18:09 EDT Thứ tư, 01/05/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 177

Máy chủ tìm kiếm : 19

Khách viếng thăm : 158


Hôm nayHôm nay : 35127

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 45425

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 25024235

Biểu mẫu

Cổng thông tin HSSV

Quản lý đào tạo

Thư viện điện tử

Thư viện điện tử

Đánh giá KNN quốc gia

Đánh giá kỹ năng nghề quốc gia

Lịch thi kết thúc MH, MĐ

Lịch thi
Tuyển sinh Daikin

Phần mềm QLVB

Phần mềm QLVB

Sổ tay HSSV

Sổ tay HSSV

Cổng thông tin giảng viên

Cổng thông tin giảng viên

BCEC E-Learning

BCEC E - Learning

Hỗ trợ học sinh sinh viên

Ban cố vấn HSSV

Phần mềm điểm danh

Phần mềm điểm danh

Trang nhất » Tin Tức » Tin tức đào tạo nghề

Học nghề sớm có nhiều lợi thế

Thứ năm - 23/04/2015 23:13
Học nghề sau tốt nghiệp THCS hiện đang là vấn đề chưa được xã hội quan tâm, bởi những quan điểm cũ kỹ về bằng cấp. Ở độ tuổi này, học sinh cũng thường được xem là còn nhỏ, không ít người còn cho rằng các em chưa đủ điều kiện để học nghề. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy ở tuổi 18, học sinh đã hoàn toàn có thể đạt tới trình độ cao trong chuyên môn nghề nghiệp, có đủ bằng cấp đúng tiêu chuẩn một lao động kỹ thuật cao.

Tiềm năng tiếp thu kỹ thuật công nghệ mới
 
Ước tính, mỗi năm cả nước có khoảng trên 70% học sinh tốt nghiệp THCS vào THPT, khoảng trên 8% nữa vào học bổ túc THPT. Chỉ có 1,8-2% tốt nghiệp THCS vào học trung cấp chuyên nghiệp (TCCN). Thực trạng này đang áp lực rất lớn cho các trường Đại học, Cao đẳng, trong khi đó các trường TCCN, trường nghề tuyển sinh vô cùng khó khăn, trong khi đó những nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp lại rất cần người có kỹ năng nghề nghiệp ở bậc nghề. Con số thống kê của Bộ GD&ĐT cho thấy, nếu cộng cả số học sinh tốt nghiệp THPT chưa tiếp tục học với số bỏ học và trượt tốt nghiệp, hàng năm vào khoảng 350.000 học sinh. Nếu những học sinh này vào học nghề từ sớm thì hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao đang ngày càng gia tăng.
 
Theo dự báo của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), sự hình thành của Cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ khiến cho thị trường lao động Việt Nam trở nên sôi động với nhiều vị trí làm việc tăng thêm ở những ngành như sản xuất gạo, xây dựng, vận tải, dệt may, chế biến lương thực… Trong giai đoạn 2010 – 2025, nhu cầu đối với việc làm cần tay nghề trung bình nói chung sẽ tăng nhanh nhất, ở mức 28%, lao động có trình độ kỹ năng thấp là 23% và lao động có kỹ năng cao sẽ tăng 13%. Bên cạnh đó, các số liệu thống kê về lao động cũng chỉ ra nhóm độ tuổi lao động trẻ từ 15-24 tuổi chiếm tới 15% tổng số lực lượng lao động. Tuy nhiên, lao động ở nhóm tuổi 15 thì hầu như chưa qua đào tạo nghề, rõ ràng họ chưa có sự chuẩn bị để sẵn sang tham gia vào thị trường lao động. Trong khi đó, cũng nhóm tuổi này lại có rất tiềm năng để tiếp thu những tri thức, kỹ năng, kỹ thuật, công nghệ mới. Đây là vấn đề được đặt ra đối với nhiều học sinh tốt nghiệp THCS không đủ điều kiện học tiếp lên THPT.
 
Sự lựa chọn khả thi
 
PGS.TS Dương Đức Lân, Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐ,TB&XH) cho biết, nước ta có trên 80% học sinh tốt nghiệp THCS (hết lớp 9) học lên THPT, chỉ có khoảng 5-7% học sinh theo học các trường dạy nghề. 70 – 80% học sinh tốt nghiệp THPT lại theo học Đại học, Cao đẳng. Còn ở các nước châu Âu 60% học sinh tốt nghiệp THCS đi học nghề, số còn lại học THPT hướng tới các trường Đại học, Cao đẳng. Cách phân luồng này là sớm và phù hợp với cơ cấu nhu cầu lao động thực tế của xã hội. Ở Việt Nam, bao giờ khắc phục được tâm lý sính bằng cấp, nhất định phải có được tấm bằng đại học của nhiều người dân và việc tuyển dụng chỉ dựa vào bằng cấp của nhiều cơ quan thì sẽ thu hút được nhiều hơn nữa số người theo học trường nghề. Về mặt xã hội, theo các chuyên gia ngành lao động, Việt Nam đang thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực kỹ thuật và lao động có kỹ năng nghề. Chính vì vậy, đối với nhiều học sinh sau THCS không đủ điều kiện tiếp tục học lên THPT thì bước vào học nghề là sự lựa chọn hoàn toàn khả thi. Một số trường TCCN, trường TCN, CĐN hiện nay, song song với đào tạo nghề học sinh vẫn học các môn trong chương trình THPT nhằm đảm bảo cho học sinh  đạt trình độ THPT ngay trong học nghề đồng thời để các em có đủ điều kiện thi vào Đại học, Cao đẳng chính quy. Quá trình học nghề , giúp các em có trình độ tay nghề vững vàng ngay từ lúc 18 tuổi, đây là một lợi thế không nhỏ giúp cho quá trình tìm kiếm việc làm trở nên dễ dàng hơn cùng với nhiều cơ hội về thu nhập và thăng tiến trong nghề nghiệp. Đây cũng được xem như một giải pháp tích cực nhằm đáp ứng nhanh chóng nguồn nhân lực có tay nghề cao cho xã hội, đồng thời góp phần phân luồng học sinh sau THCS có hiệu quả.
 
Theo đánh giá của chuyên gia ngành lao động, học sinh học nghề ngay sau tốt nghiệp THCS sẽ giảm bớt chi phí và sức lực của bản thân và gia đình trong 3 năm. Việc tham gia vào thị trường lao động có tay nghề sớm 3 năm cũng là một lợi thế lớn để thăng tiến nghề nghiệp.

Nguồn tin: tcdn.gov.vn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tuyển dụng

Tuyển dụng

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Tổng cục GDNN

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

Bộ NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BCEC - Nơi niềm tin tỏa sáng

Nơi niềm tin tỏa sáng

Ban liên lạc cựu HSSV

Ban liên lạc cựu HSSV 2021

Đăng ký thi chứng chỉ tin học

Đăng ký thi chứng chỉ UDCNTT

Tuyển sinh đào tạo sơ cấp

Tuyển sinh đào tạo sơ cấp

50 Năm xây dựng và PT

50 năm xây dựng và phát triển
CSDL Quốc gia

CLB tiếng Anh BCEC

CLB tiếng Anh BCEC
Đăng ký tuyển sinh năm 2023
Tuyển sinh năm 2024

CLB sáng tạo, khởi nghiệp

Câu lạc bộ sáng tạo, khởi nghiệp BCEC

CLB bóng đá HSSV

CLB bóng đá HSSV