22:05 EDT Thứ sáu, 26/04/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 164

Máy chủ tìm kiếm : 17

Khách viếng thăm : 147


Hôm nayHôm nay : 44322

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1608042

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 24826565

Biểu mẫu

Cổng thông tin HSSV

Quản lý đào tạo

Thư viện điện tử

Thư viện điện tử

Đánh giá KNN quốc gia

Đánh giá kỹ năng nghề quốc gia

Lịch thi kết thúc MH, MĐ

Lịch thi
Tuyển sinh Daikin

Phần mềm QLVB

Phần mềm QLVB

Sổ tay HSSV

Sổ tay HSSV

Cổng thông tin giảng viên

Cổng thông tin giảng viên

BCEC E-Learning

BCEC E - Learning

Hỗ trợ học sinh sinh viên

Ban cố vấn HSSV

Phần mềm điểm danh

Phần mềm điểm danh

Trang nhất » Tin Tức » Tin tức đào tạo nghề » Đào tạo nghề

Không đỗ THPT nên học bổ túc văn hóa và học nghề. Tại sao?

Thứ tư - 19/03/2014 10:54
        Lâu nay, tâm lý của một số phụ huynh cho rằng cho con theo học các lớp bậc THPT theo chương trình Bổ túc Văn hóa và học nghề tại các trường Dạy nghề sẽ có nhiều thiệt thòi, không bằng cho con và học tại các trường THPT (Kể cả công lập hay dân lập). Thật ra không phải như vậy! Chúng tôi xin phân tích một số thuận lợi khi các em học sinh theo học các lớp BTVH như sau:
1. Về chương trình học, các em sử dụng cùng một loại sách giáo khoa theo chương trình cơ bản của phổ thông để học; tuy nhiên trong quá trình học sẽ được bỏ bớt một số nội dung cho vừa sức của người học.
2. Về môn học, không học nhiều môn như học sinh phổ thông, mà chỉ học có 7 môn bắt buộc là Toán, Vật lý, Hóa học, Văn, Sinh học, Lịch sử, Địa lý; ngoài ra các em còn được học tiếng Anh, Tin học theo chương trình đào tạo nghề. Như vậy sẽ không chiếm nhiều thời gian và học sinh có thể sử dụng thời gian nghỉ để tự học hoặc học thêm nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức được vững chắc hơn.
3. Về học phí, phụ huynh không phải đóng góp nhiều. Mỗi tháng chỉ đóng học phí khoảng  90.000đồng/tháng ( 1 năm 9 tháng)  cho học văn hóa và 260.000 đồng cho học nghề, tuy nhiên các em là học sinh THCS đi học nghề Nhà nước giảm học phí học nghề còn 130.000đồng/tháng.  Như vậy cả học phí học văn hóa và học nghề chỉ còn 230.000 đồng/tháng. (Mức nộp này chắc chắn sẽ thấp hơn rất nhiều so với các khoản đóng góp ở trường THPT). Đặc biệt, học sinh trong độ tuổi phổ cập giáo dục (từ 15 tuổi đến 21 tuổi) sẽ được miễn 100% học phí và có chế độ miễn, giảm học phí cho học sinh thuộc diện theo quy định theo quy định của UBND tỉnh.
4. Về quyền lợi, sau 3 năm các em hoàn thành chương trình đào tạo nghề được cấp bằng Trung cấp nghề và được tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT cùng một ngày với học sinh học tại các trường THPT; nếu thi đỗ sẽ được cấp bằng tốt nghiệp THPT, phôi bằng do Bộ GD&ĐT ban hành (Gần đây, phôi bằng tốt nghiệp theo chương trình GDTX giống và không phân biệt hệ GDTX hay THPT). Với 2 bằng tốt nghiệp này, học sinh có thể đăng ký dự thi vào các trường liên thông lên Đại học ở bất cứ ngành học nào; bất cứ trường nào trong cả nước hoặc xin việc đi làm tại các doanh nghiệp. Trong thời gian đi học được quyền tạm hoãn gọi nhập ngũ  trong thời gian đi học (theo Nghị định số: 38/2007/NĐ-CP của Chính phủ về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ).
5. Về chế độ ưu tiên khuyến khích trong kỳ thi tốt nghiệp là mỗi em được ưu tiên cộng tối đa 4 điểm vào tổng điểm thi (Nếu có chứng chỉ Tin học A cộng 1 điểm,  Anh văn A cộng 01 điểm, chứng chỉ nghề phổ thông loại giỏi cộng 2 điểm, ...). Đây là một lợi thế mà học sinh phổ thông không có.
6. Một thuận lợi nữa, nếu không may thi tốt nghiệp THPT (GDTX) hỏng thì các môn thi đạt điểm 5 trở lên sẽ được bảo lưu lại ở năm thi sau không phải thi lại, chỉ thi lại những môn dưới 5 điểm mà thôi.
Như vậy, chúng tôi xin có lời khuyên là những em nào không được tuyển vào lớp 10 tại các trường THPT công lập, thì con đường vào học Trung cấp nghề tại Trường Cao đẳng nghề Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh cùng với học theo chương trình THPT bổ túc văn hóa do Trung tâm GDTX Bắc Ninh tổ chức là tốt nhất; một cách chọn hoàn toàn đúng đắn phù hợp với sức học của mình; đáp ứng được việc đa dạng các loại hình học tập; học tập thường xuyên và suốt đời.

Tác giả bài viết: ChinCB

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tuyển dụng

Tuyển dụng

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Tổng cục GDNN

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

Bộ NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BCEC - Nơi niềm tin tỏa sáng

Nơi niềm tin tỏa sáng

Ban liên lạc cựu HSSV

Ban liên lạc cựu HSSV 2021

Đăng ký thi chứng chỉ tin học

Đăng ký thi chứng chỉ UDCNTT

Tuyển sinh đào tạo sơ cấp

Tuyển sinh đào tạo sơ cấp

50 Năm xây dựng và PT

50 năm xây dựng và phát triển
CSDL Quốc gia

CLB tiếng Anh BCEC

CLB tiếng Anh BCEC
Đăng ký tuyển sinh năm 2023
Tuyển sinh năm 2024

CLB sáng tạo, khởi nghiệp

Câu lạc bộ sáng tạo, khởi nghiệp BCEC

CLB bóng đá HSSV

CLB bóng đá HSSV