo và nghiên cứu. Nghiên cứu khoa học khó được đẩy mạnh khi không có tiền đầu tư. Chưa kể, từ nghiên cứu đến ứng dụng được vào trong sản xuất, tạo ra lợi nhuận rất lâu dài.

"Nếu tự chủ đại học vẫn bị đánh đồng là phải tự chủ hoàn toàn về tài chính thì các trường vẫn phải phụ thuộc nhiều nhất vào học phí để tồn tại", ông Nhĩ nói.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tuyển dụng

Tuyển dụng

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Tổng cục GDNN

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

Bộ NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BCEC - Nơi niềm tin tỏa sáng

Nơi niềm tin tỏa sáng

Ban liên lạc cựu HSSV

Ban liên lạc cựu HSSV 2021

Đăng ký thi chứng chỉ tin học

Đăng ký thi chứng chỉ UDCNTT

Tuyển sinh đào tạo sơ cấp

Tuyển sinh đào tạo sơ cấp

50 Năm xây dựng và PT

50 năm xây dựng và phát triển
CSDL Quốc gia

CLB tiếng Anh BCEC

CLB tiếng Anh BCEC
Đăng ký tuyển sinh năm 2023
Tuyển sinh năm 2024

CLB sáng tạo, khởi nghiệp

Câu lạc bộ sáng tạo, khởi nghiệp BCEC

CLB bóng đá HSSV

CLB bóng đá HSSV