10:34 EDT Thứ sáu, 26/04/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 79

Máy chủ tìm kiếm : 13

Khách viếng thăm : 66


Hôm nayHôm nay : 41762

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1591328

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 24809851

Biểu mẫu

Cổng thông tin HSSV

Quản lý đào tạo

Thư viện điện tử

Thư viện điện tử

Đánh giá KNN quốc gia

Đánh giá kỹ năng nghề quốc gia

Lịch thi kết thúc MH, MĐ

Lịch thi
Tuyển sinh Daikin

Phần mềm QLVB

Phần mềm QLVB

Sổ tay HSSV

Sổ tay HSSV

Cổng thông tin giảng viên

Cổng thông tin giảng viên

BCEC E-Learning

BCEC E - Learning

Hỗ trợ học sinh sinh viên

Ban cố vấn HSSV

Phần mềm điểm danh

Phần mềm điểm danh

Trang nhất » Tin Tức » Tin tức đào tạo nghề » Đào tạo nghề

Tạo sự bứt phá trong dạy nghề

Thứ hai - 02/06/2014 03:59
Cơ hội đã đến với các trường nghề khi mùa tuyển sinh năm nay, số lượng thí sinh đăng ký vào đại học đã giảm mạnh. Cùng với việc thu hút thí sinh theo học nghề, nhiều chính sách cũng cần được khai thông.
 
Thiết thực chọn lọc nghề
 
Tháng tư vừa rồi, anh Nguyễn Văn BA ở huyện Vụ BẢn, Nam Định đã quyết định không nộp hồ sơ cho cô con gái út dự thi Đại học Thương mại tại Hà Nội. Thay vào đó, anh hướng cho cháu đăng ký học Trường Cao đẳng nghề Kinh tế Kỹ thuật Vinatex tại tỉnh Nam Định. Lý do anh đưa ra là, hiện nay số cử nhân kinh tế thất nhiệp quá nhiều, phải đi bán hàng, tiếp thị rất vất vả. Hơn nữa, trường nghề này lại gần nhà và quan trọng hơn, khi ra trường, cháu có thể làm việc ngay cho bất kỳ doanh nghiệp nào thuộc Tập đoàn Dệt – May Việt Nam (Vinatex) với mức lương khởi điểm từ 3 đến 3,5 triệu đồng/tháng.
 
Ghi nhận từ hoạt động giao nhận hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) của các Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chuyển cho các trường đại học – cao đẳng (ĐH-CĐ) khu vực phía Bắc và phía Nam vừa kết thúc ngày 12-5, cho thấy, mùa tuyển sinh 2014, số hồ sơ đã giảm mạnh. Thống kê sơ bộ cho thấy, mức giảm trung bìn tại các địa phương từ 20-30%, có tỉnh giảm tới 50%. Một trong những nguyên nhân là nhiều học sinh quyết định đi học nghề. Thông tin 72.000 cử nhân không tìm được việc làm do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) công bố vào Quý I-2014 đã tác động mạnh đến việc chọn trường và chọn nghề của học sinh và phụ huynh.
 
Theo thống kê của Sở GD&ĐT Bắc Giang, 5 năm trở lại đây số hồ sơ ĐKDT ĐH-CĐ tại địa phương này liên tục giảm. Nếu năm 2009-2010 số lượng hồ sơ của toàn tỉnh là hơn 45.000 thì đến năm 2013-2014 giảm xuống còn hơn 25.000 bộ. Số học sinh tốt nghiệp THPT không tham gia dự thi ĐH-CĐ mà chuyển sang học trung cấp nghề (TCN), trung cấp chuyên nghệp (TCCN) hoặc đi làm sau đó học theo con đường vừa học, vừa làm ngày càng tăng. Hằng năm, toàn tỉnh Bắc Giang có 2.500 đến 3.000 học sinh tốt nghiệp THPT đi học TCN, TCCN và hơn 4.000 học sinh tốt nghiệp THPT đi làm tại các doanh nghiệp, công ty trên địa bàn tỉnh. Theo Ông Tạ Văn Ánh, Phó Trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp – thường xương, Sở GD&ĐT Bắc Giang, việc lựa chọn đó là rất tốt, bởi hiện nay tỉnh có hơn 1.000 cử nhân sư phạm nhưng chưa đến 100 người tìm được việc. Kể từ năm 1998 đến nay, Bắc Giang còn 11.000 sinh viên tốt nghiệp chưa có việc làm, nhiều em phải đi làm công nhân.
 
Từ nghiên nhân cử nhân không có việc làm quá nhiều dẫn đến thực tế, không ít sinh viên sau khi có tấm bằng ĐH lại quay xuống học nghề để dễ tìm việc.
 
Ở Trường Trung cấp Du lịch và Khách sạn Saigontourist, trong số 2.000 học sinh trường tuyển mỗi năm, khoảng 600 người có bằng ĐH-CĐ, thậm chí thạc sĩ, chiếm khoảng 30%. Theo ông Trần Văn Hùng, Hiệu trưởng Nhà trường, hầu như những người đã có bằng ĐH-CĐ quay lại học TCN đều đang thất nghiệp và không thiếu ngành nghề nào. Tại nhiều trường TCN khác, tỷ lệ những người đã có bằng ĐH-CĐ chiếm 20%-30%. Đại điện nhiều trường cho biết những người đã tốt nghiệp ĐH-CĐ chưa có việc làm quay lại học trung cấp ở những ngành nghề phù hợp hơn, dễ tìm việc làm hơn.
 
Trường nghề chất lượng cao
 
Ông Dương Đức Lân, Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Bộ LĐ-TB&XH cho biết, điều đáng mừng là hiện nay nhiều học sinh đã lựa chọn học nghề thay vì học ĐH. Thậm chí, có nhiều em đã đỗ ĐH với điểm số cao vẫn lựa chọn học nghề, bởi, sau khi học nghề xong ra trường sẽ dễ tìm được việc làm. Năm 2013, đã tuyển mới dạy nghề được 1.732.016 người (tăng 16% so với năm 2012). Xã hội cần ghi nhận xu thế nghề nghiệp mới này. Hiện nay, nhu cầu của nền kinh tế đối với học sinh tốt nghiệp TCN, CĐN là rất cao, nhất là các nghề về kỹ thuật công nghệ. Chính vì vậy, học sinh có thể đi học nghề để sớm có việc làm, thu nhập ổn định, sau đó học tiếp lên ĐH, bởi, việc học tập là suốt đời.
 
 Để tạo bước đột phá trong hoạt động dạy nghề, đồng thời nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, Tổng cục Dạy nghề đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển 40 trường nghề chất lượng cao đến năm 2020. Đề án nhằm thực hiện Nghị quyết Hội nghị T.Ư 8 (khóa XI) về Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT và Chiến lược phát triển dạy nghề đến năm 2020.
 
Theo đó, trong hệ thống dạy nghề của Việt Nam hiện có 163 trường CĐN và 305 trường TCN, sẽ chọn ra 40 trường để tập trung đầu tư phát triển thành trường chất lượng cao. Đây là những trường mà chất lượng đào tạo sẽ hơn hẳn các trường khác, sẽ được đầu tư để đạt các tiêu chí cả về số lượng và chất lượng. Cùng với Đề án này, Tổng cục Dạy nghề trình ban hành Các tiêu chí của một trường chất lượng cao đến năm 2020, với nhiều chỉ số để đánh giá thế nào là trường chất lượng cao.
 
Hiện tại, Chính phủ đã giao Bộ GD&ĐT và Bộ LĐ-TB&XH thực hiện xây dựng khung trình độ quốc gia. Dự kiến, khung sẽ có tám bậc, trong đó năm bậc đầu là về trình độ nghề sẽ do Bộ LĐ-TB&XH phụ trách; ba bậc sau là về trình độ ĐH, thạc sĩ, tiến sĩ sẽ do Bộ GD&ĐT thực hiện. “Từ bậc thấp nhất đến cao nhất, từng trình độ, từng nghề sẽ được xác định rõ đầu ra như thế nào. Dự kiến đến Quý II-2014, sẽ trình Chính phủ cho ý kiến”, Ông Lân cho biết.
 
Để chính sách là đòn bẩy
 
Vì sao cỗ máy dạy nghề bấy lâu được đầu tư nguồn lực không nhỏ nhưng cứ chạy ì ạch, hiệu suất dào tạo thấp, chất lượng sản phẩm không được xã hội đón nhận? Một trong những nguyên nhân được “mổ xẻ” là chính sách vẫn chưa được khai thông. Luật Dạy nghề được ban hành từ năm 2006 nhưng phải sau đó hai năm mới có Nghị định hướng dẫn quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về dạy nghề và Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dạy nghề. Và phải sau hơn ba năm mới có văn bản hướng dẫn đào tạo liên thông từ trình độ TCN, CĐN lên trình độ ĐH-CĐ,…
 
Cùng với đó là chất lượng văn bản hướng dẫn đã bộc lộ một số hạn chế, cụ thể như trong công tác quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề đã không tính đến các trường ngoài công lập, nên không điều chỉnh, phân bố được các cơ sở dạy nghề cho phù hợp. Nhiều nội dung quan trọng đã được quy định trong luật song chưa được hướng dẫn cụ thể để triển khai trên thực tế, như liên kết trong dạy nghề, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, kiểm định chất lượng dạy nghề, chế độ khuyến khích doanh nghiệp tham gia dạy nghề… Một số nội dung quy định trong luật còn chưa có văn bản hướng dẫn thi hành, như quỹ hỗ trợ học nghề; thang bảng lương riêng đối với đội ngũ giáo viên dạy nghề…
 
Từ sự bất cập nêu trên, tại phiên họp thứ 27 vừa qua, các thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của dự án Luật Dạy nghề, nhằm tạo động lực, đòn bẩy thu hút người lao động học nghề, đáp ứng nhu cầu việc làm của xã hội.
 
Dự án Luật Dạy nghề mới sẽ chú trọng nâng cao chất lượng dạy nghề gắn với nhu cầu doanh nghiệp và thị trường. Cụ thể và rõ ràng hơn trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nhằm tạo bước đột phá về dạy nghề. Hướng thay đổi quan điểm nhận thức của xã hội về học nghề; xã hội hóa hoạt động dạy nghề; sự tham gia của doanh nghiệp trong việc đào tạo nghề; tổ chức thực hiện chương trình dạy nghề mới; bổ sung cơ chế thu hút người học và người dạy nghề…\
 

Nguồn tin: Báo Thời nay

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tuyển dụng

Tuyển dụng

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Tổng cục GDNN

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

Bộ NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BCEC - Nơi niềm tin tỏa sáng

Nơi niềm tin tỏa sáng

Ban liên lạc cựu HSSV

Ban liên lạc cựu HSSV 2021

Đăng ký thi chứng chỉ tin học

Đăng ký thi chứng chỉ UDCNTT

Tuyển sinh đào tạo sơ cấp

Tuyển sinh đào tạo sơ cấp

50 Năm xây dựng và PT

50 năm xây dựng và phát triển
CSDL Quốc gia

CLB tiếng Anh BCEC

CLB tiếng Anh BCEC
Đăng ký tuyển sinh năm 2023
Tuyển sinh năm 2024

CLB sáng tạo, khởi nghiệp

Câu lạc bộ sáng tạo, khởi nghiệp BCEC

CLB bóng đá HSSV

CLB bóng đá HSSV