02:28 EDT Chủ nhật, 28/04/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 163

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 158


Hôm nayHôm nay : 27470

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1660947

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 24879470

Biểu mẫu

Cổng thông tin HSSV

Quản lý đào tạo

Thư viện điện tử

Thư viện điện tử

Đánh giá KNN quốc gia

Đánh giá kỹ năng nghề quốc gia

Lịch thi kết thúc MH, MĐ

Lịch thi
Tuyển sinh Daikin

Phần mềm QLVB

Phần mềm QLVB

Sổ tay HSSV

Sổ tay HSSV

Cổng thông tin giảng viên

Cổng thông tin giảng viên

BCEC E-Learning

BCEC E - Learning

Hỗ trợ học sinh sinh viên

Ban cố vấn HSSV

Phần mềm điểm danh

Phần mềm điểm danh

Trang nhất » Tin Tức » Tin trong nước và quốc tế

Đào tạo thêm 9.000 tiến sĩ phục vụ đổi mới giáo dục

Chủ nhật - 12/11/2017 22:45

    Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học và các trường cao đẳng sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2018-2025 tầm nhìn 2030. 

    Mục tiêu của đề án là đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ đạt tỷ lệ 35% tổng số giảng viên các cơ sở giáo dục đại học, tương đương 9.000 người. Trong đó, 5.000 giảng viên sẽ được đào tạo ở các trường đại học có uy tín trên thế giới. Từ 2017 đến 2025, mỗi năm sẽ có khoảng 600-700 nghiên cứu sinh được tuyển chọn, cử đi.


Sẽ có khoảng 9.000 tiến sĩ được đào tạo theo đề án mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 

    Khoảng 500 giảng viên sẽ được đào tạo tiến sĩ theo hình thức phối hợp, liên kết giữa các đại học Việt Nam và trường nước ngoài. Từ năm 2017 đến 2025 mỗi năm tuyển chọn khoảng 60-70 người. 

    2.000 giảng viên sẽ được đào tạo tiến sĩ tại các trường đại học đã được kiểm định ở Việt Nam.

    Đề án cũng đặt ra mục tiêu thu hút khoảng 1.500 tiến sĩ đang công tác ở nước ngoài hoặc làm việc ngoài các cơ sở giáo dục đại học, đến làm việc tại các đại học của Việt Nam. 

    Trong giai đoạn 2018-2025, tất cả cán bộ quản lý là chủ tịch hội đồng trường, hiệu trưởng/viện trưởng, hiệu phó/viện phó sẽ được bồi dưỡng về quản trị trường đại học. 100% giảng viên cũng được bồi dưỡng chuẩn chức danh nghề nghiệp, về năng lực phát triển chương trình đào tạo, năng lực giảng dạy theo phương pháp hiện đại, năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực ngoại ngữ và công nghệ thông tin.

    Để thực hiện đề án, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến kinh phí 12.000 tỷ đồng, trong đó 94% từ ngân sách nhà nước. Cụ thể, sẽ có 10.200 tỷ đồng là kinh phí còn lại của Đề án 911 Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020. 1.800 tỷ đồng còn lại là đóng góp của các cơ sở giáo dục đại học và người học.

    Trước đó, để siết chặt đào tạo tiến sĩ sau khi nhiều luận án kém vẫn được cấp bằng, tháng 4/2017 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành quy chế mới về tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ. Theo đó, tiêu chuẩn đầu vào và bảo vệ luận án của nghiên cứu sinh, tiêu chuẩn với người hướng dẫn, đều được nâng lên.
 

Nguồn tin: vnexpress.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tuyển dụng

Tuyển dụng

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Tổng cục GDNN

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

Bộ NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BCEC - Nơi niềm tin tỏa sáng

Nơi niềm tin tỏa sáng

Ban liên lạc cựu HSSV

Ban liên lạc cựu HSSV 2021

Đăng ký thi chứng chỉ tin học

Đăng ký thi chứng chỉ UDCNTT

Tuyển sinh đào tạo sơ cấp

Tuyển sinh đào tạo sơ cấp

50 Năm xây dựng và PT

50 năm xây dựng và phát triển
CSDL Quốc gia

CLB tiếng Anh BCEC

CLB tiếng Anh BCEC
Đăng ký tuyển sinh năm 2023
Tuyển sinh năm 2024

CLB sáng tạo, khởi nghiệp

Câu lạc bộ sáng tạo, khởi nghiệp BCEC

CLB bóng đá HSSV

CLB bóng đá HSSV