05:01 EDT Thứ sáu, 26/04/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 154

Máy chủ tìm kiếm : 8

Khách viếng thăm : 146


Hôm nayHôm nay : 34965

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1584531

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 24803054

Biểu mẫu

Cổng thông tin HSSV

Quản lý đào tạo

Thư viện điện tử

Thư viện điện tử

Đánh giá KNN quốc gia

Đánh giá kỹ năng nghề quốc gia

Lịch thi kết thúc MH, MĐ

Lịch thi
Tuyển sinh Daikin

Phần mềm QLVB

Phần mềm QLVB

Sổ tay HSSV

Sổ tay HSSV

Cổng thông tin giảng viên

Cổng thông tin giảng viên

BCEC E-Learning

BCEC E - Learning

Hỗ trợ học sinh sinh viên

Ban cố vấn HSSV

Phần mềm điểm danh

Phần mềm điểm danh

Trang nhất » Tin Tức » Tin tức nội bộ

Làm thế nào để áp dụng ISO vào quản lý chất lượng đào tạo nghề

Thứ tư - 15/10/2014 22:38
          Nghiên cứu lý luận về quản lý chất lượng đào tạo và khảo sát thực trạng quản lý chất lượng đào tạo nghề, từ đó đề xuất áp dụng biện quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế. Vận dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001:2008 vào quản lý chất lượng đào tạo nghề tại trường CĐN nghề Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh. Áp dụng quy trình quản lý đáng giá chất lượng đào tạo nghề theo tiêu chuẩn ISO 9001 thì sẽ:
- Cung cấp một nền tảng tốt cho sự hiểu biết về chất lượng của cơ sở đào tạo. Các bộ phận trong cơ sở đào tạo sẽ có tiếng nói chung về chất lượng và phương thức vận hành của đơn vị để đạt chuẩn chất lượng.
- Chiếm lĩnh được thị trường đào tạo và niềm tin của người học.
- Nâng cao chất lượng đào tạo nghề của Nhà trường đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho đất nước trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.
Nghiên cứu tập trung: Hệ thống hoá lý luận quản lý chất lượng đào tạo nghề theo tiêu chuẩn ISO9001. Phân tích thực trạng quản lý chất lượng đào tạo nghề của Trường CĐN Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh hiện nay. Đề xuất áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 vào quản lý chất lượng đào tạo nghề tại trường CĐN  Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh.
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001.
          Trong nước có nhiều tác giả, các nhà quản lý giáo dục nghiên cứu, vận dụng một số mô hình quản lý chất lượng giáo dục đào tạo như:
          “Quản lý chất lượng đào tạo “ của tác giả Nguyễn Đình Chính . Nội dung đề cập đến bộ tiêu chí đánh giá và hướng dẫn đánh giá chất lượng. Tác giả đưa ra các quy chuẩn về cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục để nâng cao chất lượng.
          “Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục: của tác giả Trần Kiểm. Nội dung bao gồm nhiều mô hình quản lý , tác giả đề cập sâu đến nội dung quản lý tiếp dựa vào nhà trường (School Basic Manager) và quản lý chất lượng tổng thể (Total Quality Manager - TQM). Đây là những mô hình quản lý theo cơ chế tự chủ của các cơ sở đào tạo: Tự chủ nhân sự; tự chủ tài chính và tự chủ về chương trình.
          “ Quản lý chất lượng đào tạo nguồn nhân lực theo ISO và TQM” của tác giả Trần Khánh Đức, nội dung nghiên cứu vận dụng ISO của quản lý chất lượng hàng hoá sang quản lý chất lượng giáo dục đào tạo.
          -“ Đánh giá chất lượng đào tạo tại trường Quản lý kinh tế công nghiệp Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục của tác giả Ngô Thị San, đề cập việc vận dụng TQM vào cụ thể của Nhà trường và đã đề ra 7 nhóm biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của các trường Trung học chuyên nghiệp.
Quản lý:
          Quản lý là những hoạt động có phối hợp nhằm định hướng và kiểm soát quá trình tiến tới mục tiêu. Bao gồm:
          + Quản lý là hoạt động phối hợp nhiều người, nhiều yếu tố;
          + Định hướng các hoạt động đó theo một mục tiêu nhất định;
          + Kiểm soát được tiến trình của hoạt động trong quá trình tiến tới mục tiêu.
Chất lượng:
Chất lượng  là mức độ đạt được của sản phẩm so với mục tiêu đề ra, hoặc chất lượng là sự phù hợp của sản phẩm với nhu cầu của người dùng.
Như vậy, có thể được hiểu là mức độ đạt được mục tiêu, trên cơ sở yêu cầu của khách hàng. Chất lượng là cái mang tính tương đối, vì yêu cầu của khách hàng luôn thay đổi đa dạng, phong phú. Mặt khác với sự phát triển nhanh của khoa học công nghệ thì việc nghiên cứu, chế tạo, sản xuất các sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng là không khó.
Chất lượng đào tạo
          Chất lượng đào tạo được đánh giá qua mức độ đạt được mục tiêu đào tạo đã đề ra đối với chương trình đào tạo. Chất lượng đào tạo là kết quả của quá trình đào tạo được phản ánh ở các đặc trưng về phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực hành nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu, chương trình đào tạo theo các ngành nghề cụ thể
Quản lý chất lượng đào tạo
          Chất lượng đào tạo là kết quả của do sự tác động của hàng loạt các nhân tố có liên quan chặt chẽ với nhau của quá trình đào tạo. gồm 4 nội dung sau:
          + Mục tiêu quản lý chất lượng là đạt cái gì?
          + Phạm vi, đối tượng quản lý chất lượng?
          + Chức năng, nhiệm vụ quản lý chất lượng?
          + Công cụ, phương pháp, phương tiện quản lý chất lượng là gì?
Một số quan điểm về quản lý chất lượng
- Theo quan điểm của nhà khoa học Mỹ A.V.Feigenbaum; Quản lý chất lượng sản phẩm đó là một hoạt động thống nhất, có hiệu quả của các bộ phận khác nhau trong một tổ chức...
- Theo Kishikawa một chuyên gia chất lượng nổi tiếng của Nhật Bản: Quản lý chất lượng sản phẩm có nghĩa là nghiên cứu, thiết kế, triển khai sản xuất và bảo dưỡng một số sản phẩm có chất lượng, sản phẩm phải kinh tế nhất, có ích nhất và bao giờ cĩng thoả mãn yêu cầu của khách hàng.
          - Theo A.G Robertson nhà quản lý người Anh: Quản lý chất lượng sản phẩm là ứng dụng các biện pháp, thủ tục, kiến thức kinh tế, kỹ thuật đảm bảo cho sản phẩm đang hoặc sẽ được sản xuất phù hợp với thiết kế, các yêu cầu trong hợp đồng kinh tế bằng con đường hiệu quả nhất, kinh tế nhất.
- Theo tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản (Jis – 84): Quản lý chất luợng là hệ thống các biện pháp tạo điều kiện sản xuất, tiết kiệm những hàng hoá có chất lượng thảo mãn yêu cầu người tiêu dùng.
 - Theo quan điểm của Philip B.Crosby: Quản lý chất lượng là một phương tiện có tính chất hệ thống đảm bảo việc tôn trọng tổng thể tất cả thành phần của một kế hoạch hành động. .
Hệ thống quản lý chất lượng  và  hệ thống quản lý chất lượng đào tạo
Hệ thống quản lý chất lượng là tập hợp các yếu tố có liên quan và tương tác để lập chính sách, mục tiêu chất lượng và đạt được các mục tiêu đó.
Hệ thống quản lý chất lượng được xem như một phương tiện cần thiết để thực hiện chức năng quản lý chất luợng. Hệ thống chất lượng là cơ cấu tổ chức trách nhiệm, thủ tục, quá trình và nguồn lực cần thiết để quản lý chất lượng. Trong đào tạo, hệ thống chất lượng là cơ cấu tổ chức, quản lý chất lượng đào tạo ở phạm vi toàn ngành hoặc từng cơ sở đào tạo.
Kiểm định chất lượng đào tạo
          Chất lượng đào tạo có thể được đánh giá trực tiếp qua sản phẩm đào tạo, qua chất lượng học sinh tốt nghiệp, tuy nhiên cũng có thể đánh giá gián tiếp qua các điều kiện đảm bảo chất lượng.
          Công tác kiểm định nhằm hai mục đích cơ bản:
- Đánh giá, xác nhận hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo của một trường hoặc một chương trình đào tạo theo bộ tiêu chuẩn do cơ quan kiểm định đề ra và được nhà trường thừa nhận cam kết thực hiện.
- Trợ giúp nhà truờng cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo của mình để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu xã hội, đảm bảo lợi ích chung của xã hội, người sử dụng lao động và người học.
Đánh giá chất lượng đào tạo
Chất lượng đào tạo là một khái niệm động, đa chiều và gắn với các yếu tố chủ quan thông qua quan hệ giữa con người và con người. Trong đào tạo, người ta thường dùng một bộ thước đo bao gồm các chỉ tiêu và các chỉ số tương ứng với các lĩnh vực trong quá trình đào tạo, nghiên cứu khoa học và dịch vụ cộng đồng của các trường.
Mô hình kiểm tra chất lượng – sự phù hợp (Quality control Conformance – QC )
          Kiểm tra chất lượng, kiểm tra sự phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, tiêu chí ban đầu đặt ra đã hình thành từ lâu trong các cơ sở sản xuất và hiện nay vẫn được áp dụng. Kiểm tra chất lượng – sự phù hợp chính là kiểm tra chất lượng sản phẩm ( KCS ) dựa trên các tiêu chí, tiêu chuẩn đã được tính toán, xây dựng từ khâu thiết kế, hoặc theo quy ước hợp đồng.
Mô hình kiểm soát chất lượng toàn diện(Total Quality Control – TQC)
          Mô hình kiểm soát chất lượng toàn diện ( TQC) là mô hình kiểm tra hoạt động của các bộ phận trong tổ chức từ: Hành chính- Tổ chức – Nhân sự ... đến các quá trình sản xuất:Thiết kế – Cung ứng – Tiêu dùng ... TQC đã có thay đổi cách tiếp cận quản lý chất lượng. Đây là việc kiểm tra, kiểm soát một hệ thống nhằm đạt được mức chất lượng dự định.
          TQC đã có mặt tích cực hơn QC đó là khâu kiểm tra, đáng giá nằm trong quy trình sản xuất dịch vụ, hiện nay nhiều cơ sở giáo dục đào tạo áp dụng:
Mô hình quản lý chất lượng tổng thể (Total Quality Management – TQM)
Quản lý chất lượng tổng thể gọi tắt theo tiếng Anh TQM (Total Quality Management) còn được gọi là “ Quản lý chất lượng đồng bộ” hay “ Quản lý chất lượng toàn diện”. TQM thực chất là một quy trình quản lý, quy trình này chú trọng đến những yêu cầu đòi hỏi của khách hàng- ngăn ngừa rủi ro, xây dựng những cam kết về đảm bảo chất lượng trong nội bộ lực lượng lao động và thúc đẩy thể chế cho phép mọi người cùng tham gia quyết định.
- Phương châm của TQM là “làm tốt ngay từ đầu” ngăn ngừa rủi ro, tránh sai sót ngay từ khâu đầu tiên của quá trình làm ra sản phẩm hoặc dịch vụ.
TQM vận dụng trong quản lý giáo dục đó là:
Hướng vào khách hàng: Khách hàng trong là học sinh, sinh viên, cán bộ, giáo viên. Khách hàng ngoài là nhu cầu và yêu cầu sử dụng nguồn nhân lực, cha mẹ học sinh, xã hội, cộng đồng.
          Coi trọng phòng ngừa hơn khác phục bằng các hoạt động kiểm tra, kiểm soát, điều chỉnh. Liên tục cải tiến làm hài lòng khách hàng.
Mô hình quản lý chất lượng ISO 9001
Tiêu chuẩn ISO  (International Standards Oganization)
ISO được ghép từ các chữ cái đầu của tiếng Anh (International Standards Oganization) – Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá.
ISO được thành lập năm 1976, hoạt động trên phạm vi quốc tế về nhiều lĩnh vực: Văn hoá, kinh tế, khoa học kỹ thuật, y tế, giáo dục .... góp phần thúc đẩy và đảm bảo cho việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các nước thành viên. Trụ sở chính của ISO đặt tại Geneve ( Thuỵ sỹ ), ngôn ngữ sử dụng chính của tổ chức là tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha.
Bộ tiêu chuẩn ISO9001:2008 bao gồm 4 tiêu chuẩn:
-Tiêu chuẩn ISO9001 : “Hệ thống quản lý chất lượng các yêu cầu”
-Tiêu chuẩn ISO9000 : “Cơ sở từ vựng”
-Tiêu chuẩn ISO9004: “Hướng dẫn cải tiến hiệu quả”
- Tiêu chuẩn ISO19011: “Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý”
Tiêu chuẩn ISO là phương châm “ Ghi rõ quy trình sản xuất (cung cấp dịch vụ ) và thực hiện đúng điều đã cam kết”
Mối tương quan  ISO 9001 với TQM
Mô hình quản lý chất lượng theo ISO9001 và mô hình quản lý chất lượng TQM có nhiều điểm tương đồng. Về phương châm:
- ISO coi sự cam kết là chìa khoá: Thiết kế các hoạt động khắc phục, phòng ngừa, cải tiến - Viết những gì cần làm (soạn thảo tài liệu)- Làm những gì đã viết - Viết những gì đã làm ( hồ sơ, phân tích)
Bộ ISO9001 quản lý chất lượng trong nhà trường
Thực hiện ISO 9001 trong quản lý chất lượng đào tạo trên cơ sở “ Ghi rõ quy trình đào tạo ở từng khâu của quá trình tổ chức và thực hiện đúng điều đã cam kết”  thì việc xây dựng các tài liệu quản lý là nội dung chính để áp dụngthực hiện. Các tài liệu về thủ tục quy trình phải được thống nhất trong toàn thể nhà trường từ lãnh đạo đến cán bộ quản lý và các nhân viên, khi đó những tài liệu sẽ trở thành bản hướng dẫn cho một quy trình quản lý chất lượng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề
Chất lượng là yếu tố quyết định tính hiệu quả và nét đặc sắc riêng của một tổ chức. Trong đào tạo nghề thì vấn đề chất lượng lại càng có vị trí đặc biệt quan trọng vì chất lượng đào tạo với đặc trưng sản phẩm là người lao động, chính là chất lượng nguồn lực con người.
Các yếu tố bên trong
Yếu tố bên trong quyết định đến chất lượng đào tạo: Con người; Công nghệ; Đầu vào; Quản lý; Nguồn vốn
Các yếu tố bên ngoài
          Yếu tố bên ngoài kết hợp tạo nên sẩn phẩm: Quản lý nhà nước;  Thị trường; Cạnh tranh; Hợp tác;  Thông tin.
Các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo nghề
Hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo nghề
Đối với đánh giá chất lượng đào tạo nghề, hiện nay Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ban hành:
- Quyết định số 14/2007/BLĐTBXH ngày 24/5/2007 về việc ban hành Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp  trong dạy nghề hệ chính quy.
- Quyết định số 01/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 17/01/2008 về việc ban hành quy định hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định trường trung cấp nghề.
- Quyết định số 02/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 17/01/2008 về việc ban hành quy định hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định trường cao đẳng nghề.
- Quyết định số 08/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 25/03/2008 về việc ban hành quy định về quy trình kiểm định chất lượng dạt nghề.
Tiêu chí chí đánh giá chất lượng đào tạo nghề
          Tiêu chí được quy đánh giá chất lượng đào tạo nghề đối với nhà trường được định lượng và định tính bằng điểm số
Tóm lại: Chất lượng đào tạo là yếu tố quyết định uy tín và sự tồn tại, phát triển của Nhà trường. Để đánh giá chất lượng đào tạo phải xây dựng hệ thống tiêu chí, quy trình thủ tục theo nguyên tắc khoa học, Việc vận dụng cơ sở pháp lý và cơ sở khao học của chất lượng cùng với bộ tiêu chí chuẩn mang tính quốc tế như ISO9000 sẽ đem lại hiệu quả tốt cho công tác quản lý chất lượng đào tạo nghề.

(Còn tiếp)

Tác giả bài viết: Chu Bá Chín

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tuyển dụng

Tuyển dụng

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Tổng cục GDNN

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

Bộ NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BCEC - Nơi niềm tin tỏa sáng

Nơi niềm tin tỏa sáng

Ban liên lạc cựu HSSV

Ban liên lạc cựu HSSV 2021

Đăng ký thi chứng chỉ tin học

Đăng ký thi chứng chỉ UDCNTT

Tuyển sinh đào tạo sơ cấp

Tuyển sinh đào tạo sơ cấp

50 Năm xây dựng và PT

50 năm xây dựng và phát triển
CSDL Quốc gia

CLB tiếng Anh BCEC

CLB tiếng Anh BCEC
Đăng ký tuyển sinh năm 2023
Tuyển sinh năm 2024

CLB sáng tạo, khởi nghiệp

Câu lạc bộ sáng tạo, khởi nghiệp BCEC

CLB bóng đá HSSV

CLB bóng đá HSSV