05:33 EDT Thứ năm, 28/03/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 90

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 84


Hôm nayHôm nay : 32339

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1924408

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23055460

Biểu mẫu

Cổng thông tin HSSV

Quản lý đào tạo

Thư viện điện tử

Thư viện điện tử

Đánh giá KNN quốc gia

Đánh giá kỹ năng nghề quốc gia

Lịch thi kết thúc MH, MĐ

Lịch thi
Tuyển sinh Daikin

Phần mềm QLVB

Phần mềm QLVB

Sổ tay HSSV

Sổ tay HSSV

Cổng thông tin giảng viên

Cổng thông tin giảng viên

BCEC E-Learning

BCEC E - Learning

Hỗ trợ học sinh sinh viên

Ban cố vấn HSSV

Phần mềm điểm danh

Phần mềm điểm danh

Trang nhất » Tin Tức » Tin tức nội bộ

Nhiệm vụ và giải pháp phát triển trường cao đẳng chất lượng cao đến năm 2025

Thứ ba - 21/09/2021 05:28
    Ngày 11/10/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1363/QĐ-TTg về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án “ Phát triển trường cao đẳng chất lượng cao đến năm 2025” với định hướng: Phát triển trường cao đẳng chất lượng cao theo hướng “mở”. Nhà nước có cơ chế, chính sách đặc thù, hỗ trợ đầu tư cho các trường được lựa chọn để đạt tiêu chí của trường cao đẳng chất lượng cao; đồng thời khuyến khích, đẩy mạnh xã hội hóa để những trường cao đẳng khác được đánh giá, công nhận là trường cao đẳng chất lượng cao.
Nội dung của Quyết định xác định rõ Mục tiêu tổng quát là phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 40 trường cao đẳng chất lượng cao và đến năm 2025 có khoảng 70 trường cao đẳng chất lượng cao đủ năng lực đào tạo một số ngành, nghề được các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN hoặc quốc tế công nhận, đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao cho hội nhập, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam.
    Trong mục tiêu cụ thể giai đoạn 2021 – 2025 là từng bước mở rộng đào tạo các ngành, nghề đã thí điểm, có học sinh, sinh viên tốt nghiệp được các tổ chức giáo dục đào tạo quốc tế có uy tín đánh giá, công nhận văn bằng, chứng chỉ. Phấn đấu đến năm 2025 có khoảng 70 trường được đánh giá, công nhận trường cao đẳng chất lượng cao, trong đó 03 trường tiếp cận trình độ các nước phát triển trong nhóm G20, 40 trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4
    Các trường định hướng xây dựng thành trường chất lượng cao cần tập trung thực hiện các giải pháp đáp ứng các tiêu chí của trường cao đẳng chất lượng cao về: quy mô đào tạo; trình độ nhà giáo; gắn kết với doanh nghiệp trong đào tạo và việc làm sau đào tạo; quản trị nhà trường; trình độ học sinh, sinh viên sau đào tạo.
Dưới đây là 5 nhóm giải pháp chủ yếu để trường đạt dự thảo tiêu chí, tiêu chuẩn trường chất lượng cao:

    1. Nhóm nhiệm vụ, giải pháp đáp ứng Quy mô đào tạo:
    Về tiêu chuẩn 1.1. Quy mô đào tạo tối thiểu 2.000 học sinh, sinh viên hệ trung cấp, cao đẳng (tính theo số học sinh, sinh viên quy đổi); trong đó tối thiểu 1.000 sinh viên hệ cao đẳng. Đối với trường đào tạo lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật là 500 học sinh, sinh viên.
    Nhiệm vụ, giải pháp:
    - Tập trung chỉ đạo, giao khoán công tác tuyển sinh trong đó  tổ chức tốt số HS trung cấp học liên thông lên cao đẳng, vì đây là nguồn tuyển sinh hiện hữu có tại trường.
    - Rà soát nghề không tuyển được HSSV, nghề khó tuyển điều chỉnh đăng ký giảm chỉ tiêu để dồn nguồn lực đăng ký bổ sung cho các nghề có khả năng thu hút người học và mở thêm nghề mới.
    - Mở rộng liên kết với các trung tâm GDTX-GDNN mở các lớp trung cấp co HS đang học chương trình giáo dục phổ thông.
    - Chuyển đổi phương phương thức đào tạo từ niên chế sang đào tạo tích lũy tín chỉ, mô đun/ mô học với thời lượng chương trình giảm để kéo dài thời gian HSSV có mặt tại trường, điều này khá thích hợp cho việc học sinh hệ trung cấp học song song với chương trình GDTX cấp THPT.
    - Tổ chức đào tạo từ xa, đào tạo theo hình thức vừa học vừa làm cho một số ngành nghề người học có nhu cầu.



    Về tiêu chuẩn 1.2. Có chương trình đào tạo là chương trình đào tạo chất lượng cao hoặc được công nhận tương đương với chuẩn quốc tế, khu vực ASEAN.
Nhiệm vụ, giải pháp:
    - Nếu trường đã thực hiện đào tạo chương trình chuyển giao thì tiếp tục nhân rộng việc xây dựng chương trình đào tạo cho nghề tương ứng cùng nhóm để tổ chức thực hiện.
    - Xây dựng Đề án đào tạo chương trình chất lượng cao theo Thông tư 21/2018/TT-BLĐTBXH ngày 30/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định tiêu chí xác định chương trình chất lượng cao trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
 
    Về tiêu chuẩn 1.3.  Kết thúc khóa đào tạo, tỷ lệ bỏ học của học sinh, sinh viên hệ trung cấp, cao đẳng của toàn trường không vượt quá 20% tổng số tuyển sinh; tỷ lệ bỏ học của học sinh, sinh viên ngành, nghề trọng điểm các cấp độ không vượt quá 10% tổng số tuyển sinh.

    Nhiệm vụ, giải pháp:
    - Tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ người học về mọi mặt: Cố vấn học tập; hoạt động ngoại khóa; văn nghệ thể thao; câu lạc bộ học tập, nghiên cứu, giới thiệu việc làm thêm…
    - Xây dựng/rà soát quy định về quản lý, giáo dục HSSV trong đó có quy định về thông tin liên lạc với phụ huynh/người giám hộ HSSV như một dịch vụ chăm sóc khách hàng: (1) Phần mềm cấp tài khoản phụ huynh xem quá trình học tập, rèn luyện; (2) Định kỳ 1 tháng 1 lần gọi điện cho phụ huynh/người giám hộ HSSV thông tin kết quả học tập, rèn luyện trong tháng (giáo GV chủ nhiệm các lớp).
    - Trong tuyển sinh các nghề trọng điểm cần tổ chức gặp gỡ phụ huynh HSSV, người bảo trợ trao đổi, tư vấn và cam kết.
    - Xây dựng và thực hiện các chính sách về giới việc làm, tổ chức HSSV thực tập tại doanh nghiệp đúng ngành/nghề.
 
    Về tiêu chuẩn 2.1. 100% nhà giáo giảng dạy ngành, nghề trọng điểm các cấp độ có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản hoặc tương đương trở lên theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc tương đương trở lên

    Nhiệm vụ, giải pháp:
    - Phối hợp với đơn vị (trường Đại học) có chức năng tổ chức thi cấp chứng chỉ tin học cơ bản để tổ chức cho giảng viên ôn và thi hoặc giao khoán kinh phí cho giảng viên đi thi lấy chứng chỉ.
    - Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ giảng viên hoàn thiện đạt chuẩn về CNTT.

    2. Nhóm nhiệm vụ, giải pháp về trình độ nhà giáo:
    Về tiêu chuẩn 2.2.  Ít nhất 50% nhà giáo giảng dạy ngành, nghề trọng điểm các cấp độ có trình độ ngoại ngữ bậc 3 hoặc tương đương trở lên; ít nhất 30% nhà giáo giảng dạy ngành, nghề trọng điểm cấp độ quốc tế, khu vực ASEAN có trình độ ngoại ngữ bậc 4 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

    Nhiệm vụ, giải pháp:
    - Phối hợp với đơn vị (trường Đại học) có chức năng tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ bậc 3, bậc 4 để tổ chức cho giảng viên ôn và thi hoặc giao khoán kinh phí cho giảng viên đi thi lấy chứng chỉ.
    - Tổ chức chức cho giảng viên học văn bằng 2 ngôn ngữ Anh theo hình thức trực tuyến (thời gian 2 năm- tốt nghiệp tương đương bậc 5) hoặc cao đẳng ngôn ngữ Anh theo hình thức trực tuyến (thời gian 1,5 năm - tốt nghiệp tương đương bậc 4).
    - Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ giảng viên hoàn thiện đạt chuẩn về tiếng Anh.



    Về tiêu chuẩn 2.3. 100% nhà giáo có bằng cử nhân hoặc tương đương trở lên, phù hợp với ngành, nghề giảng dạy, trong đó ít nhất 30% nhà giáo giảng dạy ngành, nghề trọng điểm cấp độ quốc tế, khu vực ASEAN có trình độ thạc sĩ trở lên phù hợp với ngành, nghề giảng dạy.
    Nhiệm vụ, giải pháp:
    - Rà soát trình độ chuyên môn nhà giáo theo từng ngành/ nghề để có lộ trình cử đi học đại học, học thạc sĩ.
    - Xây dựng chính sách hỗ trợ nhà giáo đi học đại học, học thạc sĩ: Thời gian, giảm giờ giảng, hỗ trợ tiền, được đánh giá thi đua…
 
    Về tiêu chuẩn 2.4. Ít nhất 70% đội ngũ nhà giáo có chứng chỉ kỹ năng nghề để giảng dạy thực hành trình độ cao đẳng hoặc văn bằng, chứng chỉ tương đương trở lên; trong đó nhà giáo giảng dạy ngành, nghề trọng điểm là 100%.

    Nhiệm vụ, giải pháp:
    - Rà soát chứng chỉ KNN của nhà giáo dạy môn học, mô đun chuyên môn của ngành, nghề trình độ trung cấp, cao đẳng lập lộ trình cử đi học, thi. Trong đó tập trung số nhà giáo dạy ngành, nghề trọng điểm thực hiện trước.
    - Tổ chức, cử nhà giáo thi/ sát hạch các chứng chỉ kỹ năng nghề phù hợp với ngành, nghề giảng dạy để dạy thực hành trình độ cao đẳng sau: Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia Bậc 3 hoặc chứng nhận bậc thợ 5/7, 4/6 trở lên hoặc chứng nhận nghệ nhân nhân dân, nghệ sĩ nhân dân, thầy thuốc nhân dân hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề trình độ cao đẳng nghề hoặc tương đương.
 
    Về tiêu chuẩn 2.5. Hằng năm, ít nhất 50% đội ngũ nhà giáo giảng dạy ngành, nghề trọng điểm các cấp độ được bồi dưỡng để cập nhật công nghệ mới thuộc lĩnh vực ngành, nghề giảng dạy với thời gian bồi dưỡng tối thiểu 80 giờ.

    Nhiệm vụ, giải pháp:
    - Xây dựng quy định, quy trình cử nhà giáo giảng dạy ngành/ nghề trọng điểm các cấp độ được bồi dưỡng các tổ chức/ doanh nghiệp 1 hay nhiều đợt với thời gian bồi dưỡng tối thiểu 80 giờ/ năm.
    - Giao nhiệm vụ cử ít nhất 50% nhà giáo dạy nghề trọng điểm tham bồi dưỡng cập nhật công nghệ mới thuộc lĩnh vực ngành, nghề giảng dạy cho các trưởng khoa.
    - Xây dựng chính sách hỗ trợ nhà giáo tham bồi dưỡng cập nhật công nghệ mới thuộc lĩnh vực ngành, nghề giảng dạy.

    3. Nhóm nhiệm vụ, giải pháp về nhà trường gắn kết với doanh nghiệp trong đào tạo và việc làm sau đào tạo:
    Về tiêu chuẩn 3.1. Hằng năm, trường cung cấp ít nhất 04 khóa hoặc lớp đào tạo, bồi dưỡng cho người lao động của doanh nghiệp được doanh nghiệp và người lao động đánh giá có chất lượng và hiệu quả.
    Nhiệm vụ, giải pháp:
    - Xây dựng và thực hiện cơ chế khuyến khích cán bộ, nhà giáo, lao động trong việc tìm kiếm hợp đồng đào tạo cho người lao động.
    - Giao khoán/ giao tự chủ các khoa, trung tâm tổ chức các khóa hoặc lớp đào tạo, bồi dưỡng cho người lao động của doanh nghiệp. Hàng năm giao tổi thiểu 4 khóa/lớp.
    - Tổ chức khảo sát xây dựng các chương trình huấn luyện, đào tạo theo nhu cầu.
    - Xây dựng Quy trình tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho người lao động của doanh nghiệp được doanh nghiệp trong đó có bước khảo sát phản hồi người học.
 
    Về tiêu chuẩn 3.2. Hằng năm, trường có hoạt động hợp tác với trường nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

    Nhiệm vụ, giải pháp:
    - Thành lập tổ/ban/nhóm triển khai tìm kiếm các hoạt động hợp tác với trường nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế.
    - Có chính sách khuyến khích, động viên tổ/ban/nhóm và những cá nhân giới thiệu, hỗ trợ kết nối với các trường nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế.
    - Xây dựng đề án xin phép cơ quan có thẩm quyền cho tổ chức liên kết đào tạo/ tiếp nhận học sinh, sinh viên học chuyển tiếp/thực tập/ trao đổi HSSV… với ít nất trường nước ngoài khu trong khu vực ĐNA, ASEAN hoặc thế giới.
 
    Tiêu chuẩn 3.3. Thời gian đào tạo thực hành, thực tập tại doanh nghiệp chiếm ít nhất 25% tổng thời gian khóa học ngành, nghề trọng điểm các cấp độ, 20% đối với các ngành, nghề khác; có hoạt động gắn kết với doanh nghiệp để sản xuất, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ.

    Nhiệm vụ, giải pháp:
    - Rà soát, chỉnh sửa, bổ sung chương trình đào tạo các nghề đảm bảo ít nhất 25% tổng thời gian khóa học ngành, nghề trọng điểm các cấp độ, 20% đối với các ngành, nghề khác là nội dung thực tập tại doanh nghiệp.
    - Rà soát, chỉnh sửa, bổ sung quy chế đào tạo trong đó quy định thực hiện chương trình đào tạo nghề đảm bảo ít nhất 25% tổng thời gian khóa học ngành, nghề trọng điểm các cấp độ, 20% đối với các ngành, nghề khác là tổ chức thực tập tại doanh nghiệp.
    - Xây dựng Quy trình, thủ tục tổ chức HSSV đào tạo tại doanh nghiệp;
    - Thực hiện ký kết các hợp đồng cho HSSV học tập tại doanh nghiệp có nội dung gắn với sản xuất, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tương ứng.
    - Giao bộ phận chủ trì, bộ phận phối hợp, bộ phận thực hiện đưa HSSV đi đào tạo tại doanh nghiệp. (Ví dụ: chủ trì: Trung tâm Dịch vụ, bộ phận phối hợp: Phòng Đào tạo, bộ phận thực hiện: Khoa chuyên môn).
 
    Về tiêu chuẩn 3.4. Các thiết bị đào tạo đạt mức tương đương công nghệ tiên tiến áp dụng tại doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình đào tạo. Đối với ngành, nghề trọng điểm các cấp độ có ít nhất 30% thiết bị đào tạo có trình độ công nghệ tiên tiến tại Việt Nam.

    Nhiệm vụ, giải pháp:
    - Ban hành Quy định quản lý và sử dụng các trang thiết bị đào tạo của trường.
    - Lập danh mục thiết bị đào tạo (kèm hồ sơ thiết bị) hiện có của trường: tên thiết bị, số lượng, năm sản xuất, năm đưa vào sử dụng và danh mục bảo hộ lao động của từng nghề.
    - Lập bảng đối sánh thiết bị cung cấp trong 3 năm lại đây với thiết bị có ở doanh nghiệp.
    - Lập Hồ sơ quản lý thiết bị tại các xưởng thực hành (Nhật ký xưởng thực hành) trong năm trước năm đánh giá và tại năm đánh giá.
    - Lập sổ theo dõi tình hình sử dụng, bảo hành, bảo trì trang thiết bị
    - Hàng năm có biên bản tự kiểm tra về thiết bị đào tạo của khoa, của phòng quản lý hoặc biên bản kiểm kê
    - Tổ chức khảo sát  HSSV, nhà giáo, bộ quản lý xưởng/thiết bị đào tạo.
 
    Về tiêu chuẩn 3.5. Hằng năm trường hợp tác với doanh nghiệp để thực hiện ít nhất 01 đề tài nghiên cứu khoa học ứng dụng thực tiễn hoặc chuyển giao công nghệ.

    Nhiệm vụ, giải pháp:
    - Xây dựng/ rà soát Quy chế/quy định/ quy trình về nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ đối với cán bộ, nhà giáo và HSSV.
    - Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy cá nhân, bộ phận trong trường tham gia ký kết và thực hiện các hợp đồng về nghiên cứu khoa học ứng dụng/chuyển giao công nghệ.
    - Hợp tác với các tổ chức hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu/ chuyển giao công nghệ: Tỉnh Đoàn; Hiệp/hội…
    - Thành lập tổ/nhóm chuyên về hoạt động nghiên cứu/ chuyển giao công nghệ, giao nhiệm vụ cho tổ/nhóm thực hiện ít nhất 01 đề tài/năm về nghiên cứu khoa học ứng dụng thực tiễn hoặc chuyển giao công nghệ
 
    Về tiêu chuẩn 3.6. Trong vòng 12 tháng kể từ khi tốt nghiệp, ít nhất 80% tổng số học sinh hệ trung cấp, cao đẳng tốt nghiệp có việc làm phù hợp với ngành, nghề được đào tạo; đối với ngành, nghề trọng điểm các cấp độ là 90%.

    Nhiệm vụ, giải pháp:
    - Xây dựng/rà soát quy trình/ quy định về tổ chức khảo sát các đối tượng liên quan (khảo sát: Nhà giáo; cán bộ quản lý và nhân viên; HSSV; cựu HSSV; doanh nghiệp).
    - Giao nhiệm vụ cho bộ phận thực hiện nhiệm vụ khảo sát lần vết đối với HSSV sau tốt nghiệp theo nghề trong vòng 12 tháng sau tốt nghiệp.

    4. Nhóm nhiệm vụ, giải pháp về quản trị nhà trường
Về tiêu chuẩn 4.1: Trường học có môi trường giáo dục hiện đại, đồng bộ theo tiêu chí xanh, bao gồm các điều kiện thiết yếu cho người khuyết tật; an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.
    Nhiệm vụ, giải pháp:
    - Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Thông tư số 38 /2019/TT-BLĐTBXH hướng dẫn xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Bổ sung/ đưa nội dung xanh hóa trong đào tạo theo từng nghề.
    - Quy hoạch/ cải tạo/ chăm cảnh quan trường có xanh, sạch, đẹp: Khu vườn cây, vườn hoa, sân chơi, bãi tập, nhà vệ sinh, các công trình.
    - Ban hành các quy định ứng xử văn hóa công sở, các khẩu hiệu tuyên truyền, các phát biểu sứ mạng, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, chủ đề năm học…
    - Lắp đặt các hệ thống đảm bảo an ninh: Camera giám sát; rào mềm phân khu làm học tập, làm việc; khu ký túc xá;
    - Thực hiện các  quy đinh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; an toàn phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai trong trường.
    - Xây dựng/ rà soát Quy chế/nội quy/ quy định về công tác HSSV đảm bảo các biện pháp phòng chống bạo lực học đường và không xảy ra vụ việc bạo lực học đường.
    - Thực hiện tốt công tác bảo hiểm y tế, khám sức khỏe đầu khóa học, tổ chức tốt nhiệm vụ phòng y tế về công tác khám chữa bệnh.
    - Các công trình phục vụ HSSV (khu vực phục vụ nghề có tuyển sinh đào tạo người khuyết tật, yếu thế) có các điều kiện thiết yếu cho người khuyết tật: Lối đi cho xe lăn; tay vịn trong các khu vệ sinh nam/nữ.
    - Hằng năm tổ chức khảo sát mức độ đáp ứng/ hài lòng của HSSV đối với các điều kiện thiết yếu cho người khuyết tật; an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.các điều kiện đáp ứng.
 
    Về tiêu chuẩn 4.2: Trường xây dựng và vận hành hệ thống bảo đảm chất lượng được người học, nhà giáo, nhân viên, đội ngũ lãnh đạo và quản lý đánh giá hoạt động hiệu quả.

    Nhiệm vụ, giải pháp:
    - Triển khai thực hiện theo quy định tại Thông tư số 28/2017/TT-BLĐTBXH  ngày 15/12/2017 của Bộ LĐTBXH quy định hệ thống bảo đảm chất lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
    - Tổ chức khảo sát HSSV, nhà giáo, nhân viên, đội ngũ lãnh đạo và quản lý về vận hành, cải tiến hệ thống bảo đảm chất lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
 
    Về tiêu chuẩn 4.3: Các hoạt động của trường được số hoá, kết nối, chia sẻ và tương tác; thực hiện quản trị, điều hành trường dựa trên dữ liệu và các công nghệ số. Trang thông tin điện tử của trường được thể hiện ít nhất bằng 2 (hai) ngôn ngữ Việt và Anh, có đầy đủ các nội dung: cam kết chất lượng đào tạo và chất lượng đào tạo thực tế; điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo; thu chi tài chính.

    Nhiệm vụ, giải pháp:
    - Triển khi ứng dụng các phần mềm (1. Quản lý văn bản; 2. Quản lý đào tạo (quản lý chương trình đào tạo, môn học, học sinh, điểm...); 3. Quản lý thư viện; 4. Kế toán; 5. Quản lý tài sản; 6. Quản lý cán bộ, nhân viên, nhà giáo).
    - Tổ chức lưu trữ dạng số hóa các tài liệu, tư liệu của nhà trường.
    - Triển khai phần mềm quản lý và điều hành công việc.
    - Xây dựng/ đặt mua website trường có được  thể hiện ít nhất bằng ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh; có đầy đủ nội dung theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.
    - Xây dựng quy định về quản trị, điều hành trường bằng phầm mềm.
    - Tổ chức khảo sát thông tin phản hồi của HSSV, nhà giáo và các đối tượng có liên quan.
 
    Về tiêu chuẩn 4.4: Trường có hệ thống quản lý đào tạo  trực tuyến và bảo đảm các điều kiện cho đào tạo trực tuyến đối với ít nhất 50% môn học, mô đun của ngành, nghề trọng điểm các cấp độ.

    Nhiệm vụ, giải pháp:
    - Xây dựng quy định về quản lý đào tạo  trực tuyến; xây dựng/ mua/ lựa chọn ứng dụng/ nền tảng dạy học trực tuyến.
    - Xây dựng/ rà soát các chương trình đào tạo theo hướng đối với ngành/nghề 50% mô đun/môn học có thể đào tạo trực tuyến
    - Đầu tư trang thiết bị đảm bảo các điều kiện cho đào tạo trực tuyến phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, nhu cầu người học.
    - Hằng năm tổ chức khảo sát nhà giáo, HSSV về  điều kiện, mức độ tổ chức đào tạo trực tuyến của trường.
 
    Về tiêu chuẩn 4.5: Trường triển khai hiệu quả các hoạt động hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển các năng lực cá nhân và bảo đảm quyền lợi của người học, nhà giáo, nhân viên, cán bộ quản lý. Trường có các hoạt động hỗ trợ hiệu quả cho người khuyết tật và phục vụ cộng đồng.

    - Nhiệm vụ, giải pháp:
    - Xây dựng/ rà soát các nội quy/quy định về chính sách hỗ trợ, khuyến khích đối với các đối tượng: Quy chế tổ chức; Quy chế thi đua khen thưởng; Quy chế đào tạo bồi dưỡng; Quy chế tuyển dụng- sử dụng lao động; Quy chế bổ nhiệm; Quy chế tài chính; Quy định bồi dưỡng; Quy định về nghiên cứu khoa học; Quy định đánh giá viên chức/ nhà giáo; Quy chế đào tạo; Quy chế công tác HSSV; Quy chế xét cấp học bổng; Quy chế xét công nhận kết quả rèn luyện HSSV…
    - Báo cáo/văn bản đánh giá về kết quả hoạt động hỗ trợ của trường
    - Xây dựng các kế hoạch/ triên khai các hoạt động phục vụ cộng đồng: Ủng hộ; tình nguyện; đền ơn đáp nghĩa…
    - Thành lập các ban cố vấn học tập theo nghề; bố trí đường dây nóng; email… tiếp nhận yêu cầu hỗ trợ từ HSSV.
    - Tổ chức khảo sát nhà giáo, nhân viên, cán bộ quản lý và HSSV về hoạt động hỗ trợ và hoạt động cộng đồng.
 
    Về tiêu chuẩn 4.6: Khu vực thực hành bảo đảm đủ điều kiện theo quy định hiện hành về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để đào tạo; được sắp xếp theo 3 cấp độ: bảo đảm đào tạo các kỹ năng cơ bản chung, đào tạo các kỹ năng chuyên sâu và ứng dụng các kỹ năng đã học vào điều kiện làm việc thực tế.

    Nhiệm vụ, giải pháp:
    - Rà soát quy hoạch các khu xưởng/ phòng thực hành. Thiết kế các xưởng thực hành của nhà trường có được sắp xếp theo 3 cấp độ: Xưởng thực hành cấp độ 1: Dành cho đào tạo kỹ năng cơ bản chung cho một lĩnh vực nghề nghiệp rộng; Xưởng thực hành cấp độ 2: Dành cho đào tạo các kỹ năng liên quan đến nghề cụ thể; Xưởng thực hành cấp độ 3: Đào tạo các kỹ năng, nhiệm vụ tổng thể  trong điều kiện làm việc như thực tế. Có thể 1 xưởng thực hành đáp ứng 2-3 cấp độ.
    - Bố trí diện tích phòng học, xưởng thực hành; thư viện; ký túc xá; nhà đa năng; nhà ăn đảm bảo theo quy mô HSSV.
    - Lập đối sánh từng chương trình đào tạo ngành, nghề trọng điểm, về thiết bị đào tạo theo Thông tư quy định.
    - Tổ chức khảo sát hàng năm đối với nhà giáo, HSSV về điều kiện theo quy định hiện hành về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để đào tạo.
 
    Về tiêu chuẩn 4.7: Hằng năm trường có bài báo hoặc công trình khoa học được công bố trên các tạp chí khoa học được tính điểm hoặc ấn phẩm tương đương.

    Nhiệm vụ, giải pháp:
    - Ban hành quy định giao tập thể, cá nhân có các bài báo, công trình khoa học đăng trên tạp chí khoa học được tính điểm theo Quyết định của Hội đồng Giáo sư nhà nước hàng năm, đảm bảo ít nhất 1 bài báo hoặc công trình/năm.
    - Có chính sách khuyến khích, động viên, ưu đãi đối với tập thể, cá nhân có các bài báo, công trình khoa học đăng trên tạp chí khoa học.



    5. Nhóm nhiệm vụ, giải pháp về đáp ứng trình độ học sinh, sinh viên sau đào tạo.
    Về tiêu chuẩn 5.1: Trong 3 năm gần nhất, trường có học sinh, sinh viên đạt giải tại các cuộc thi cấp quốc tế, khu vực và quốc gia do ngành giáo dục nghề nghiệp phát động, tổ chức hoặc được tuyên dương xuất sắc, tiêu biểu cấp tỉnh, bộ, ngành, quốc gia hoặc có đề tài nghiên cứu ứng dụng được công nhận cấp tỉnh, bộ, ngành, quốc gia.

     
Nhiệm vụ, giải pháp:
    - Xây dựng/ rà soát Quy định nghiên cứu khoa học trong đó có nghiên cứu khoa học của HSSV.
    - Xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học; giao đề tài, bài tập cho HSSV.
    - Xây dựng quy định về thực hiện ý tưởng, dự án khởi nghiệp.
    - Thành lập/ kiện toàn câu lạc bộ khởi nghiệp trẻ.
    - Tổ chức các hội thi kỹ năng các nghề và tham gia thi ký năng  nghề các cấp.
    - Xây dựng, thực hiện chính sách đầu tư, hỗ trợ các hoạt động của HSSV về nghiên cứu khoa học; sáng tạo trẻ; dự án, ý tưởng khởi nghiệp.
 
    Về tiêu chuẩn 5.2: Ít nhất 80% các doanh nghiệp được khảo sát khẳng định năng lực của học sinh, sinh viên tốt nghiệp hệ trung cấp, cao đẳng đáp ứng yêu cầu công việc.

    Nhiệm vụ, giải pháp:
    - Giao nhiệm vụ cho bộ phận thực hiện khảo sát doanh nghiệp về mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của cựu HSSV.
    - Hàng năm tổ chức khảo sát:
    +  Mỗi nghề ít nhất 02 doanh nghiệp có HSSV vừa tốt nghiệp trong vòng 1 năm đang làm việc về năng lực của HSSV tốt nghiệp được đánh giá như sau: Giá trị trung bình của 3 năng lực (kiến thức lý thuyết nghề; kỹ năng thực hành nghề; thái độ làm việc) theo thang điểm từ 1 đến 5 (1: Hoàn toàn không đáp ứng; 2: Phần lớn không đáp ứng; 3: Đáp ứng trung bình; 4: Đáp ứng phần lớn; 5: Đáp ứng hoàn toàn.)
    + Tính giá trị trung bình của phần trả lời của từng doanh nghiệp; Sau đó tính % doanh nghiệp có phần trả lời có giá trị trung bình từ 4 trở lên so với tổng số doanh nghiệp được đánh giá.
    + Trường hợp nhà trường chỉ có Phiếu khảo sát 3 hoặc 4 mức: Lấy mức cao nhất.
 
    Về tiêu chuẩn 5.3: Học sinh, sinh viên tốt nghiệp có kiến thức, kỹ năng cơ bản sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên, bảo vệ môi trường.

    Nhiệm vụ, giải pháp:
    - Ban hành chuẩn đầu ra các chương trình đào tạo; mục tiêu chương trình đào tạo; mục tiêu các môn học/ môđun.
    - Xây dựng/rà soát chương trình đào tạo gắn nội dung xanh hóa theo nghề.
    - Xây dựng/ rà soát triển khai các chương trình ngoại khóa có các nội dung bảo vệ, tiết kiệm tài nguyên môi trường.
    - Tổ chức khảo sát HSSV, nhà giáo về các nội dung cung cấp, sử dụng kiến thức về bảo vệ, tiết kiệm tài nguyên môi trường.
 
    Về tiêu chuẩn 5.4: Hằng năm, có ít nhất 01 ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên được hỗ trợ đầu tư từ nguồn kinh phí phù hợp hoặc kết nối với các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư mạo hiểm.

    Nhiệm vụ, giải pháp:
    - Tổ chức các hội thi/ cuộc thi về dự án, ý tưởng khởi nghiệp của học sinh, sinh viên
    - Hỗ trợ đầu tư từ nguồn kinh phí phù hợp cho các dự án, ý tưởng cảu HSSV
    - Liên kết/ kết nối với các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tư cho các công trình khoa học, dự án khởi nghiệp của HSSV, đảm bảo ít nhất  01 ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên được hỗ trợ đầu tư.
 
Kết luận: Triển khai thực hiện 5 nhiệm vụ giải pháp nêu trên sẽ giúp các trường Cao đẳng phát triển toàn diện sớm đáp ứng tiêu chí trường Cao đẳng chất lượng cao.
 


Nguồn tin: TS Chu Bá Chín, Phó Hiệu trưởng, Giám đốc Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tuyển dụng

Tuyển dụng

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Tổng cục GDNN

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

Bộ NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BCEC - Nơi niềm tin tỏa sáng

Nơi niềm tin tỏa sáng

Ban liên lạc cựu HSSV

Ban liên lạc cựu HSSV 2021

Đăng ký thi chứng chỉ tin học

Đăng ký thi chứng chỉ UDCNTT

Tuyển sinh đào tạo sơ cấp

Tuyển sinh đào tạo sơ cấp

50 Năm xây dựng và PT

50 năm xây dựng và phát triển
CSDL Quốc gia

CLB tiếng Anh BCEC

CLB tiếng Anh BCEC
Đăng ký tuyển sinh năm 2023
Tuyển sinh năm 2024