22:39 EDT Thứ sáu, 10/05/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 398

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 392


Hôm nayHôm nay : 70391

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 542069

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 25520879

Biểu mẫu

Cổng thông tin HSSV

Quản lý đào tạo

Thư viện điện tử

Thư viện điện tử

Đánh giá KNN quốc gia

Đánh giá kỹ năng nghề quốc gia

Lịch thi kết thúc MH, MĐ

Lịch thi
Tuyển sinh Daikin

Phần mềm QLVB

Phần mềm QLVB

Sổ tay HSSV

Sổ tay HSSV

Cổng thông tin giảng viên

Cổng thông tin giảng viên

BCEC E-Learning

BCEC E - Learning

Hỗ trợ học sinh sinh viên

Ban cố vấn HSSV

Phần mềm điểm danh

Phần mềm điểm danh

Trang nhất » Tin Tức » Tin tức đào tạo nghề

Kỹ năng nghề - Giá trị đích thực của chúng ta

Chủ nhật - 12/10/2014 21:45

“Kỹ năng nghề - giá trị đích thực của chúng ta” mà chúng tôi lấy làm tiêu đề của bài viết chính là chủ đề của Kỳ thi tay nghề các cấp. Bởi kỳ thi các cấp là nơi hội tụ lao động trẻ, học sinh, sinh viên học nghề giỏi, xuất sắc về kỹ năng nghề thi thố tài năng; Qua các kỳ thi nhằm tôn vinh lao động trẻ, học sinh, sinh viên học nghề xuất sắc; Hướng nghiệp cho các bạn trẻ học nghề, lập nghiệp. Với kỹ năng nghề xuất sắc giúp lao động trẻ có năng xuất lao động và hiệu quả sản xuất cao góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế, xã hội ở từng cấp cũng như của quốc gia; nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia trong khu vực cũng như trên quốc tế trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Vì lẽ đó và nhân dịp Việt Nam đăng cai kỳ thi tay nghề ASEAN lần thứ X tổ chức từ ngày 19/10-29/10/2014, trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu lịch sử tham gia các kỳ thi tay nghề khu vực, quốc tế của đoàn Việt Nam và điểm lại quá  trình chuẩn bị cho Kỳ thi tay nghề ASEAN lần thứ X năm 2014.

Thi tay nghề là sân chơi cho người lao động trẻ không quá 22 tuổi, nơi diễn ra các cuộc trình diễn, so tài những kỹ năng đỉnh cao, năng lực ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới giúp tăng năng xuất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia về chất lượng nguồn nhân lực; góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước; đảm bảo tính hội nhập quốc tế trong đào tạo và phù hợp với các nguyên tắc mà Việt Nam đã ký kết với các nước trong khu vực ASEAN nhằm tiến tới xây dựng cộng đồng ASEAN vào năm 2015, trong đó có việc công nhận các trình độ kỹ năng nghề làm cơ sở cho việc dịch chuyển lao động giữa các quốc gia trong khu vực cũng như với các nước trên thế giới.

Lần đầu tiên ý tưởng tổ chức thi tay nghề được xuất hiện năm 1946 trên cơ sở nhu cầu cao về lao động có kỹ năng ở Tây Ban Nha do ông Jose Antonio Elola Olaso, nguyên Tổng giám đốc Tổ chức Thanh niên Tây Ban Nha (OJE): “Cần thuyết phục thanh niên, cha mẹ của họ, các giáo viên và người sử dụng lao động tương lai là: Tương lai của họ phụ thuộc vào một hệ thống dạy nghề hiệu quả”. Ý tưởng này được ông giao cho Francisco Albert-Vidal cùng cộng sự của ông tiếp tục phát triển. Bởi vậy, Kỳ thi tay nghề quốc gia đầu tiên ra đời và được tổ chức tại Tây Ban Nha vào năm 1947 với sự tham gia của khoảng 4.000 người học nghề. Từ đó, kỳ thi tay nghề thế giới đầu tiên được tổ chức vào năm 1950 cũng tại Madrid,Tây Ban Nha. Đến nay, đã có 42 lần kỳ thi tay nghề thế giới được tổ chức và lần tiếp theo tới đây sẽ được tổ chức tại Sao Paulo, Brazil năm 2015.
Cùng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế trong khu vực và thế giới, khu vực ASEAN bắt đầu khuyến nghị tổ chức thi tay nghề ASEAN (ASC) tại cuộc họp của Cơ quan Chương trình phát triển kỹ năng nghề Châu Á, Thái Bình Dương và Tổ chức Lao động thế giới (PSSDEP/ILO) vào năm 1993 tại Chiba, Nhật Bản và chính thức được tổ chức lần thứ nhất vào năm 1995 tại Malaysia. Đến nay, Kỳ thi tay nghề ASEAN đã được tổ chức 09 lần tại các quốc gia khác nhau trong khu vực ASEAN. Việt Nam chính thức tham gia sân chơi này từ năm 2001 tại Bangkok, Thái Lan. Đây cũng là năm đầu tiên Việt Nam tổ chức thi tay nghề quốc gia.
Ở sân chơi thế giới, Việt Nam lần đầu tiên tham dự thi tay nghề tại Kỳ thi tay nghề thế giới lần thứ 39 vào năm 2007 tại Shizuoka, Nhật Bản.

Trong quá trình đổi mới và phát triển hệ thống dạy nghề, ngành dạy nghề đã sớm chủ động hội nhập với dạy nghề trong khu vực ASEAN và thế giới thông qua việc tham dự Kỳ thi tay nghề các cấp. Đến nay, Việt Nam đã tổ chức được 7 kỳ thi tay nghề quốc gia, tham dự 7 kỳ thi tay nghề ASEAN, 4 kỳ thi tay nghề thế giới. Thông qua việc tham dự các cuộc thi tay nghề ASEAN và thế giới, các chuyên gia và thí sinh Việt Nam đã cùng làm việc với các chuyên gia và thí sinh khu vực và quốc tế. Các chuyên gia được tham gia từ khâu chuẩn bị đề thi, tổ chức thi, đánh giá xếp loại kết quả thi cùng các chuyên gia quốc tế theo phương pháp hiện đại nhất. Các thí sinh được đọ sức, so tài với các thí sinh khu vực và quốc tế về kỹ thuật công nghệ mới nhất, các vật liệu mới, kỹ năng, kỹ xảo tiên tiến nhất.


Tất cả những điều đã nói ở trên đã làm cho dạy nghề nước ta được cập nhật với dạy nghề tiên tiến hiện đại trên thế giới một cách có hiệu quả. Kết quả tham dự tại các kỳ thi cho thấy đại diện đội ngũ lao động trẻ cũng như hệ thống dạy nghề của Việt Nam đã khẳng định được vị thế của mình ở cấp khu vực và trên thế giới.

Kỳ thi tay nghề ASEAN:

Sau những lần tham dự, Việt Nam đã 2 lần đoạt giải nhất (2004 và 2006), 2 lần đoạt giải nhì (2002 và 2012), 1 lần đoạt giải 3 (2010) và hai lần đoạt giải 4 (2001 và 2008);

STT Năm HCV HCB HCĐ CCKNNXS Tổng số nghề dự thi
1 2001 1 1 3 6 12
2 2002 4 3 1 7 12
3 2004 13 5 3 6 14
4 2006 6 6 5 6 14
5 2008 4 1 7 12 19
6 2010 7 4 3 10 18
7 2012 5 4 5 11 22

Kỳ thi tay nghề Thế giới:

+ Năm 2007: Lần đầu tiên đạt 1 chứng chỉ Kỹ năng nghề xuất sắc ở nghề Lắp đặt điện.

+ Năm 2009, Việt Nam tham dự Kỳ thi tay nghề lần thứ 40 tại Canada ở 09 nghề và đạt 05 CCKNSX, xếp thứ 17/51 quốc gia dự thi.

+ Kỳ thi tay nghề thế giới lần thứ 42 năm 2013 tại CHLB Đức, Đoàn Việt Nam có 7 thí sinh đạt Chứng chỉ kỹ năng nghề xuất sắc đứng thứ 24/67 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Trong quá trình chuẩn bị tổ chức thi tay nghề quốc gia nhằm chuẩn bị lực lượng nòng cốt tham dự thi tay nghề ASEAN và thế giới, sự tham gia trực tiếp hay gián tiếp của các doanh nghiệp vào quá trình huấn luyện thí sinh thực sự là cầu nối hiệu quả nhất trong việc tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa dạy nghề với thị trường lao động, một yếu tố quyết định cho sự phát triển hiệu quả của hệ thống dạy nghề. Qua đó, các ngành kinh tế sẽ đưa ra nhu cầu nhân lực, kỹ năng giúp họ tăng năng xuất, tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, phát triển bền vững, khả năng ứng dụng hiệu quả công nghệ mới của người lao động. Qua các kỳ thi tay nghề, các cơ sở dạy nghề có cơ hội tiếp cận những công nghệ mới, vật liệu mới do các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ tham gia trong quá trình xây dựng đề thi và trang bị các thiết bị, máy móc, dụng cụ để làm bài thi. Đây cũng là những khởi nguồn trong việc hình thành đội ngũ giáo viên dạy giỏi, những mô hình đào tạo, giảng dạy mới hiệu quả trong nhà trường.

Các chuyên gia, giáo viên dạy nghề trên cả nước đã phát huy sáng tạo, cập nhật công nghệ tiên tiến, hiện đaị, cũng như ứng dụng vật liệu mới huấn luyện thí sinh đạt được những kỹ năng đỉnh cao tham dự các cuộc tranh tài về kỹ năng từ cấp cơ sở, đến cấp quốc gia, khu vực ASEAN và thế giới. Điều này đã khơi dậy và thúc đẩy mạnh mẽ phong trào dạy, học nghề và phát triển kỹ năng nghề nghiệp trong giới trẻ cả nước, đóng góp đáng kể làm tăng năng xuất lao động, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia. Trong những năm qua, có nhiều nghề đào tạo mới được hình thành; mô hình đổi mới phương pháp dạy và học, nhiều bộ tiểu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia ra đời có sự đóng góp rất lớn của đội ngũ chuyên gia, thí sinh tham dự các kỳ thi tay nghề quốc gia, ASEAN và thế giới. Đến nay, việc có thí sinh đạt thành tích cao tại các kỳ thi tay nghề quốc gia, ASEAN và thế giới đã trở thành một trong các tiêu chí để được lựa chọn thành trường nghề chất lượng cao.

Việc tổ chức thi tay nghề cấp cơ sở, quốc gia và tham dự tại đấu trường khu vực và thế giới hơn chục năm qua đã có những tác động mạnh mẽ đến phong trào dạy, học và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp ở giới trẻ, đặc biệt trong hệ thống dạy nghề hiện nay. Phong trào tổ chức thi tay nghề ở cấp cơ sở ngày càng phát triển mạnh và về số lượng và chất lượng, như: số bộ ngành, địa phương tổ chức tăng hàng năm cả về quy mô tổ chức (số nghề tổ chức thi, số thí sinh tham dự thi, số địa phương tổ chức thi) và về chất lượng tổ chức thi. Từ 321 thí sinh đến của 43 đoàn dự thi ở 19 nghề tại Kỳ thi tay nghề quốc gia năm 2008, đến Kỳ thi tay nghề quốc gia nă 2014, đã có 499 thí sinh của 59 đoàn dự thi ở 21 nghề. Đặc biệt, nếu như năm 2006 chi có 37/64 địa phương cử đoàn tham gia thì năm 2014 đã có 50/64 địa phương có đoàn tham dự. Điều đó, cho thấy Kỳ thi ngày càng có sức lôi cuốn tạo ra phong trào thợ giỏi, luyện thi tay nghề trên cả nước, giúp thành tích đoàn VN tham dự thi tay nghề ASEAN và thế giới ngày càng đạt thành tích cao mang lại màu cờ sắc áo cho quốc gia.

Bên cạnh đó, công tác tổ chức thi tay nghề ở nước ta những năm gần đây đã thu hút sự tham gia của một  số doanh nghiệp có nền công nghiệp sản xuất hiện đại hàng đầu thế giới đến từ nước phát triển đã tham gia vào quá trình tổ chức và huấn luyện thí sinh Việt Nam như tập đoàn Denso (Nhật Bản), Samsung (Hàn Quốc), Festo Didactic (CHLB Đức), Yalong (Trung Quốc). Phải chăng, đây là những tín hiệu tốt trong việc gắn kết chặt chẽ giữa dạy nghề và với thị trường lao động, một yếu tố quyết định cho phát triển hiệu quả hệ thống dạy nghề trong thời gian tới.

Từ các kỳ thi tay nghề cấp quốc gia cho đến khu vực và thế giới, thí sinh Việt Nam đã thể hiện được kỹ năng nghề thành thạo, bản lĩnh và tác phong công nghiệp thông qua việc gặt hái được những tấm huy chương và chứng chỉ kỹ năng nghề xuất sắc (CCKNNXS). Kỹ năng nghề thành thạo, tác phong công nghiệp đó đã được các em phát huy và thu được những thành công bước đầu trong bước đường sự nghiệp sau khi rời ghế nhà trường. Các em Phạm Văn Linh (HCV ASEAN 2012, CCKNNXS Leipzig 2013 nghề Ốp lát tường và sàn), Nguyễn Văn Việt (HCĐ ASEAN 2012, CCKNNXS Leipzig 2013 nghề Điện tử), Mai Văn Việt (HCV ASEAN 2010, CCKNNXS London 2010 nghề xây gạch), Hoàng Văn Tùng (HCV ASEAN 2010 nghề Vẽ và thiết kế trên máy vi tính) đều làm việc ổn định trong khối cơ quan Nhà nước, tham gia công tác giảng dạy tại các trường cao đẳng và tiếp tục học cao hơn để phát triển sự nghiệp. Ngoài ra, em Nguyễn Trung Hiếu (HCV ASEAN 2010, CCKNNXS London 2010 nghề Giải pháp phần mềm CNTT) hiện đang là một lập trình viên được đánh giá cao với mức lương là 30 triệu đồng/tháng hay em Nguyễn Minh Tài (HCV ASEAN 2010, CCKNNXS London 2010 nghề Giải pháp phần mềm thiết kế đồ hoạ) với mức thu nhập hơn 13 triệu đồng/tháng cũng là những điển hình thành công bước ra từ những kỳ thi tay nghề.

Tiếp nối thành công của những kỳ thi trước, năm 2014, Kỳ thi tay nghề quốc gia lần thứ VIII diễn ra từ ngày 18 - 24/5/2014 tại 5 Hội đồng thi gồm: Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội, Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội, Cao đẳng Xây dựng công trình đô thị, Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc, Cao đẳng nghề Du lịch Huế. Đây là Kỳ thi có quy mô lớn nhất từ trước đến nay với sự tham dự của gần 500 thí sinh tới từ 59 đoàn trên cả nước dự thi ở 22 nghề. Sự tham dự của đông đảo thí sinh đến từ 50 tỉnh thành, 08 Bộ ngành, Tổng công ty và Hiệp hội Dạy nghề là cơ sở cốt lõi để lựa chọn được đội ngũ thí sinh xuất sắc đại diện cho Việt Nam tham dự Kỳ thi tay nghề ASEAN lần thứ X năm 2014 do Việt Nam đăng cai. Là một Kỳ thi nhằm góp phần thực hiện thành công chủ trương hội nhập của Đảng và Nhà nước; tăng cường tình đoàn kết, hợp tác, hữu nghị giữa các quốc gia thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á; thúc đẩy phong trào dạy và học nghề, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp của giới trẻ cả nước ở các cơ sở dạy nghề và tại các doanh nghiệp. Qua kỳ thi, chúng ta còn có cơ hội giới thiệu với bạn bè quốc tế về hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Hy vọng đoàn Việt Nam sẽ phát huy được những thành tựu đã đạt được trong các kỳ thi trước đây để giành vị trí cao nhất tại kỳ thi này.

Nguồn tin: tcdn.gov.vn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tuyển dụng

Tuyển dụng

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Tổng cục GDNN

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

Bộ NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BCEC - Nơi niềm tin tỏa sáng

Nơi niềm tin tỏa sáng

Ban liên lạc cựu HSSV

Ban liên lạc cựu HSSV 2021

Đăng ký thi chứng chỉ tin học

Đăng ký thi chứng chỉ UDCNTT

Tuyển sinh đào tạo sơ cấp

Tuyển sinh đào tạo sơ cấp

50 Năm xây dựng và PT

50 năm xây dựng và phát triển
CSDL Quốc gia

CLB tiếng Anh BCEC

CLB tiếng Anh BCEC
Đăng ký tuyển sinh năm 2023
Tuyển sinh năm 2024

CLB sáng tạo, khởi nghiệp

Câu lạc bộ sáng tạo, khởi nghiệp BCEC

CLB bóng đá HSSV

CLB bóng đá HSSV