21:51 EDT Thứ sáu, 26/04/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 162

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 157


Hôm nayHôm nay : 44322

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1607595

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 24826118

Biểu mẫu

Cổng thông tin HSSV

Quản lý đào tạo

Thư viện điện tử

Thư viện điện tử

Đánh giá KNN quốc gia

Đánh giá kỹ năng nghề quốc gia

Lịch thi kết thúc MH, MĐ

Lịch thi
Tuyển sinh Daikin

Phần mềm QLVB

Phần mềm QLVB

Sổ tay HSSV

Sổ tay HSSV

Cổng thông tin giảng viên

Cổng thông tin giảng viên

BCEC E-Learning

BCEC E - Learning

Hỗ trợ học sinh sinh viên

Ban cố vấn HSSV

Phần mềm điểm danh

Phần mềm điểm danh

Trang nhất » Tin Tức » Tin tức nội bộ

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CƠ ĐIỆN VÀ XÂY DỰNG BẮC NINH 45 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

Thứ năm - 17/11/2016 07:08
    Ngày 15/11/2016, Trường Cao đẳng nghề Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 45 năm ngày thành lập và mít tinh kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam. Nhân dịp này Nhà trường vinh dự được đón trên 300 đại biểu, các cựu thế hệ cán bộ, giáo viên và học sinh sinh viên về dự.


    Trải qua 45 năm xây dựng và trưởng thành, nhà trường đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau với đầy những khó khăn thách thức, song nhà trường vẫn phát huy được truyền thống để xây dựng uy tín trong công tác đào tạo nghề. Các thế hệ thày trò Nhà trường cùng quý đại biểu ôn lại quá trình xây dựng và phát triển của nhà trường qua 45 năm:
    Ngày 23/11/1971 Bộ trưởng Bộ Thuỷ lợi đã ban hành quyết định số 1095 TL/QĐ thành lập Trường Công nhân Xây dựng là điểm son đánh dấu mốc ra đời của Nhà trường,  ngày 13/2/2007 Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành quyết định số 427/QĐ-BNN-TCCB  thành lập trường Trung cấp nghề Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh trên cơ sở trường Công nhân Xây dựng. Ngày 25/6/2009 Bộ trưởng bộ LĐTBXH ban hành Quyết định số 806 QĐ-BLĐTBXH về việc thành lập trường Cao đẳng nghề Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh trên cơ sở trường Trung cấp nghề Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh.


Thời kỳ 1971-1995:
    Đây là thời kỳ khó khăn nhất của nhà trường, do mới được thành lập, lại phải trải qua cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ. Thầy trò nhà trường phải đi sơ tán nhưng vẫn đảm bảo nhiệm vụ đào tạo trong điều kiện hết sức khó khăn, thiếu thốn về mọi mặt từ nơi ăn, chỗ ở, lớp học, xưởng thực tập, trang thiết bị, chương trình, giáo trình, đội ngũ cán bộ giáo viên ... Trường đã nhận được sự quan tâm của Bộ Thủy lợi, của tỉnh Hà Bắc, sự cố gắng của cán bộ, đảng viên, quần chúng nỗ lực phấn đấu với tinh thầnh quyết tâm và ý thức trách nhiệm cao hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Với sự nỗ lực đó công tác đào tạo của nhà trường từng bước đi vào nề nếp. Trong giai đoạn này trường đào tạo thợ bậc 2/7, thời gian đào tạo 12 tháng với 4 nghề: Nề; Mộc; Cốt thép; Bê tông.
    Thời kỳ hoà bình, thống nhất đất nước, non sông thu về một dải. Nhà trường đã từng bước khắc phục hậu quả chiến tranh để lại, tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ giáo viên, tổ chức tốt quá trình đào tạo phát huy mọi tiềm lực của nhà trường, gắn đào tạo với sản xuất thông qua việc tham gia xây dựng các công trình thuỷ lợi do Bộ thực hiện.
    Với những thành tích trên, năm 1995 Nhà trường được tặng thưởng Huân chương lao động hạng 3.
Thời kỳ 1995-2001:
    Đây là thời kỳ tiếp tục đổi mới phát triển đất nước, thực hiện Chiến lược phát triển đất nước BCH TW Đảng là đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đảng và nhà nước đã lãnh đạo nhân dân ta thực hiện thắng lợi trên nhiều lĩnh vực. Thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về phát triển giáo dục đào tạo: Nghị quyết hội nghị lần thứ tư BCH TW khoá VII, Nghị quyết hội nghị lần thứ hai BCH TW khoá VIII. Các nghị quyết trên như một luồng sinh khí mới thổi vào đã tạo đà cho sự phát triển ngành dạy nghề nói chung và nhà trường nói riêng.
    Trong thời kỳ này được sự quan tâm đầu tư của Bộ chủ quản Trường đã từng bước cải tạo, nâng cấp, đầu tư trang thiết bị đáp ứng nhu cầu phát trển quy mô và chất lượng đào tạo nghề. Quy mô tuyển sinh đã tăng lên 450 - 500 học sinh (năm 1995) gấp đôi so với thời kỳ trước (năm 1988). Số lượng nghề được mở thêm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội.
    Với thành tích trên năm 2001 Nhà trường được tăng thưởng Huân chương lao động hạng 2 .
Từ năm 2001 đến năm  2009
    Trường đã vượt qua mọi khó khăn, thử thách để giữ vững ổn định và phát triển. Năm 2009 Nhà trường được nâng cấp thành trường Cao đẳng nghề Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh. Là giai đoạn thực hiện Chiến lược phát triển trường từ 2008 đến 2015 và tầm nhìn 2020. Qua 7 năm thực hiện đã đạt được thành tích trên các lĩnh vực:
    Phát triển quy mô, mở rộng ngành nghề, đa dạng hoá phương thức, loại hình đào tạo:
    Trên cơ sở định hướng phát triển nguồn nhân lực của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đặc biệt là các tỉnh đồng bằng sông hồng; kết hợp với cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên hiện có. Nhà trường chủ động từng bước mở rộng quy mô đào tạo trên cơ sở đảm bảo chất lượng. Tuyển sinh hàng năm từ 1100 đến 1480 học sinh – sinh viên chính quy; đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng nâng bậc từ 300 đến 500 học sinh mỗi năm, đưa quy mô đào tạo của Trường từ 3200 đến 3500 học sinh – sinh viên.
    Ngành nghề đào tạo cũng được mở rộng, bên cạnh các ngành nghề kỹ thuật truyền thống đã mở rộng sang các lĩnh vực kinh tế, công nghệ thông tin, cơ điện nông thôn; đến nay nhà trường tổ chức đào tạo 10 nghề trình độ Cao đẳng nghề , 16 nghề trình độ Trung cấp nghề và 11 nghề trình độ Sơ cấp nghề.
    Với phương châm học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn, thực tập gắn liền với sản xuất, hàng năm nhà trường thành lập các đoàn học sinh đi thực tập tại doanh nghiệp, nhà máy, công trường. Những hoạt động này giúp cho thầy trò tiếp cận thực tiễn, cập nhật công nghệ mới.         Từ năm 2009 đến nay trường liên kết với công ty Samsung Mobile Việt Nam; Công ty Canon Việt nam, Tabuchi, một số công ty xây dựng dân dụng, giao thông, thủy lợi để cử học sinh thực tập tải nhiệm thực tế trên 3.800 lượt, hàng năm thu về cho người học và cho nhà trường từ 6 đến 10 tỷ đồng/năm.
    Với sự tin tưởng và tạo điều kiện của Tổng cục dạy nghề, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội”, giao nhiệm vụ cho trường Cao đẳng nghề Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh đào tạo lớp Cao đẳng trình độ quốc tế theo chương trình của Học viện Chisholm (Úc) nghề Kỹ thuật Máy lạnh và điều hòa không khí.
    Đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy và công tác quản lý đào tạo.
    Nhà trường đã tổ chức xây dựng và ban hành 10 chương trình Cao đẳng nghề; 7 chương trình liên thông lên Cao đẳng nghề; 16 chương trình Trung cấp nghề và 11 chương trình Sơ cấp nghề. Bên cạnh xây dựng chương trình việc viết giáo trình, tài liệu học tập được triển khai thành các đề tài sáng kiến của giáo viên hàng năm. Tính từ 2009 đến nay đã viết 280 giáo trình, bài giảng chuyên môn, 120 tập tài liệu và hàng chục bài giảng được xây dựng theo chương trình mới làm tài liệu giảng dạy của giáo viên và tài liệu học tập của học sinh- sinh viên. 
    Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo
    Trường hiện có 2 cơ sở với diên tích 7,5 ha, trong đó cơ sở 1  là 5 ha, cơ sở 2 là 2,5 ha cách cơ sở 1 là 5km, cả 2 cơ sở đều đóng trên địa bàn thành phố Bắc Ninh thuận lợi cho việc quản lý, đào tạo.
    Để đáp ứng nhu cầu phát triển trong thời gian tới cũng như đảm bảo chất lượng đào tạo. Nhà trường đã quy hoạch và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Quy hoạch tổng mặt bằng xây dựng Trường giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Trong đó cơ sở 1 diện tích xây dựng 10.500 m2, tổng diện tích sàn xây dựng 38.864 m2; cơ sở 2 diện tích xây dựng 4.638 m2, tổng diện tích sàn xây dựng 14.456 m2 với đầy đủ các công trình theo phân khu chức năng.
    Bổ sung thiết bị đào tạo thông qua tổ chức cho giáo viên làm mô hình, thiết bị dạy học phục vụ tốt công tác đào tạo: Năm học 2009-2010 đến năm học 2015-2016: Đã có 46 mô hình, thiết bị dạy học tự làm được nghiệm thu. Tại các hội thi mô hình tự làm cấp tỉnh đạt 6 giải Nhất, 7 giải Nhì, 7 giải Ba và 3 giải Khuyến khích và tại Hội thi mô hình đồ dùng tự làm toàn quốc gia đạt 1 giải Nhất, 6 giải Nhì, 02 giải Ba và 5 giải Khuyến khích.
    Xây dựng đội ngũ, đổi mới công tác quản lý.  
    Hiện nay bộ máy của trường gồm: Ban lãnh đạo 3 người; 6 phòng; 7 khoa; 1 bộ môn; 2 trung tâm.
    Xây dựng đội ngũ đáp ứng nhu cầu đào tạo, mặt khác đảm bảo tiêu chuẩn của trường Cao đẳng nghề, hàng năm trường cử 10 đến 15 giáo viên đi học sau đại học, cử cán bộ, giáo viên học nghiệp vụ, tổ chức các lớp bồi dưỡng tại trường, đã cử giáo viên đi đào tạo, bồi dưỡng nước ngoài theo dự án đổi mới dạy nghề của TCDN.
    Kết quả đến nay đội ngũ đáp ứng tốt nhu cầu nhiệm vụ: Cụ thể đã có 64 cán bộ, giáo viên có trình độ chuyên môn từ thạc sĩ trở lên, 100% giáo viên đật chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng nghề.
    Với quan điểm chỉ đạo của Trường là muốn có trò giỏi phải có thày giỏi, đây là khâu then chốt trong chiến lược phát triển của nhà trường. Từ yêu cầu đó ngoài việc cử giáo viên học tập bồi dưỡng, tiếp cận thực tiễn thì một hoạt động không thể thiết trong các cơ sở giáo dục đó là công tác dự giờ, công tác hội giảng. Hội giảng, dự giờ là trau dồi chuyên môn nghiệp vụ là một trong những hoạt động thường xuyên của trường, hàng năm qua các kỳ thi đua, hội giảng cấp khoa, bộ môn, cấp trường, cấp tỉnh và quốc gia trường đã có nhiều giáo viên tham dự và đạt giải cao, trong 7 năm qua đã có: 116 giáo viên giỏi cấp trường; 31 giáo viên giỏi cấp tỉnh và 8  giáo viên giỏi quốc gia.
    Đổi mới và tăng cường công tác quản lý giáo dục học sinh
    Giáo dục toàn diện cho học sinh sinh viên về kiến thức, kỹ năng và thái độ là mục tiêu của chất lượng. Song song với việc dạy tốt, học tốt thì rèn luyện ý thức đạo đức sức khoẻ, tác phòng nghề nghiệp không thể thiếu trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực. Xác định đúng đắn và ý nghĩa của công tác quản lý giáo dục học sinh- sinh viên, trường đã không ngừng đổi mới về công tác giáo viên chủ nhiệm lớp, xây dựng tập thể lớp điển hình, tiên tiến, tổ chức các hoạt động thi đua trong học sinh – sinh viên, thành lập các câu lạc, mở phát thanh, truyền hình, mở phòng đọc thư viện, xây dựng hệ thống sân chơi bãi tập ….Nhờ đó học sinh sinh viên đã xác định tốt mục tiêu, động cơ thái độ học tập rèn luyện trách xa các tệ nạn xã hội, các thói hư tật xấu.
    Từ năm 2009 Nhà trường đã đưa các nội dung đào tạo kỹ năng mềm cho HSSV và tổ chức giáo dục định hướng việc làm, giáo dục kiến thức hội nhập kinh tế Quốc tế cho học sinh sinh viên.
    Đổi mới tăng cường công tác tự chủ tài chính, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và HSSV:
    Thực hiện nghị định 43 của Chính phủ về tự chủ tài chính và các thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ NN và PTNT đối với các đơn vị có thu, Trường đã xây dựng Quy chế quản lý tài chính và chi tiêu nội bộ, tăng cường công tác quản lý, giám sát, tiết kiệm chi, mở rộng các hoạt động dịch vụ do đó làm tăng đáng kể nguồn thu của trường. Đặc biệt đã xây dựng định mức khoán chi công tác hành chính, khoán vật tư thực tập theo từng nghề, môn học tạo ra một hành lang pháp lý thông suốt giúp cho quản lý hoạt động tài chính thuận lợi. Nhà trường thực hiện tốt các khoản thu học phí, lệ phí đáp ứng 30% chi cho các hoạt động của Trường.
    Trường đã có nhiều giải pháp cải thiện điều kiện làm việc  như 100% CBGV làm việc phòng có điều hòa nhiệt độ, một số phòng học đã trang bị điều hòa nhiệt độ theo hướng xã hội hóa, về thu nhập bình quân CB, GV, CNV và lao động trong năm năm gần đây đạt 5.500.000 đồng/tháng/người.
    Chăm lo xây dựng Đảng và các đoàn thể quần chúng, phát huy quy chế dân chủ ở cơ sở xây dựng khối đại đoàn kết thống nhất trong nhà trường.
    Đảng uỷ luôn quan tâm đến việc củng cố tổ chức hoạt động của các chi bộ, tổ chức công đoàn, tổ chức đoàn thanh niên cộng sản HCM xây dựng quy chế phối hợp làm việc giữa các tổ chức và chính quyền nhằm xây dựng mối đoàn kết thống nhất phát huy sức mạnh của cá nhân, tập thể từ đó chỉ đạo các hoạt động của chính quyền đoàn thể theo đúng hướng phục vụ tốt công tác đào tạo của nhà trường.
Đoàn thanh niên trường đa đa dạng hoá các hoạt động, gắn các hoạt động phong trào với công tác thi đua học tập, rèn luyện của học sinh – sinh viên. Trong giai đoạn này đoàn thanh niên có nhiều hoạt động nổi bật như : Hoạt động lao động tình nguyện; Tổ chức câu lạc bộ văn hoá, văn nghệ TDTT,... với những thành tích đó đoàn trường đã nhiều lần vinh dự được nhận bằng khen của TW đoàn, của UBND tỉnh Bắc Ninh, tỉnh đoàn Bắc Ninh.
    Tăng cường công tác an ninh- quốc phòng
    Ghi nhận những thành tích Trường đạt được giai đoạn từ 2009 đến nay, Nhà trường, các bộ phận, cá nhân được các cấp trao tăng nhiều phần thưởng cao quý:
    Đối với tập thể Nhà trường
    Từ 2009 đến nay 02 lần Chủ tịch UBDN tỉnh Bắc ninh tặng Bằng khen; Năm 2015 Trường được UBND tỉnh Bắc Ninh đã tặng cờ đơn vị xuất sắt trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2010-2015; 03 năm liền được Bộ NN và PTNT tặng cờ thi đua; Năm 2011 được Thủ tướng CP tặng bằng khen;
    Năm 2014 được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng Nhất.
    Về các bộ phận, đơn vị thuộc trường:
    Đã có 02 phòng, khoa được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động Hạng 3; 04 phòng, khoa được Thủ tướng CP tặng bằng khen và 12 lượt các phòng, khoa được Bộ trưởng Bộ NN và PTNT tằng bằng khen.
    Với 2 cơ sở đào tạo cánh nhau 5 km, công tác an ninh, quốc phòng được nhà trường đặc biệt quan tâm, Trong những năm qua nhờ có sự thực hiện tốt pháp lệnh tự vệ, duy trì hoạt động tự vệ của trường, tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan an ninh địa phương, phát hiện xử lý kịp thời các vi phạm của thanh niên, học sinh, thực hiện tốt nghĩa vụ quân sự. Với những kết quả đã đạt được nhà trường liên tục nhiều năm liền được Thành đội tặng giấy khen.
    Về cá nhân:
    Đã có 4 người được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng 2 và hạng 3; 9 cá nhân được Thủ tướng CP tặng bằng khen; 16 lượt cá nhân được được Bộ trưởng Bộ NN và PTNT tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp Bộ.


    Có thể nói trường Cao đẳng nghề Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh đã khẳng định mình bằng chính uy tín và chất lượng đào tạo, cũng như giáo dục đạo đức, lối sống, tác phong công nghiệp cho HSSV. Sự nỗ lực của thày và trò nhà trường trong suốt gần nửa thế kỷ qua đã được Đảng và Nhà nước, các bộ ngành, công đoàn, đoàn thanh niên ghi nhận. Đảng bộ trường liên tục đạt trong sạch vững mạnh hàng năm, Công đoàn, Đoàn thanh niên liên tục đạt cơ sở vững mạnh, Nhà trường nhiều năm đạt Trường tiên tiến xuất sắc dẫn đầu phong trào thi đua khối trường cơ điện của Bộ NN và PTNT đó là những minh chứng khẳng định sự quyết tâm không mệt mỏi của Thày và trò nhà trường các thế hệ để vươn tới tầm cao mới.
    Để khẳng định chất lượng đào tạo, hàng năm nhà trường tiến hành tự kiểm định chất lượng đào tạo theo bộ tiêu chí do Bộ LĐTBXH ban hành, năm 2013 Trường tham gia kiểm định ngoài và được Bộ LĐTBXH công nhận đạt cấp độ 3 (cấp độ cao nhất của công tác kiểm định). Những nỗ lực, cố gắng trên của nhà trường đạt được Thủ tướng chính phủ phê duyệt trong danh sách 45 trường xây dựng thành trường chất lượng cao đến năm 2020 tại Quyết định số 761/QĐ-TTg ngày 23/05/2014.
    Tập thể cán bộ, GV, CNV và HSSV nhà trường nhận thức rằng cần triển khai đồng bộ các giải pháp xây dựng trường dạy nghề chất lượng cao trong những năm tới:
    Thứ nhất là: Tiếp tục đổi mới phương thức đào tạo, tiếp cận theo luật GDNN, đem phương thức quản lý với mục tiêu cần hướng tới là các tiêu chí của Trường nghề CLC. Bố trí phòng học, xưởng thực hành theo hướng 3S, hiện thực hóa chuẩn đầu ra,tăng cường thời gian tự học, tiếp tục TTSX tại DN. Mở rộng hình thức đào tạo nhất là các nghề khó tuyển sinh.
    Thứ hai là:  Tiếp tục giáo dục nhân cách đạo đức, thực hiện cuộc vận đồng học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, làm tốt công tác tư tưởng, chính trị, tinh thần kỷ luật, tác phong công nghiệp, thái độ với nghề của HSSV, giáo dục kỹ năng sống, tổ chức các hoạt động tập thể hướng về cộng đồng để rèn luyện tính năng động, sự tự tin và óc sáng tạo trong HSSV.
    Thứ ba là: Tiếp tục xây dựng đội ngũ GV và CBQL phù hợp với cơ cấu ngành nghề theo hướng nâng cao năng lực chuyên môn đi đôi với năng lực giáo dục, có tâm huyết với nghề, có chí hướng phấn đấu đi lên, có tác phong mẫu mực, luôn là tấm gương sáng cho HSSV noi theo.
   Thứ tư là: Xây dựng Nhà trường ngày càng khang trang, hiện đại, trang bị ngày càng tốt hơn về điều kiện làm việc, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần  cho CBGV và HSSV. Nhà trường tạo ra môi trường tốt nhất để mọi cá nhân phát huy tối đa sự phấn đấu của mỗi cá nhân và tập thể.
    Thứ năm là: Tiếp tục thực hiện việc đào tạo gắn với doanh nghiệp, phát triển mô hình đào tạo tại các doanh nghiệp; Tìm kiếm các cơ hội để hợp tác quốc tế trong đào tạo, thúc đẩy nghiên cứu khoa học trong GV và cả trong HSSV.
 

Tác giả bài viết: Chu Bá Chín

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tuyển dụng

Tuyển dụng

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Tổng cục GDNN

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

Bộ NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BCEC - Nơi niềm tin tỏa sáng

Nơi niềm tin tỏa sáng

Ban liên lạc cựu HSSV

Ban liên lạc cựu HSSV 2021

Đăng ký thi chứng chỉ tin học

Đăng ký thi chứng chỉ UDCNTT

Tuyển sinh đào tạo sơ cấp

Tuyển sinh đào tạo sơ cấp

50 Năm xây dựng và PT

50 năm xây dựng và phát triển
CSDL Quốc gia

CLB tiếng Anh BCEC

CLB tiếng Anh BCEC
Đăng ký tuyển sinh năm 2023
Tuyển sinh năm 2024

CLB sáng tạo, khởi nghiệp

Câu lạc bộ sáng tạo, khởi nghiệp BCEC

CLB bóng đá HSSV

CLB bóng đá HSSV